Để thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ KH&CN về quản lý chất lượng mũ bảo hiểm. Trong thời gian tới, Sở KH&CN tiếp tục tăng cường phối kết hợp với các ngành chức năng có liên quan của tỉnh thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu sau:
- Tăng cường thông tin tuyên truyền về nhãn hiệu, chất lượng mũ bảo hiểm sản xuất và lưu thông trên địa bàn tỉnh; phản ánh kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm. Sở KH&CN đã cập nhật danh sách 10 cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm trong nước đã thực hiện công bố phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5756: 2001 (phụ lục 1); Danh sách các nhãn hiệu mũ bảo hiểm đang được bảo hộ tại Việt Nam (phụ lục 2); Mẫu tem “CS”, tem kiểm tra hàng trong nước và hàng nhập khẩu (phụ lục 3) để nhân dân lựa chọn khi mua mũ bảo hiểm.
- Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát chất lượng mũ bảo hiểm lưu thông trên thị trường, xử lý nghiêm các tổ chức và cá nhân vi phạm.
- Sở KH&CN giao cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan thường trực trong đợt kiểm tra này. Mọi thông tin về dấu hiệu mũ bảo hiểm không bảo đảm chất lượng, nhãn hàng hoá, dấu và tem kiểm tra chất lượng đề nghị các cơ quan chức năng và người tiêu dùng phản ánh kịp thời về Chi cục TCĐLCL để cùng phối hợp xử lý theo đúng quy định của Pháp luật.
2. Biện pháp khắc phục lâu dài:
- Đối với Nhà Nước-các cơ quan có chức năng:
Tạo ra một quy chuẩn rõ ràng cụ thể về nhãn mác, kể cả hình
dáng tem để tránh sự hiểu nhầm của người tiêu dùng, để dễ quản lý số lượng tem phát ra. Có những dấu hiệu đặc biệt không thể bắt chiếc được của tem thật.
Thắt chặt việc kiểm soát chất lượng sản phẩm và tem CS.
Thống nhất hoá các bộ tiểu chuẩn, văn bản ban hành; tạo ra sự dễ
dàng trong việc áp dụng của các doanh nghiệp. Cần phải giám sát việc ban hành từ tổng cục – chi cục- sở có liên quan.
Thống nhất công tác làm việc giữa các cấp; các cơ quan chức năng, giảm thiểu sự chồng chéo công việc.
Tăng cường công tác tuyên truyền, công bố các tiêu chuẩn, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tăng cường công tác tư tưởng tuyên truyền về trách nhiệm của người sản xuất kinh doanh, quyền lợi của người tiêu dùng đối với chất lượng của mặt hàng mũ bảo hiểm. Đồng thời hướng dẫn người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm đảm bảo chất lượng góp phần thực hiện tốt nghị quyết 32/2007/ NQ-CP.
Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả của bộ phận quản lý
thị trường. Thường xuyên đào tạo nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức cho cán bộ đánh giá thanh tra kiểm tra chất lượng.
Thu thập các thông tin phản hồi đa chiều từ phía các đoàn thanh
tra, doanh nghiệp và người tiều dùng để có những điều chỉnh kịp thời.
Tăng cường công tác phối hợp trong quản lý chất lượng và ghi
nhãn mác mũ bảo hiểm. Đối với mũ sản xuất trong nước cần rà soát lại tất cả các cơ sở sản xuất mũ bảo hỉêm trên phạm vi cả nước, triển khai các công tác chứng nhận mọi tiêu chuẩn kĩ thuật quốc gia đối với mũ bảo hiểm. Đối với hàng nhập khẩu tăng cường phối hợp giữa cơ quan Hải quan và cơ quan kiểm tra chất lượng, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng thuộc ban chỉ đạo trung ương trong việc kiểm soát ngăn chặn và xử lý nghiêm mũ nhập lậu.
- Đối với doanh nghiệp:
Doanh nghiệp phải có sự hiểu biết sâu sắc về các bộ tiêu chuẩn
này, tránh tình trạng đối phó, thực hiện tiêu chuẩn chỉ mang tính hình thức.
Doanh nghiệp cần tăng cường kiểm soát chất lượng mũ và cam
kết chịu trách nhiệm về chất lượng mũ của mình cung cấp.
Doanh nghiệp cần luôn luôn ý thức được tầm quan trọng của yếu
tố an toàn đối với sản phẩm mũ bảo hiểm của mình sản xuất ra thông qua việc đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng về mũ bảo hiểm đã được Nhà Nước thông qua như TCVN 5756 :2001 và TCVN 6979 :2001.
Doanh nghiệp cần đề cao yếu tố chất lượng là mục tiêu phương trâm hoạt động của doanh nghiệp mình.
Nâng cao yếu tố công nghệ trong sản xuất sản phẩm, tập trung
tìm kiếm nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng, hay các công nghệ mới tiên tiến trên thế giới.
Nên có các cuộc hội chợ, triển lãm sản phẩm để giới thiệu về sản
phẩm của mình với người tiêu dùng.
Thành lập hiệp hội các nhà sản xuất để giao lưu trao đổi kinh
nghiệm và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp mình. - Đối với người tiêu dùng:
Để bảo vệ an toàn tính mạng cho bản thân mình, người tiêu dùng
phải tự nâng cao sự hiểu biết về sản phẩm, ý thức được tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia sử dụng phương tiện môtô-xe gắn máy, cũng như tầm quan trọng khi lựa chọn cho mình một chiếc mũ bảo hiểm đảm bảo an toàn chất lượng.
Người tiêu dùng phải có ý thức phối hợp với các cơ quan chức
năng trong việc chống hàng giả, hàng kém chất lượng đang tràn lan trên thị trường hiện nay.
người tiêu dùng cần loại bỏ tư tưởng đối phó với việc đội mũ bảo
hiểm và tâm lý “ ham “ mua hàng rẻ mà coi thường chất lượng hàng hoá.
Cần phải chủ động thu thập tiếp nhận các thông tin, hiểu biết về
sản phẩm và chất lượng mũ bảo hiểm để lựa chọn cho mình sản phẩm mũ bảo hiểm đảm bảo đầy đủ các tiêu chí chất lượng.
Thành lập hiệp hội người tiêu dùng để bảo vệ quyền lợi cho
người tiêu dùng nói riêng và cũng là để thúc đẩy các nhà sản xuất mũ bảo hiểm phải thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng.