Đèn điện tử có rất nhiều loại, nhiều công dụng khác nhau nên có rất nhiều cách phân loại. Về mặt công dụng có thể chia làm đèn khuyếch đại, đèn nắn điện, đèn tách sóng, đền đổi tần, đèn phát, đèn tạo sóng, đèn chỉ thị...
Về mặt chế độ công tác có thể chia làm đèn làm việc theo chế độ liên tục, đèn làm việc theo chế độ xung.
Về mặt tần số có thể chia làm đèn âm tần, đèn cao tần, đèn siêu cao tần.
Về mặt kết cấu nội bộ đèn có thể chia làm đèn 2 cực, đèn 3 cực, 4 cực, năm cực, nhiều cực, đèn ghép, đèn kép, đèn nung trực tiếp, đèn nung gián tiếp đèn ca tốt lạnh. Về mặt kết cấu ngoại hình có thể làm làm đèn vỏ thủy tinh, đèn vỏ kim loại, gốm.
Về mặt làm nguội có thể chia làm đèn làm nguội tự nhiên, làm nguội bằng gió, làm nguội bằng nước chảy đối lưu, làm nguội bằng cách bay hơi.
Về cách bố trí các chân đèn để sử dụng đế đèn có thể chia làm loại 8 chân (octal), 9 chân tăm (noval), Rimlock, chân chìa...
Người ta còn chia làm loại đèn chân không và đèn có khí, trong đó có đèn gazotron, thyratron, đèn ổn áp (Stabilitron).
Về nguyên lý công tác, đèn điện tử còn có các loại manhêtron, klystron, đèn sóng chạy dùng cho lĩnh vực siêu cao.
Về hiệu ứng sử dụng còn có các loại đèn tia âm cực dùng cho máy hiện sóng, máy thu hình áp dụng tính năng điện – quang để xem sóng, xem hình có các loại đèn quang điện (tế bào quang điện) đèn nhãn quang điện để thể hiện sự biến đổi ánh sáng thành sự biến đổi của dòng điện dùng cho âm thanh chiếu bóng hoặc trong thiết bị kiểm tra tự động.
Tóm lại, có rất nhiều cách phân loại đèn điện tử và có rất nhiều loại đèn điện tử thực hiện được nhiều yêu cầu kỹ thuật phức tạp và ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau của kỹ thuật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO http://cnx.org/content/m30175/latest/ http://www.plchanoi.vn/detail.asp?fold=728&SubCatID=728&lang=1&dr=728 http://voer.edu.vn/content/m11018/latest/ http://www.gkchem.vn/Tin_tuc_CT.aspx?id=38&id_L=2 http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Bao-quan-thuc-pham-bang-may-hut-chan- khong/10919055/113/ http://mag.ashui.com/index.php/congnghe/giaiphap/72-giaiphap/609-phuong-phap-moi-trong- xu-ly-nen-dat-yeu.html
MỤC LỤC
CHƯƠNG I. CHÂN KHÔNG ... 1
I. KHÁI NIỆM ... 1
II. Lịch sử ... 2
CHƯƠNG II. KỸ THUẬT CHÂN KHÔNG ... 3
I. Bơm chân không (máy hút chân không) ... 3
II. Bơm tạo chân không thấp: ... 3
II.1 Bơm chân không kiểu pittông ... 3
III. Bơm tạo chân không trung bình và cao ... 5
III.1 Bơm chân không kiểu rôto ... 5
III.2 Bơm chân không kiểu phun tia. ... 7
III.3 Phân loại: ... 7
III.4 Bơm tia có một số nhược điểm như: ... 7
CHƯƠNG III. ĐO ÁP SUẤT VÀ CHÂN KHÔNG ... 8
I. Áp suất ... 8
II. Áp suất tuyệt đối và áp suất dư ... 9
III. Đo chân không trong phòng thí nghiệm ... 9
III.1 Chân không kế Mcleod: ... 9
III.2 Loại dùng trong công nghiệp ... 10
IV. MỘT SỐ LOẠI ÁP KẾ ĐẶC BIỆT ... 13
CHƯƠNG IV. ĐIỀU KHIỂN HÚT CHÂN KHÔNG ... 14
I. VAN ĐIỀU KHIỂN ÁP SUẤT ... 14
I.1 Valve an toàn ... 14
I.2 Valve tuần tự ... 15
I.3 Valve giảm áp ... 16
CHƯƠNG V. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CHÂN KHÔNG ... 17
I. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CHÂN KHÔNG TRONG SẢN XUẤT DU THUYỀN: .... 17
II. Phương pháp mới trong xử lý nền đất yếu ... 21
III. Đèn điện tử chân không ... 25
IV. Nguyên lý hoạt động ... 25
V. Ứng dụng ... 26
VI. Phân loại ... 27