phòng mình, giám sát các hoạt động, phương pháp làm việc cũng như việc áp dụng các chuẩn mực Kiểm toán vào công việc kiểm toán. Người soát xét Hồ sơ kiểm toán trước khi trình Ban soát xét.
* Trưởng nhóm kiểm toán: Là người trực tiếp giám sát công việc kiểm toán của các Kiểm toán viên trong nhóm kiểm toán của mình. Trưởng nhóm kiểm toán
BAN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG CHẤT LƯỢNG
TRƯỞNG NHÓM KIỂM TOÁN KIỂM TOÁN
KIỂM TOÁN VIÊN
Quan hệ chỉ đạo, giám sát Trình tự soát xét.
chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng từng giai đoạn mà các Kiểm toán viên thực hiện trong quá trình kiểm toán.
* Các Kiểm toán viên: Người thực hiện các công việc kiểm toán và cần xem xét lại trước khi đưa ra các quyết định chính xác.
Kiểm soát chất lượng của các cuộc kiểm toán không phải là giai đoạn độc lập mà được thực hiện trong các giai đoạn, các khâu của cuộc kiểm toán. CPA HANOI đã tổ chức một hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán một cách nghiêm ngặt, chất lượng kiểm toán của công ty là một công cụ vô cùng quan trọng trong quản lý kinh tế.
Kiểm soát chất lượng của CPA HANOI được thực hiện cụ thể như sau:
Kiểm soát chất lượng chung trong công ty
Nhân tố quan trọng để đảm bảo chất lượng của một cuộc kiểm toán chính là nhân tố con người. Vì vậy, CPA HANOI đặt ra các yêu cầu tuyển chọn nhân viên kiểm toán vào làm tại công ty. Công ty tuyển nhân viên vào công ty qua 3 vòng: Vòng hồ sơ, vòng test (gồm 3 môn: Kiểm toán tài chính, tiếng Anh, tin học), vòng phỏng vấn. Đây là các công việc rất quan trọng để tuyển được những người có năng lực. Công ty còn đào tạo, hướng dẫn nhân viên học hỏi những kinh nghiệm thực tế để nâng cao năng lực chuyên môn. Công ty yêu cầu và giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, tính độc lập, bảo mật, khách quan trong các cuộc kiểm toán. Chính vì thế mà nhân viên trong công ty đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và có được tác phong làm việc một cách nghiêm túc.
Kiểm soát chất lượng trong cuộc kiểm toán
CPA HANOI được thành lập gần 10 năm nên có được một chương trình kiểm toán mẫu áp dụng cho các cuộc kiểm toán rất chuyên nghiệp và được chỉnh sửa hàng năm cho phù hợp với các chuẩn mực hiện hành và phù hợp với xu thế hiện nay. Đó chính là cơ sở để các Kiểm toán viên thực hiện tốt công việc của mình.
Kiểm soát việc tìm hiểu khách hàng:
CPA HANOI thực hiện kiểm soát chất lượng việc tìm hiểu khách hàng của KTV để đánh giá rủi ro và quyết định có ký hợp đồng kiểm toán hay không. Công việc này đòi hỏi phải được đánh giá trước khi ký hợp đồng cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Kiểm soát giai đoạn lập kế hoạch:
Giai đoạn lập kế hoạch là khâu rất quan trọng của cuộc kiểm toán, là căn cứ để tiến hành thực hiện kiểm toán. Vì lập kế hoạch có tốt thì việc thực hiện kiểm toán mới có hiệu quả và chính xác. Như vậy, kiểm soát chất lượng giai đoạn này cũng rất quan trọng. Các KTV, bộ phận cấp trên thực hiện kiểm tra, đánh giá nội
dung, thời gian, phạm vi các cuộc kiểm toán...có đạt được mục tiêu đặt ra hay không.
Kiểm soát giai đoạn thực hiện kiểm toán:
Công việc bắt đầu bằng việc kiểm soát rủi ro và chất lượng kiểm toán từ khâu thực hiện Hợp đồng cung cấp dịch vụ đến việc hoàn thiện các File kiểm toán. Trưởng nhóm kiểm toán tiến hành giám sát tiến độ thực hiện công việc, các thủ tục kiểm toán, các phương pháp kiểm toán mà KTV đã áp dụng. Đồng thời Trưởng nhóm cũng giám sát việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức, nghề nghiệp và giám sát việc ghi chép các giấy tờ làm việc của KTV... việc soát xét giấy tờ làm việc của các KTV là rất quan trọng. Ngoài ra, Trưởng nhóm kiểm toán có thể hỗ trợ các KTV trong việc đánh giá chất lượng của bằng chứng kiểm toán và tham gia thảo luận với các KTV khác khi có vấn đề còn nghi vấn để đi tới quyết định chính xác.
Kiểm soát giai đoạn kết thúc kiểm toán.
Liên quan tới việc lập Báo cáo kiểm toán, Trưởng nhóm sẽ trực tiếp xem xét các tổng hợp công việc của KTV để đảm bảo độ chính xác, đầy đủ, hợp lý của kết quả kiểm toán phản ánh trong các biên bản kiểm toán. Đồng thời, Trưởng nhóm cũng xem xét lại tất cả các bằng chứng kiểm toán, các nhận xét...nhằm đảm bảo tính chính xác của các kết quả đó. Trưởng nhóm kiểm toán xem xét lại Hồ sơ kiểm toán, việc lưu File kiểm toán cò phù hợp và đúng quy định hay không rồi báo cáo với Ban soát xét.
Nếu Hồ sơ kiểm toán được Ban soát xét phê duyệt thì công ty sẽ phát hành Báo cáo kiểm toán cho khách hàng.
Có thể nói , hoạt động kiểm soát ở tất cả các cấp và tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán đã hỗ trợ rất nhiều cho công tác kiểm toán, góp phần nâng cao chất lượng của từng cuộc kiểm toán.
Hàng năm, Bộ Tài chính có lựa cọn một số File kiểm toán của một số công ty kiểm toán để đánh giá chất lượng của cuộc kiểm toán. Qua đó có thể đánh giá được chất lượng của kiểm soát chất lượng kiểm toán đối với mỗi công ty kiểm toán.
2.3.Tổ chức hồ sơ kiểm toán
CPA HANOI tổ chức Hồ sơ kiểm toán cho từng đối tượng khách hàng cụ thể, Công ty lập Hồ sơ kiểm toán chung và Hồ sơ kiểm toán năm.
Hồ sơ kiểm toán chung
Hồ sơ kiểm toán chung là Hồ sơ kiểm toán bao gồm những thông tin chung liên quan hai hay nhiều cuộc kiểm toán tại nhiều năm tài chính về khách hàng
thường xuyên của Công ty. Hồ sơ kiểm toán chung chứa đựng những thông tin tổng hợp về khách hàng như: lịch sử hình thàn, đặc điểm kinh doanh, bộ máy tổ chức của công ty khách hàng, thì trường tiêu thụ, các thông tin về pháp luật của khách hàng... Ngoài ra, Hồ sơ kiểm toán chung lưu trữ những thông tin về các cuộc kiểm toán nhiều năm tài chính, thông tin về các Kiểm toán viên thực hiện các cuộc kiểm toán. Và, Hồ sơ kiểm toán năm ghi lại các thông tin về những vấn đề quan trọng từ các cuộc kiểm mà các Kiểm toán viên đã thu thập được.
Hồ sơ kiểm toán năm
Hồ sơ kiểm toán năm là Hồ sơ kiểm toán lưu trữ những thông tin của khách hàng chỉ liên quan tới cuộc kiểm toán của một năm tài chính. Nó bao gồm các thông tin của cuộc kiểm toán như là: Thông tin về khách hàng năm tài chính đó, nhóm kiểm toán kiểm thực hiện cuộc kiểm toán, những thông tin mà các Kiểm toán viên thu được đối với các BCTC cần được kiểm toán tới thời điểm kiểm toán, những đánh giá của Kiểm toán viên và kết quả kiểm toán.
Hệ thống tham chiếu trong Hồ sơ kiểm toán năm
Trong mỗi Hồ sơ kiểm toán đều có hệ thống tham chiếu giấy tờ làm việc, điều này giúp cho việc quản lý soát xét hồ sơ kiểm toán được thuận lợi và lưu trữ các dữ liệu một cách khoa học và đúng chuẩn mực của Công ty
Bảng 2.3: Hệ thống tham chiếu Hồ sơ kiểm toán của CPA HANOI
STT THAM
CHIẾU NỘI DUNG
Tổng hợp
Chi tiết
1 A100 LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN
A110 Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng A120 Tóm tắt cuộc họp với khách hàng
A130 Hợp đồng kiểm toán
STT THAM
CHIẾU NỘI DUNG
A160 Phân tích sơ bộ BCTC của doanh nghiệp A170 Kiểm tra tính hoạt động liên tục
A190 Kế hoạch kiểm toán tổng hợp
2 B100 SOÁT XÉT HỆ THỐNG KẾ TOÁN
B110 Hệ thống kế toán mà đơn vị đang áp dụng
B120 Đánh giá hệ thống kế toán mà khách hàng đang áp dụng
B200 SOÁT XÉT HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ B210 Phân tích soát xét hệ thống KSNB
B220 Các vấn đề khác cấn lưu ý
3 A200 BÁO CÁO
A210 Báo cáo kiểm toán sự thảo (lần 1,2...) A215 Thư quản lý (nếu có)
A220 Tờ ghi chú soát xét File kiểm toán A225 Báo cáo tóm tắt cuộc kiểm toán
A230 Bảng cân đối số phát sinh sau điều chỉnh
A235 Bảng cân đối phát sinh và BCTC trước điều chỉnh A240 Các bút toán điều chỉnh, khoá sổ và phân loại lại A255 Các sự kiện sau ngày khoá sổ
A260 Thư trao đổi với cơ quan thuế và KTV khác A265 Thư giải trình của Ban giám đốc khách hàng.
STT THAM
CHIẾU NỘI DUNG
A275 Báo cáo tài chính năm trước và Báo cáo kiểm toán (nếu có)
4 A300 SOÁT XÉT BÁO CÁO VÀ HỒ SƠ KIỂM TOÁN
A310 Soát xét Báo cáo kiểm toán
A311 Soát xét việc trình bày Báo cáo kiểm toán A312 Soát xét nội dung Báo cáo kiểm toán A320 Soát xét Hồ sơ kiểm toán
A321 Soát xét về hình thực Hồ sơ kiểm toán A322 Soát xét về nội dung của Hồ sơ và WP A330 Quản lý kiểm toán
A331 Đánh giá tổng quát dịch vụ cung cấp cho khách hàng
A332 Đánh giá nhóm kiểm toán
A333 Bản phê duyệt phát hành Báo cáo kiểm toán
5 C PHẦN HÀNH TIỀN
C10 Chương trình kiểm toán C20 Bảng tổng hợp
C30 Ghi chú soát xét
C40 Thủ tục phân tích soát xét
C100 Giấy tờ làm việc - Tiền mặt tại quỹ C200 Giấy tờ làm việc - Tiền gửi ngân hàng
STT THAM
CHIẾU NỘI DUNG
C300 Giấy tờ làm việc - Tiền đang chuyển
6 D CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ NGẮN HẠN
7 E CÁC KHOẢN PHẢI THU
8 F HÀNG TỒN KHO
9 G TÀI SẢN NGẮN HẠN KHÁC
10 H THUẾ GTGT ĐẦU VÀO
11 I TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH VÀ TSCĐ VÔ
HÌNH
12 J TSCĐ THUÊ TÀI CHÍNH
13 K CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ DÀI HẠN
14 L CHI PHÍ XDCB DỞ DANG 15 M TÀI SẢN DÀI HẠN KHÁC 16 N CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ NGẮN HẠN 17 O CÁC LOẠI THUẾ 18 P TIỀN LƯƠNG 19 Q VAY VÀ NỢ DÀI HẠN
20 R VỐN QUỸ VÀ LÃI GIỮ LẠI
21 S THÔNG TIN VỀ CÁC BÊN LIÊN QUAN
22 T DOANH THU
23 U GIÁ VỐN HÀNG BÁN
STT THAM
CHIẾU NỘI DUNG
25 X THU NHẬP KHÁC
26 Y CHI PHÍ KHÁC
27 Z CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Phần III: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY CPA HANOI