Thuận lợi

Một phần của tài liệu Đồng tiền chung (Trang 26 - 38)

III. Những khó khăn trong việc sử dụng đồng tiền chung

8. Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng EUR

8.1 Thuận lợi

Việc đồng tiền chung ECU ra đời đã giúp cho liên minh Châu Âu có một chính sách tài chính và tiền tệ thống nhất.

• EU đang nỗ lực hoàn thành việc xây dựng thị trường thống nhất trong khối, tạo cơ sở vạch ra những giải pháp để thu hẹp khoảng cách trong các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giữa các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu. Trong đó các công ty và dân cư đều có các hoạt động kinh doanh như nhau ở khắp mọi nơi trong phạm vi EU.

• Các quốc gia sử dụng đồng EURO trên cơ sở có sự đồng nhất về một số yếu tố. Sự tương đồng về cơ cấu kinh tế, tương đồng về mặt văn hóa, và sự gần gũi nhau về mặt địa lý. Trong những lúc ktế khó khăn, họ đều có những cách giải quyết tương đối giống nhau. Vì vậy, việc có một cơ chế chính sách tiền tệ đơn nhất sẽ tạo được sự liên kết nhằm giảm tránh các cú sốc kinh tế.

• Ổn định vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo hiệp ước Maastricht, buộccác nước EU phải thực hiện các tiêu thức gia nhập. Trong thời kỳ từ năm 1993- 1997 tỷ lệ lạm phát bình quân EU đã giảm từ 4,1% xuống còn 1,9%, lãi suất dài hạn từ 8% xuống còn 6,7%, thâm hụt ngân sách giảm từ 6,1% xuống còn 2,4% GDP. Đạt được thăng bằng hoặc thặng dư ngân sách, góp phần giảm chi phí vay nợ của nhà nước vế sau này và nguồn vốn tiết kiệm được có thể đầu tư vào các hoạt động kinh tế và tạo công ăn việc làm mới. Với việc thực hiện một chính sách tiền tệ theo hướng ổn định giá cả sẽ tạo cơ sở cho kinh tế phát triển, kiềm chế lạm phát ở mức thấp, đem lại những điều kiện thuận lợi cho việc hoạch định một chính sách tài chính vĩ mô cho liên minh, là một đảm bảo giữ chonền kinh tế ở khu vực này ổn định và phát triển hơn. Người tiêu dùng, các doanh nghiệp ở mỗi nước sẽ giảm được một khoản chi phí chuyển đổi ngoại tệ trong giao dịch quốc tế, giảm được sự chênh lệch về tỉ giá hối đoái.

Nhờ cơ chế tỷ giá ổn định giữa các nước thành viên sẽ giúp các nước tránh được sức ép của việc phá giá đột ngột các đồng tiền quốc gia cũng như việc các nhà đầu cơ tiền tệ tranh thủ sự không ổn định của đồng tiền để đầu cơ làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung.

Cuộc khủng hoảng hệ thống tiền tệ Châu Âu là một ví dụ: Để thu hút ngoại tệ trang trải cho nhứng tốn kém của Đông Đức, do đó nước Đức áp dụng chính sách tăng lãisuất rất cao để nhà đầu tư đổ tiền vào Đức. Trong khi đó Pháp muốn duy trì lãi suất thấpvừa phải. Nhưng tất cả các đồng tiền trong EMS có liên quan với nhau nên Pháp không thể đơn phương hạ lãi suất mà không làm cho đồng Phrăng Pháp(FFr) hạ giá so với đồng Mác Đức. Giới đầu cơ đã tính đến lúc đồng FFr phải phá giá và họ tập trung tấn công đồng FFr dẫn đến đồng FFr bị phá giá nghiêm trọng và cả hệ thống EMS bị lung lay.Cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Âu 1992-1993 đã làm cho các nước thành viên bị chao đảo. Khuyến khích đầu tư và thương mại: Do tôn trọng tiêu chí gia nhập về lãi suất trung và dài hạn không được vượt quá 2% mức lãi suất trung quân của 3 nước thấp nhất, làm cho lãi suất giữa các nước EU giảm, độ chênh lệch lãi suất giữa các nước thu hẹp lại, làm tăng tốc độ luân chuyển các nguồn vốn và tăng số lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế.

Việc sử dụng một đồng tiền chung sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh trao đổi ngoại thương giữa các nước EU và ít bị ảnh hưởng xấu do sự biến động tỉ giá của đồng USD:Đồng Euro sẽ trở thành phương tiện để dự trữ và giao dịch thưong mại có sức cạnh tranh với đồng USD. Hiện nay, EURO vượt lên với tư cách là đồng tiền thế giới và đứng thứ 2 chỉ sau USD, nhanh chóng vượt qua 2 đối thủ nặng ký là bảng Anh và Yên Nhật.

8.2 Khó khăn:

Việc Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đảm nhiệm chức năng điều hành chính sách tiền tệ của cả khối sẽ làm cho các nước tham gia mất đi công cụ để điều tiết nền kinh tế và rất khó khăn cho các nước này mỗi khi kinh tế gặp khủng hoảng.

Mỗi nước tham gia đều có nền kinh tế phát triển ở những mức độ khác nhau, mỗi nước đều có những khó khăn riêng. Sự cách biệt năng suất và lạm phát nhưĐức với Hy Lạp hay Tây Ban Nha là quá lớn,…nên việc áp dụng một chính sách tiền tế cũng như một mức lãi suất chung nhằm dung hòa lợi ích của các nước là một cuộc đấu tranh gay go, đòi hỏi phải có sự thỏa hiệp lớn của mỗi nước. Mặt khác, các nước tham gia phải phấn đấu đảm bảo các chỉ tiêu EMU áp đặt, điều chỉnh chính sách cho phù hợp…Điều này có thể gây ra những phản ứng mạnh mẽ trong dân chúng, nhất là trong tầng lớp dân nghèo… Hội nhập cũng có mặt trái của nó. Đối với các quốc gia nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu thì đây thực sự là thách thức.

Với một quốc gia có nguồn tài nguyên hạn hẹp, lợi thế thương mại thấp,năng lực cạnh tranh thấp thì họ không thể xây dựng rào cản để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Hàng hóa thiếu cạnh tranh, sản xuất đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, thu ngân sách giảm, chi an sinh xã hội cao.

Bên cạnh đó theo quy định của EU, các quốc gia được phép giữ lại 25%thuế xuất nhập khẩu hàng hóa vào EU để trang trải chi phí hoạt động và 75% còn lạiđược chuyển vào ngân sách chung của EU. Điều này có nghĩa, các quốc gia có vị trí thuận lợi về giao thông quốc tế: sân bay, bến cảng... sẽ nhận được một nguồn thu đặc biệt từ thuế nhập khẩu vào EU mà các quốc gia nhỏ hơn, ở vị trí bất lợi hơn không nhận được; thậm chí đó là khoản thuế đánh trên hàng hóa nhập khẩu đang tiêu thụ tại nước mình. Nguồn thu ngân sách của họ bị suy giảm.

Tại các nước kém phát triển hơn như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… để tránh làn sóng di dân khi thực hiện tự do hóa lao động, chính phủ buộc phải gia tăng các khoản chi phúc lợi, chi an sinh xã hội cho công dân của mình. Điều này góp phần làm gia tăng thâm hụt ngân sách.

Ngoài ra, việc sử dụng đồng Euro tạo điều kiện vay vốn với chi phí thấp (lãi suất giảm xuống gần bằng mức lãi suất của Đức khiến cho chi phí vay nợ rẻ hơn đáng kể. Không những thế, nguồn tín dụng còn rất phong phú, thuận lợi cho người đi vay thế chấp, vay bằng thẻ tín dụng hay vay mua xe) khiến tiêu dùng trong nước bùng nổ, sự bùng nổ không bắt nguồn từ xuất khẩu mà là do tiêu dùng trong nước

thiếu hụt lao động bỗng trở thành vấn đề cốt yếu- đặc biệt là tiền lương nhân công. Điều này làm suy giảm nhanh chóng sức cạnh tranh của các quốc gia đó so với những nước khác trong khu vực.

Ảnh hưởng của những khoản vay giá rẻ còn khiến cho lãi suất không thể tăng lên nhằm kìm hãm đà lạm phát và ngăn chặn bong bóng giá cả. Nhưng rắc rối còn chưa chấm dứt ở đó, việc vay mượn dễ dàng trở thành một cám dỗ khuyến khích các chính phủ chi tiêu phung phí, và hậu quả là họ đang phải vật lộn với nguy cơ vỡ nợ.

II. SDR

1. Vấn đề chung về SDR

SDR là đơn vị tính toán tiền tệ và cũng là đồng tiền của IMF. Sức nặng của mỗi đồng tiền trong SDR được IMF quyết định dựa trên giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của nước hoặc liên minh tiền tệ phát hành đồng tiền đó, đồng thời dựa trên số lượng ngoại tệ mà các nước thành viên IMF dự trữ bằng đồng tiền này.

Hình thái tồn tại của đồng SDR là những con số ghi trên tài khoản. IMF mở cho mỗi nước thành viên một tài khoản để ghi các khoản SDR được phân bổ và để hạch toán các khoản thu chi bằng SDR giữa ngân hàng trung ương các nước trong việc thực hiện theo cán cân thanh toán của các nước. Tuy nhiên nó chỉ là đơn vị qui ước, chỉ được sử dụng để tính toán chứ không thực sự tồn tại trong lưu thông do vậy người ta không thể tiêu nó như các loại tiền tệ dùng trong lưu thông khác. Khi giải ngân, có thể quy đổi ra một loại tiền tệ mạnh nào đó như Đô la Mỹ, Euro, hoặc Yên Nhật,… tùy tình huống.

SDR được định nghĩa như là một rổ tiền tệ thế giới và được định giá bằng số bình quân gia quyền của các đồng tiền mạnh như USD, Bảng Anh, Euro và Yên Nhật. IMF tiến hành phân bổ đồng SDR cho các nước thành viên đồng thời cũng được chính phủ các nước thành viên hỗ trợ. Giá quy đổi theo USD của SDR được niêm yết hàng ngày trên website của IMF. Giá này được xác định dựa vào số lượng giao dịch của 4 đồng tiền trên quy đổi ra USD dựa theo tỷ giá hối đoái niêm yết vào buổi trưa mỗi ngày trên thị trường tiền tệ London.

Sứ mệnh của đồng SDR

Đồng tiền này ra đời với mục đích là giảm thiểu những hạn chế trong việc sử dụng đồng USD và vàng, vốn được là những công cụ thanh toán quốc tế duy nhất. SDR ra đời đã bổ sung vào quỹ dự trữ tiền tệ thế giới, làm cho hoạt động thanh toán quốc tế được thông suốt hơn, đồng thời khiến cho thị trường hối đoái ổn định hơn.

SDR là tài sản dự trữ có tính chất quốc tế nhằm bổ sung cho tài sản dự trữ của các quốc gia thành viên. SDR có thể được sử dụng trong quan hệ tín dụng giữa các nước thành viên IMF với quỹ này cũng như trong thanh toán cán cân thương mại giữa các quốc gia.

2. Lịch sử hình thành:

Sau chiến tranh Thế giới thứ II, Anh, Mỹ và các nước đồng minh đã cùng nhau xây dựng hệ thống TGHĐ cố định : Hệ thống Bretton Woods (1944-1973), trong đó, các quốc gia thành viên phải cố định tiền tệ của họ với đồng USD theo TGHĐ chính thức, và NH trung ương Mỹ phải đảm bảo có thể chuyển đổi USD thành vàng với giá 35USD/ounce vàng. Tuy nhiên, với sự phát triển của thương mại và tài chính quốc tế, nguồn lực dự trữ chủ yếu bằng vàng và USD của các quốc gia trở nên không đủ đáp ứng

Năm 1969, SDR được Quỹ Tiền tệ Quốc tế đặt ra theo đề nghị của 10 nước trong câu lạc bộ Paris gồm: Bỉ, Canada, Pháp, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Anh, Mỹ, Đức. Khi được khai sinh, SDR là tài sản dự trữ có tính chất quốc tế nhằm bổ sung cho tài sản dự trữ của các quốc gia thành viên, góp phần giúp duy trì TGHĐ của đồng nội tệ. Tại thời điểm này hệ thống TGHĐ cố định trong khuôn khổ Hiệp ước Bretton Woods đang tồn tại nên các nước tham gia hiệp ước phải đảm bảo dự trữ vàng hoặc tiền tệ mạnh để có thể sử dụng nó mua vào nội tệ khi cần thiết nhằm duy trì TGHĐ.

Ban đầu, SDR được tính theo vàng: 1 SDR= 0,888671 g vàng = 1USD.

Năm 1974, SDR không được xác định bằng vàng nữa, mà căn cứ vào giá trị một số đồng tiền của một số nước chủ yếu, gồm 16 nước mà mỗi loại chiếm tỷ trọng từ 1% trở lên trong thương mại quốc tế: Hoa Kì, Anh, Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Italia, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Canađa, Hà Lan, Bỉ, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Na Uy, Ôxtrâylia, Áo, Nam Phi.

Đến 1980, giảm xuống còn 5 nước: Mỹ (Đô la Mỹ), Anh (Bảng Anh), Pháp (Phrăng), Đức (Mác) và Nhật Bản (Yên).

Từ năm 1999 đến nay, khi đồng tiền chung châu Âu (EUR) ra đời và có sự thay đổi về tiềm lực tài chính của các nước phát triển, IMF đã đưa EUR vào rổ tiền tệ và bỏ Franc (Pháp) và Mac (Đức) ra khỏi rổ tiền tệ. Sau khi hệ thống TGHĐ cố định bị sụp đổ và áp dụng tỷ giá thả nổi, tỷ giá của các đồng tiền thường xuyên biến động. Vì vậy, IMF công bố hàng ngày TGHĐ của từng đồng tiền quốc gia với SDR

Theo IMF: SDR là một loại tiền tệ do quỹ tiền tệ quốc tế IMF tạo ra vào năm 1969, đóng vai trò là một bộ phận trong dự trữ quốc tế của các nước thành viên. SDR được phân bổ cho các nước thành viên theo tỷ lệ góp vốn của các nước thành viên vào IMF. Giá trị của SDR được tính dựa trên rổ các loại tiền tệ mạnh: trong đó, USD chiếm 41.9%, EUR 37.4%, JPY 9.4%, GBP 11.3% giai đoạn tháng 1năm 2011 đến tháng 12 năm 2015 (Nguồn từ IMF)

Hình thái tồn tại của đồng SDR là những con số ghi trên tài khoản. IMF mở cho mỗi nước thành viên một tài khoản để ghi các khoản SDR được phân bổ và để hạch toán các khoản thu chi bằng SDR giữa ngân hàng trung ương các nước trong việc thực hiện theo cán cân thanh toán của các nước. Tuy nhiên nó chỉ là đơn vị qui ước, chỉ được sử dụng để tính toán chứ không thực sự tồn tại trong lưu thông do vậy người ta không thể tiêu nó như các loại tiền tệ dùng trong lưu thông khác. Khi giải ngân, có thể quy đổi ra một loại tiền tệ mạnh nào đó như Đô la Mỹ, Euro, hoặc Yên Nhật,... tùy tình huống.

Ngày nay SDR ít được sử dụng như một tài sản dự trữ, mà chức năng chính của nó là sử dụng như một tài khoản tại IMF của các nước thành viên và một số tổ chức quốc tế khác, sử dụng như một đơn vị tính toán. Quốc gia nắm giữ SDR có thể đổi ra các đồng tiền khác theo hai cách:

• Thông qua thoả thuận trao đổi tiền với các nước thành viên khác.

• Thông qua một thành viên được chỉ định, có điạ vị đối ngoại cao để trao đổi với một thành viên khác có vị thế yếu hơn.

Tỷ lệ đóng góp vào ngân sách của IMF liên quan đến quyền bỏ phiếu của từng thành viên đối với các quyết định tài trợ, cho vay… của IMF.

Ngày nay, giá trị của SDR được tính toán dựa vào một nhóm các đồng tiền mạnh theo tỷ lệ bình quân gia quyền theo USD.

Từ 1969 đến tháng 6/1974, SDR được định nghĩa bằng giá trị của USD và USD xác định theo giá trị so với vàng:

• Từ 1969 đến ngày 17 tháng 12 năm 1971: 35 USD = 1 oz vàng.

• Từ ngày 18 tháng 12 năm 1971 đến ngày 11 tháng 2 năm 1973: 38 USD = 1 oz vàng.

• Từ ngày 12 tháng 2 năm 1973 đến ngày 30 tháng 6 năm 1974: 42,22 USD = 1 oz vàng.

Năm 1973, chế độ tỷ giá hối đoái cố định sụp đổ nên từ tháng 7 năm 1974 đến nay, SDR được định nghĩa theo các điều kiện của một rổ tiền tệ, bao gồm các loại tiền tệ chính được sử dụng trong thương mại và tài chính quốc tế:

• Tỷ lệ mỗi loại tiền tệ tạo ra một SDR được chọn theo tầm quan trọng tương đối của nó trong thương mại và tài chính quốc tế. Việc xác định loại tiền tệ trong rổ SDR và tỷ lệ của nó do Ban lãnh đạo của IMF thực hiện sau mỗi 5 năm. Tỷ lệ của các loại tiền tệ trong giai đoạn từ 1981 tới 2015 là:

Thời gian USD DEM FRF JPY GBP 1981-1985 0,540 (42%) 0,460 (19%) 0,740 (13%) 34,0 (13%) 0,0710 (13%)

1986-1990 0,452 (42%) 0,527 (19%) 1,020 (12%) 33,4 (15%) 0,0893 (12%)

1991-1995 0,572 (40%) 0,453 (21%) 0,800 (11%) 31,8 (17%) 0,0812 (11%)

1996-1998 0,582 (39%) 0,446 (21%) 0,813 (11%) 27,2 (18%) 0,1050 (11%)

Thời gian USD EUR JPY GBP 1999-2000 0,5820 (39%) 0,2280 (21%) 0,1239 (11%) 27,2 (18%) 0,1050 (11%) = 0,3519 (32%) 2001-2005 0,5770 (45%) 0,4260 (29%) 21,0 (15%) 0,0984 (11%) 2006-2010 0,6320 (44%) 0,4100 (34%) 18,4 (11%) 0,0903 (11%) 2011-2015 0,6600 (41,9%) 0,4230 (37,4%) 12,1000 (9,4%) 0,1110 (11,3%) (Nguồn từ IMF )

• SDR được định giá bằng số bình quân gia quyền của các đồng tiền mạnh (đô la Mỹ, Bảng Anh, Euro và Yên Nhật). IMF tiến hành phân bổ đồng SDR cho các nước thành viên đồng thời cũng được chính phủ các nước thành viên hỗ trợ.

1 SDR = Ʃ (giá trị quy ra USD của 4 loại tiền tệ)= Ʃ (tỷ trọng của 1 loại tiền tệ trong rổ tiền tệ SDR x tỷ giá của loại tiền tệ đó so với USD) (công thức bình quân gia quyền)

• Giá quy đổi theo đôla của SDR được niêm yết hàng ngày trên website của

Một phần của tài liệu Đồng tiền chung (Trang 26 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w