Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bao thanh toán

Một phần của tài liệu CHO VAY TIÊU DÙNG VÀ BAO THANH TOÁN (Trang 28 - 34)

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu tài chính của các tổ chức, cá nhân trong nước là rất lớn, tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu đó, nhà nước cần tạo hành lang pháp lý rõ ràng để tạo thuận lợi cho các công cụ tài chính phát triển đúng hướng, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tài trợ nguồn vốn dồi dào góp phần phát triển kinh tế. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định về bao thanh toán như sau :

* Thứ nhất, NHNN cần nghiên cứu, xây dựng biên chế hạch toán kế toán chuẩn mực dành cho hoạt động bao thanh toán:

Trong thời gian vừa qua, do thiếu văn bản hướng dẫn của NHNN về chế độ hoạch toán kế toán nên các đơn vị bao thanh toán tại Việt Nam buộc phải xây dựng chế độ hạch toán theo quy định hướng dẫn dành cho các sản phẩm dịch vụ khác và thực tế hoạt động kinh nghiệm của hệ thống. Chính điều đó sẽ dẫn đến tình trạng chế độ hoạch toán kế toán tại đơn vị bao thanh toán không thống nhất, các cơ quan hữu quan rất khó quản lý Theo dõi hoạt động bao thanh toán và sự phát triển của sản

phẩm này. Do vậy, ban hành quy chế hoạch toán kế toán chung nhất dành cho hoạt động bao thanh toán là rất cần thiết và quan trọng Quy chế hoạch toán kế toán được ban hành phải đạt đầy đủ những điều kiện cơ bản, ví dụ như:

- Đảm bảo tính chặt chẽ, nhất quán khi áp dụng vào thực tế. Ngân hàng nhà nước cần phải nghiên cứu, giả định các t.nh huống có thể xảy ra trong thực tế để sửa bổ sung khi cần thiết.

- Đảm bảo tính rõ ràng, mạch lạc khi phản ánh hoạt động bao thanh toán trên sổ sách kế toán.

- Có tính pháp lý cao khi áp dụng.

- Đối với những quy định hoạch toán kế toán áp dụng cho bao thanh toán xuất nhập khẩu, phải đảm bảo sự phù hợp với thông lệ quốc tế và những hiệp ước, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam tham gia.

* Thứ hai, Ban hành các quy định rõ ràng về gia hạn, chuyển nợ quá hạn trong hoạt động bao thanh toán của các TCTD.

Việc hướng dẫn cụ thể việc gia hạn, chuyển nợ quá hạn trong hoạt động bao thanh toán không những giúp các đơn vị bao thanh toán tại Việt Nam có thể đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động mà còn giúp cho nhà nước có thể quản lý tốt hoạt động bao thanh toán ở cấp độ vĩ mô, hạn chế những tác động tiêu cực cho nền kinh tế. Những quy định về gia hạn, chuyển nợ quá hạn có thể bao gồm các nội dung sau:

- Những trường hợp nào được gia hạn các khoản phải thu.

- Thời gian cụ thể buộc phải chuyển khoản bao thanh toán sang quá hạn. - Mức trích dự phòng rủi ro khi gia hạn, chuyển nợ quá hạn.

- Những biện pháp chế tài về mặt hành chính, hình sự … khi các đơn vị bao thanh toán không thực hiện đúng quy định quy định của nhà nước về trích dự phòng rủi ro.

NHNN VN coi BTT là hình thức cấp tín dụng nên các quy định về gia hạn, chuyển nợ quá hạn hay phân loại nợ cũng tuân theo các quy định tương tự như cho vay

* Thứ ba, Bổ sung nguyên tắc chung để xác định giá của các khoản phải thu, cách thức chứng nhận quyền sở hữu đối với khoản phải thu cho bên bao thanh toán trong hoạt động bao thanh toán để bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng khi xảy ra tranh chấp của các bên tham gia bao thanh toán.

* Thứ tư , mở rộng đối tượng bao thanh toán và phạm vi điều chỉnh của các khoản phải thu để đưa quy chế bao thanh toán của nước ta tiến gần với các công ước quốc tế, thông lệ quốc tế về bao thanh toán, đáp ứng nhu cầu mới khi Việt Nam hội nhập mạnh vào nền kinh tế quốc tế.

* Nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động bao thanh toán nhằm giải quyết các hạn chế còn tồn tại sau:

* Thứ nhất, định nghĩa chính xác nghiệp vụ bao thanh toán theo thông lệ quốc

tế. Cần có sự phân biệt rạch ròi giữa các thuật ngữ “cấp tín dụng” và “mua bán nợ”. Nên tách bạch hoạt động bao thanh toán với cho vay và hai nghiệp vụ này không nên được quản lý và kiểm soát như nhau.

* Thứ hai, cần mở rộng đối tượng cung ứng dịch vụ bao thanh toán, không nên

chỉ dừng lại trong phạm vi các tổ chức tín dụng hay NHTM, cần tiến tới việc thành lập các công ty bao thanh toán độc lập.

* Thứ ba, cần mở rộng phạm vi cung ứng dịch vụ bao thanh toán, không nên chỉ

bó hẹp trong hoạt động thương mại hàng hóa dịch vụ.

* Thứ tư, nên bỏ quy định bên mua hàng phải gửi văn bản xác nhận và cam kết

thanh toán cho đơn vị bao thanh toán. Qui định này làm hạn chế phạm vi hoạt động của đơn vị bao thanh toán cũng như quyền lợi sử dụng dịch vụ bao thanh toán của người bán. Mặt khác, xét về nguyên tắc, việc chuyển giao quyền đòi nợ từ bên bán cho đơn vị bao thanh toán không cần phải có sự đồng ý của bên mua vì dù bên mua thanh toán tiền cho ai đi nữa, thì bên mua cũng không thể phủ nhận nghĩa vụ thanh toán của mình trong hợp đồng thương mại.

* Thứ năm, hiện nay, không có quy định nào xác lập mối quan hệ của việc

đưa ra quy định xác định điều kiện để việc chuyển giao quyền đòi nợ của các bên có hiệu lực.

* Thứ sáu, nhằm hạn chế rủi ro cho tổ chức bao thanh toán, nên có quy định về

quyền của chủ nợ đối với khoản phải thu. Đối với bao thanh toán có truy đòi, cần có quy định về quyền của đơn vị bao thanh toán đối với tài sản của người bán. Trong trường hợp người mua không thanh toán hoặc người bán vi phạm hợp đồng, đơn vị bao thanh toán có quyền truy đòi lại số tiền đã ứng trước cho người bán. Nếu người bán mất khả năng hoàn trả, đơn vị bao thanh toán sẽ có quyền đối với tài sản của người bán tương ứng với số tiền chưa hoàn trả. Đối với bao thanh toán không truy đòi, đơn vị bao thanh toán cũng có quyền đối với tài sản của người mua tương ứng với số tiền chưa hoàn trả trong trường hợp người mua mất khả năng thanh toán.

* Thứ bảy, nên có quy định về các điều kiện giới hạn đối với người mua, hạn

mức bao thanh toán tối đa của từng người mua so với vốn tự có của đơn vị bao thanh toán. Hiện nay, việc quy định về tổng số dư bao thanh toán cho một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của đơn vị bao thanh toán là không hợp lý bởi vì rủi ro của đơn vị bao thanh toán không phải chỉ nằm ở chỗ người bán mà còn ở khả năng thanh toán của người mua. → Quy định 15% là để phân tán rủi ro của hoạt động tín dụng, ko liên quan trực tiếp đến khả năng thanh toán của người vay

Xây dựng sản phẩm phù hợp với thị trường

* Hiện nay, sản phẩm bao thanh toán còn khá đơn điệu và kém hấp dẫn với hình thức duy nhất là có truy đòi. Vì thế, cần nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản phẩm mới để đa dạng hóa dãy sản phẩm bao thanh toán.

* Bên cạnh việc mua lại các khoản phải thu dưới hình thức có truy đòi, ngân hàng có thể thực hiện bao thanh toán miễn truy đòi kết hợp với việc cung cấp thêm chức năng bảo hiểm rủi ro đối với bên mua có uy tín cao trên thị trường, là các công ty lớn có tình hình tài chính minh bạch. Ngân hàng tin tưởng rằng công ty này sẽ không thể đánh đổi những uy tín cũng như thương hiệu đã được xây dựng nhiều năm để không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Đối với hoạt động thương mại

rủi ro cho người mua là gói sản phẩm sẽ được nhiều nhà xuất khẩu lựa chọn. Bởi vì do thiếu thông tin, không nắm rõ về đối tác, để đảm bảo được thanh toán, nhà xuất khẩu trong nước sẽ sẵn sàng chấp nhận trả cho ngân hàng mức phí cao hơn. Điều này vừa làm phong phú thêm hoạt động bao thanh toán của ngân hàng vừa có thể tăng thêm thu nhập cho ngân hàng. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được điều này, đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn từ phía ngân hàng trong việc đẩy mạnh quan hệ với các đơn vị bao thanh toán nhập khẩu, cũng như nắm bắt được thông tin về thị trường xuất khẩu của khách hàng.

* Ngân hàng cũng nên giảm yêu cầu về tài sản đảm bảo. Hiện nay, các tổ chức tín dụng của Việt Nam chủ yếu là cho vay có tài sản đảm bảo và thực hiện bao thanh toán cũng yêu cầu tài sản đảm bảo. Như vậy, bao thanh toán chẳng khác gì so với cho vay thông thường. Dù tài sản đảm bảo là giải pháp để đảm bảo an toàn, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, nhưng tài sản đảm bảo không là giải pháp tốt để thu hút khách hàng. Ngân hàng cần làm khác biệt hóa bao thanh toán với sản phẩm cho vay thông thường, có như thế mới thu hút được khách hàng. Tùy theo chính sách, khả năng của mỗi ngân hàng mà xác định rủi ro có thể chấp nhận được, từ đó đưa ra yêu cầu về tài sản đảm bảo ít nhất cho khách hàng.

* Mặt khác, ngân hàng nên nghiên cứu để đưa ra chính sách phí linh hoạt, phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong giai đoạn đầu khi giới thiệu sản phẩm, ngân hàng có thể chấp nhận mức lợi nhuận thấp hơn để tìm kiếm khách hàng.

* Hoàn thiện quy trình bao thanh toán

* Việc xây dựng và đưa các sản phẩm vào thị trường không thể thiếu các quy trình hướng dẫn. Quy trình, quy chế chính là cái khung, bộ xương của sản phẩm. Đối với bao thanh toán cũng vậy, khi quy trình, quy chế chặt chẽ, hợp lý thì nghiệp vụ bao thanh toán mới có thể được triển khai nhanh chóng, hiệu quả.

* Trong việc xây dựng quy trình cần chú ý đến vấn đề bảo hiểm khoản phải thu. Khi tiến hành bao thanh toán, khoản phải thu chính là nguồn đảm bảo và thu nợ. Chính vì thế, đối với những mặt hàng có quy định mua bảo hiểm, nhất thiết phải yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm.

* Bao thanh toán là sản phẩm có những đặc điểm khác so với sản phẩm cho vay thông thường. Vì thế, ngân hàng cần xem xét để thiết lập hệ thống tính điểm dành riêng cho đối tượng khách hàng bao thanh toán khi nghiệp vụ này được biết đến rộng rãi.

* Ngoài ra, khi đến hạn thanh toán, người mua sẽ là người thanh toán cho ngân hàng chứ không phải người bán. Do vậy, ngân hàng phải quan tâm nhiều hơn đến việc thẩm định khoản phải thu và người mua vì khả năng xảy ra rủi ro chủ yếu từ người mua chứ không phải từ người bán.

* Thành lập phòng/ bộ phận bao thanh toán

* Ở các nước phát triển, các ngân hàng hay tổ chức tài chính thường thành lập hẳn một công ty con chuyên thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam hiện nay chưa cho phép thành lập công ty con như thế. Vì thế, để hoạt động bao thanh toán phát triển tốt, giải pháp thành lập phòng/ bộ phận bao thanh toán là khả thi nhất.

* Tại hội sở các ngân hàng, nhất thiết nên thành lập phòng bao thanh toán độc lập với các nghiệp vụ khác. Tại các chi nhánh lớn có nhiều khách hàng tiềm năng, ngân hàng sẽ thành lập bộ phận phụ trách dịch vụ bao thanh toán. Bộ phận này không chịu chung sự kiểm soát với bộ phận cho vay và có những tiêu chuẩn thẩm định riêng của mình.

* Tại Việt Nam, nghiệp vụ bao thanh toán còn khá mới mẻ nhưng với một thị trường tiềm năng và nhiều hứa hẹn, chắc chắn sản phẩm bao thanh toán từng bước được cải thiện và trở thành một công cụ tài chính không thể thiếu trong việc kinh doanh của các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp.

MỤC LỤC

A/ Cho vay tiêu dùng ...1

I. Phân loại cho vay tiêu dùng ...1

II. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng...4

IV. Thẩm định cho vay tiêu dùng...5

2.Thực trạng cho vay tiêu dùng của các NHTM...11

3. Đánh giá thời cơ và thách thức ...11

B. Bao thanh toán...15

1. Khái niệm...15

2.lợi ích của bao thanh toán...15

3.Phân loại bao thanh toán ...17

4. Phân biệt bao thanh toán với nghiệp vụ cho vay đảm bảo các khoản phải thu và nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu...18

5.Quy trình nghiệp vụ bao thanh toán...20

6) hợp đồng bao thanh toán được lập theo các bước sau...20

III. Thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ BTT của các NHTM VN hiện nay...21

a.Thực trạng dịch vụ BTT ở nước ta ...21

IV. Thời cơ và thách thức...23

1. Những cơ hội, tiềm năng phát triển bao thanh toán tại Việt Nam ...23

2. Khó khăn và Thách thức trong hoạt động bao thanh toán...24

Một phần của tài liệu CHO VAY TIÊU DÙNG VÀ BAO THANH TOÁN (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w