TRỐNG CHĂM

Một phần của tài liệu Lễ hội trống và nhạc cụ gõ quốc tế (Trang 27 - 29)

“…Gỗ làm trống chỉ được chọn phần lõi, đẽo xong phải đổ cát vào phơi thêm bảy ngày bảy đêm thì trống vỗ mới ưng bụng. Rồi vào rừng săn cho được con mang đực, lột lấy tấm da trên bả vai con mang để bịt trống. Giờ không còn tìm được con mang nữa thì phải tìm con dê đực có sừng năm phân hoặc con dê cái đẻ đúng bảy lứa. Bởi thế từ khi hạ khúc cà chít, lim xanh xuống mảnh sân gạch để cúng Pô Giàng xin được đẽo trống đến lúc hoàn thành, mỗi đôi trống paranưng hay ghinăng phải mất một tháng trời.”

(Theo lời kể người làm trống)

Trống paranưng và tất cả nhạc cụ Chăm khác đều do người Chăm Bàlamôn (Ấn Độ giáo) ở vùng Panduranga sáng tạo. Trống paranưng tượng trưng cho thân người, còn đôi ghinăng tượng trưng cho hai chân, hai dùi trống là hai cánh tay; kèn saranai có bảy lỗ tượng trưng cho hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi và miệng, tạo thành dàn nhạc Chăm truyền thống. Với người Chăm, trống paranưng vừa góp mặt trong mùa tết Rija Nưga hay Katê; trong ngày tang lễ hay lễ nhập Kud, vừa có thể tạo nên những điệu theimai mừng đôi lứa trong ngày cưới. (Tổng hợp)

 

33

Dàn nhạc Pưn Piết còn được gọi là “Dàn nhạc ngũ âm”. Từ ngữ “Ngũ âm” được đề cập ở đây là năm loại chất liệu khác nhau tạo thành một âm thanh tổng hợp của dàn nhạc ngũ âm. Năm loại chất liệu đó là: Đồng, Sắt, Gỗ, Da và Hơi.

Dàn nhạc ngũ âm được diễn tấu bằng cách gõ (Rônek), đánh (Trống), Thổi hơi (Srolay) ... nhưng hầu hết các nhạc cụ đều được sử dụng bằng cách gõ dùi. Theo gia phả lịch sử âm nhạc dân tộc Khmer đã ghi rõ: Từ thuở xa xưa mãi cho tới hôm nay, dàn nhạc ngũ âm chính qui vẫn giữ được nguyên vẹn các loại nhạc cụ trong biên chế chính thức, không được phép thêm bớt bất cứ một loại nhạc cụ nào. Nhưng cũng có một vài nơi, khi hòa nhạc, người ta có thể bớt một hai nhạc cụ nào đó do thiếu nhạc công sử dụng. Theo tập tục ngày xưa đã qui định rằng : Dàn nhạc ngũ âm chỉ được phép sử dụng trong các ngày đại lễ ở chùa ; quần chúng chỉ được phép sử dụng trong các cuộc Lễ tang, Lễ Dâng Bông, Lễ Dâng Y Cà Sa, Lễ Ook Om Boc ... Đại đa số dàn nhạc ngũ âm đều được nhà chùa cất giữ. Ngày nay, do nhu cầu phát triển của xã hội nên dàn nhạc ngũ âm cũng mở rộng phạm vi hoạt động của mình trong các chương trình lễ hội truyền thống, các cuộc liên hoan mừng công, cũng như được sử dụng một cách chính thức trên sân khấu chuyên nghiệp, các chương trình biểu diễn nghệ thuật quần chúng. (Tổng hợp)

Một phần của tài liệu Lễ hội trống và nhạc cụ gõ quốc tế (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(31 trang)