- Được EU dành cho thuế ưu đãi GSP, sản phẩm nhập khẩu của Việt Nam bán tại các nước EU có mức giá cạnh tranh ( do thuế nhập khẩu thấp hơn các nước trong khu vực ). Lợi thế này các đối tác với Việt Nam đang hưởng lợi nhiều hơn chính các doanh nghiệp Việt Nam.
- Nhu cầu tiêu dùng lớn, ổn định và ngày càng gia tăng cùng với sự gia tăng giá trị của đồng EURO.
- Chất lượng sản phẩm giầy dép của Việt Nam phù hợp và đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng trong các nước EU.
- Các nước EU mở rộng tạo thêm nhiều cơ hội để các doanh nghiệp Da – Giầy Việt Nam xuất khẩu sang EU ( với chính sách đồng nhất của EU được thực thi từ tháng 5/2004 ).
- Các lợi thế khác từ mối quan hệ Việt Nam – EU , giữa các doanh nghiệp Da – Giầy Việt Nam với các nhà nhập khẩu EU ( quan hệ trực tiếp và thông qua đối tác EU ).
2.1.1.2.Khó khăn, thách thức:
- Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng trong thời gian qua. Hiện tại chiếm trên 20% kim ngạch xuất khẩu giầy dép của EU ( khi vượt qua 25%, EU sẽ có biện pháp mạnh để hạn chế ).
- Sức ép do Trung Quốc gia nhập WTO, hiện tại sản lượng giầy dép của Trung Quốc tiêu thụ tại thị trường EU rất lớn với mẫu mã đa dạng, phong phú, giá cả rất cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu nhanh ( tuy chất lượng không được đảm bảo như giầy dép sản xuất tại Việt Nam. Khi chính thức Trung Quốc được thực thi các quy định của WTO ( sau năm 2005 ), các lợi thế đã tăng lên nhiều và các sản phẩm của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn.
- Những hạn chế do phương thức gia công, các doanh nghiệp Việt Nam ít có quan hệ trực tiếp với các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng EU để nắm
bắt xu hướng tiêu dùng, nhu cầu và những biến động của thị trường theo thời gian nhằm có chiến lược kinh doanh thích hợp.
- Hạn chế về khả năng tự thiết kế, ra mẫu chào hàng, chủ động cân đối các điều kiện cho sản xuất ( từ nguồn vật tư trong nước ) và khả năng đáp ứng các yêu cầu của các nhà nhập khẩu ( về tiêu chuẩn sản phẩm, về môi trường và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ).
- Các doanh nghiệp trong ngành sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nếu EU xem xét không cho phép được tiếp tục hưởng ưu đãi thuế quan ( GSP ), đặc biệt các đối tác sẽ di dời sản xuất tới các quốc gia có lợi thế xuất khẩu hơn trong khu vực.