I. Định hướng phát triển mạng 3G của Viettel. 1. Bình dân hóa 3G:
Kể từ khi cung cấp dịch vụ 3G vào tháng 10/2009, Viettel đã đưa công nghệ này đến với đông đảo người tiêu dùng trong cả nước. Hiện, đơn vị này đã bình dân hóa 3G bằng việc thiết kế chính sách giá cước thấp nhất, thậm chí chi phí sử dụng data trên nền 3G còn rẻ hơn 2G.
Một lãnh đạo của Viettel cho hay, dự kiến đến hết năm 2010, dịch vụ 3G của đơn vị này sẽ tốt như 2G. Mặc dù cam kết với Bộ Thông tin và Truyền thông trong hồ sơ thi tuyển 3G, Viettel sẽ lắp đặt 5.000 trạm phát sóng, nhưng ngay tại thời điểm khai trương cách đây 2 tháng, Viettel đã có 8.000 trạm, gấp hơn 1,5 lần so với cam kết.
Ông Hoàng Sơn, Giám đốc Công ty Viễn thông Viettel cho biết: “Với thông điệp “Sắc màu cuộc sống” cùng lợi thế về một mạng 3G có vùng phủ rộng nhất, chất lượng và giá tốt nhất, các dịch vụ 3G của Viettel chắc chắn sẽ mang lại sự phong phú, lợi ích thiết thực và to lớn cho người sử dụng. Hình ảnh người dân sử dụng và ứng dụng các tiện ích khi truy cập internet băng rộng chỉ nay mai thôi sẽ không còn xa lạ ở khắp mọi nẻo đường của Tổ quốc. Giấc mơ đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về công nghệ thông tin chưa bao giờ gần đến thế!”.
2. Mở rộng mạng lưới phủ sóng phải song song với nâng cao chất lượng dịch vụ:
Việc mở rộng mạng lưới 3G phải đi đôi với việc không ngừng nâng cao chất lượng của mạng: tốc độ, tính ổn định.Viettel được ghi nhận là doanh nghiệp đưa ra kế hoạch chi tiết và cụ thể nhất, với tham vọng sau 9 tháng sẽ hoàn thành việc phủ sóng toàn quốc với 5000 trạm Node phát sóng, trong năm đầu tiên lắp đặt 9.000 trạm, tập trung tại các tỉnh thành phố lớn. Dự kiến trong 2 năm đầu tiên sẽ có 5% thuê bao sử dụng dịch vụ 3G, tương đương 2,8 triệu, sau 5 năm đạt 5 triệu thuê bao và sẽ đạt mức phát triển tối đa khoảng 20 triệu thuê bao.
Trong phần giới thiệu về kế hoạch triển khai của Viettel, ông Tống Viết Trung, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Viettel cho rằng "3G là cơ hội phát triển quan trọng vì băng tần 2G hiện nay của Viettel đã quá hẹp vì lượng thuê bao lớn". Tuy nhiên ông Trung cũng đề cập những khó khăn là kế hoạch triển khai khá nhanh, đòi hỏi tập trung cao, và các nội dung cho dịch vụ 3G vẫn chưa sẵn sàng, chẳng hạn như các nội dung web hiện tại vẫn khó xem trên màn hình di động.
II. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu. 1. Điểm mạnh.
a) Triết lý kinh doanh “Mạng lưới đi trước, kinh doanh theo sau”.
Viettel là nhà mạng có mạng lưới 3G rộng nhất tại Việt Nam. Trước khi cung cấp chính thức dịch vụ, Viettel đã có một giai đoạn thử nghiệm nhằm khắc phục các lỗi ko lường trước được của mạng 3G. Để khởi đầu cho việc chính thức cung cấp dịch vụ liên lạc di động thế hệ thứ 3 (3G) đến hơn 40 triệu khách hàng, Viettel đã triển khai việc cung cấp trải nghiệm miễn phí dịch vụ 3G tại TP.HCM. Sự cẩn thận này đã giúp cho Viettle có mạng 3G đạt tốc độ cao, ít lỗi và phủ sóng rộng khắp.
b) Bình dân hóa mạng 3G:
c) Sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh doanh và lợi ích cộng đồng:
Với vị thế là một trong các doanh nghiệp viễn thông hàng đầu Việt Nam, Viettel đã có những bước tiến đầy tự tin và vững chắc trong cuộc đua 3G. Trong kỳ thi tuyển vừa qua, Viettel là doanh nghiệp lập kỷ lục với nhiều "cái nhất": đứng thứ nhất điểm số (966/1000 điểm), đứng thứ nhất về số tiền đặt cọc (4.500 tỷ) và cam kết đầu tư (13.000 tỷ đồng trong vòng 3 năm đầu tiên); đứng thứ nhất về cam kết vùng phủ sóng 3G (5000 trạm, phủ sóng 86% dân số ngay tại thời điểm khai trương dịch vụ). Rất nhiều người bất ngờ về những con số cam kết của Viettel. Tuy nhiên, doanh nghiệp này cho biết, đầu tư cho công nghệ 3G là việc làm mang tính chiến lược và dài hạn, 3G là con đường tất yếu của các doanh nghiệp đang trên đà phát triển. Mặt khác, Viettel đầu tư cơ sở hạ tầng rộng để mang công nghệ hiện đại này đến với mọi vùng miền của đất nước và mong muốn đóng góp một phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội
d) Tự tin cung cấp chất lượng tốt nhất:
Đáp ứng yêu cầu này, Viettel đã triển khai ngay từ đầu mạng HSPA, thực chất là công nghệ 3.75G tốc độ cao nhất ở Việt Nam hiện nay với tốc độ download lên tới 14.4 Mbps và upload lên tới 5.7 Mbps (Vinaphone , Mobiphone triển khai sử dụng công nghệ HSDPA trước khi áp dụng HSPA). Không chỉ có vậy, năng lực thực tế mạng 3G của Viettel đầu tư đã sẵn sàng cho tốc độ download lên đến 28 Mbps. Khi khai trương dịch vụ, Viettel cam kết sẽ cung cấp dịch vụ với tốc độ 2 Mbps cho toàn quốc. (Vượt xa yêu cầu về tốc độ dịch vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông là 384 Kbps cho thành phố và 144 Kbps cho nông thôn)
Với vùng phủ sóng rông nhất, tính đến hiện nay, Viettel đã có gần 6,000 trạm phát sóng và khi chính thức khai trương số lượng trạm phát sóng 3G sẽ là 10.000 trạm. Như vậy, Viettel đang triển khai mạng lưới gấp 2 lần so với cam kết đối với Bộ Thông tin và Truyền thông.
e) Tự mở rộng thị trường:
Thực tế hiện nay có nhiều DN đã áp dụng những chiêu thức khuyến mãi để thu hút khách, nhưng sau thời gian dài, tất cả các mạng cùng lao vào khuyến mãi thì hiệu quả kém, không bền vững là đương nhiên. Trong tình thế đó, các nhà mạng đủ tiềm lực đã biết cách làm “chiếc bánh thị trường to hơn” bằng cách tạo thêm các dịch vụ giá trị gia tăng như dịch vụ 3G để mở rộng tiện ích trên di động.
Viettel đã thành công khi khai trương và cung cấp dịch vụ tại Campuchia với mạng MetFone và mạng Unitel tại Lào với số lượng thuê bao đã lên đến con số trên 2 triệu. Cùng với việc mở rộng thị trường ra khỏi biên giới quốc gia đã đưa tên tuổi Viettel trở thành thương hiệu quốc tế. Tháng 6.2009, Viettel đoạt giải Nhà cung cấp dịch vụ của năm tại thị trường mới nổi tại ICT Awards Châu Á – Thái Bình Dương do Frost & Sullivan bình chọn. Đặc biệt hơn, tháng 11.2009, Viettel đã vượt qua DN của 116 nước đang phát triển để ẵm giải thưởng uy tín và danh giá nhất của làng truyền thông thế giới (WCA) với danh hiệu Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất thế giới tại các nước đang phát triển.
Theo đánh giá của Wireless Intelligence, tính đến hết quý II/2009, Viettel đứng thứ 36/746 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên thế giới xét theo số lượng thuê bao. Viettel cũng là 1 trong 10 DN lớn nhất của Việt Nam năm 2009, đủ tiêu chí để lọt vào Top 1.000 DN lớn nhất thế giới xếp hạng theo doanh thu của Fortune 1.000.
2. Điểm yếu:
a) Ra mắt sau 2 nhà cung cấp mạng lớn Vinaphone, Mobiphone:
Sau những xét duyệt nghiêm túc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chọn ra những gương mặt sáng giá nhất để “gửi vàng”. Có 4 giấy phép triển khai 3G chính thức sẽ được trao cho 4 nhà mạng lớn là Viettel, VinaPhone, MobiFone và liên danh Hanoi Telecom - EVN. Cuộc đua giành giấy phép 3G khép lại cũng là lúc cuộc chiến phân tranh thị phần sắp sửa được đẩy lên cao trào cùng thời điểm với sự hồi hộp của người dùng đang chờ đợi những “món ăn” đầu tiên trên bàn tiệc 3G vốn lâu nay được quảng bá là đầy những “sơn hào hải vị”.
Chính trong cuộc chạy đua giành giấy phép 3G, nhà mạng quân đội này đã về đích với số điểm gần như tuyệt đối. Và trên thực tế, với tiềm lực tài chính, số lượng thuê bao lớn (trong đó có rất nhiều khách hàng trẻ tuổi - đối tượng khách hàng tiềm năng của 3G), Viettel được nhận định trở thành đối thủ đáng gờm cho các nhà mạng khác trong cuộc chạy đua giành thị phần.Thế nhưng Viettel lại khai trương mạng 3G sau Vinaphone và Mobiphone.Chính điều này đã gây nhiều khó khăn cho Viettel trong cuộc chiến cạnh tranh thị phần mạng 3G sau này.
Trước hết nói về Vinaphone, Mobiphone là những người đi đầu trong việc cung cấp mạng 3G, với ưu thế đón đầu chắc chắn sẽ giành được một lượng thuê bao lớn đáng kể bao gồm nhóm khách hàng sẵn có của nhà mạng và nhóm khách hàng bên ngoài thích sử dụng công nghệ mới.Bên cạnh những khuyến mãi giảm giá cước trong thời gian dài, 2 nhà mạng lớn này còn chú trọng vào phần tiếp thị quảng cáo.Về mặt này, Vinaphone đặc biệt thành công hơn nhờ vào các đoạn clip khá ấn tượng.Đoạn clip ban đầu rất đơn giản với hình ảnh chữ 3G được nhân hóa đứng huýt sáo vui tươi.Tiếp theo đó là đoạn clip có rất nhiều nhân vật từ em bé ở nông thôn,ông già cho đến anh nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên đều huýt sáo .Tuy nhiên, điều khiến người ta nhớ nhất là bởi đoạn nhạc vui, dễ bắt chước và đặc biệt là mỗi lần huýt sáo theo âm thanh nghe rất vui tai và dễ chịu. Hẳn Vinaphone và các nhà làm quảng cáo rất “mát lòng mát dạ” khi điệu nhạc huýt sáo quen thuộc đó trở thành điểm nhấn và là lý do mà mỗi khi nghe điệu nhạc ấy ở đâu đó, mọi người đoán liền ngay Vinaphone mặc dù không trực tiếp xem TV.
Theo một số ý kiến của khách hàng khi sử dụng mạng 3G, chất lượng mạng còn kém ,sóng yếu và việc tính cước sai ... đã làm nhiều khách hàng chán nản với việc sử dụng mạng 3G . Điều này làm cho nhóm khách hàng đang muốn sử dụng mạng 3G phải đắn đo suy nghĩ trước khi đăng kí ,dẫn đến việc cạnh tranh về số lượng thuê bao 3G càng gay gắt hơn giữa các nhà mạng.Trong cuộc chiến “hậu” 3G, chiêu thức giảm giá cước không còn hiệu quả mà việc không ngừng nâng cao, cải thiện chất lượng là điều cơ bản để các nhà cung cấp mạng có thể thành công,chiếm lĩnh đươc thị trường.Mà để đạt đươc điều đó thì chi phí bỏ ra để sữa chữa , nâng cấp hệ thống mạng sẽ rất nhiều tiền. Vì vậy, là người theo sau nên Viettel không thể nằm ngoài và không chịu ảnh hưởng của bối cảnh thị trường như trên
Điều này phản ánh thực tế, người sử dụng di động ở nước ta chủ yếu vẫn là thoại và tin nhắn, họ chỉ dùng 3G để "lướt net", số ít dùng video call (gọi điện thấy hình). Tuy nhiên, xét ở một góc độ khác, là các nhà cung cấp dịch vụ di động gồm cả : Vinaphone, Mobifone, EVN Telecom chứ không riêng gì Viettel đã đưa ra quá ít dịch vụ nội dung cho loại hình này, có nghĩa là các ứng dụng trên nền công nghệ 3G còn nghèo và chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút khách hàng.
c) Khách hàng chạy theo trào lưu công nghệ mới 4G:
Dù 4G mới chỉ xuất hiện rải rác nhưng cái bóng của nó đang dần đổ xuống 3G, gây nên những lo lắng nhất định cho các nhà đầu tư 3G trong việc thu hồi vốn. Khi các nhà mạng 3G ở Việt Nam ngày càng tích cực khuyến khích sử dụng 3G thì người dùng càng phân vân cho sự lỗi thời của công nghệ này…
Trong khi mạng 3G tại Việt Nam mới kinh doanh được khoảng 9 tháng thì 4G đang dần đổ bóng xuống thị trường. Mạng 4G đầu tiên được khai trương tại châu Âu dạo đầu năm. Đến nay, Ấn Độ vừa đấu thầu xong 4G và chuẩn bị bước vào giai đoạn triển khai phủ sóng. 3G được cho rằng từng là quả đắng của các nhà mạng lớn ở châu Âu.Thế nhưng tại châu Á, nhiều nước, điển hình là Trung Quốc và Việt Nam, đã lao vào khai thác rất nhiệt tình với kỳ vọng sẽ tạo ra một thế giới di động đời thứ ba khác biệt thực sự.Tuy nhiên, trên thực tế đã có những ngộ nhận nhất định. Cái khác giữa 3G với 2G, hay 4G với 3G cơ bản chỉ là tốc độ băng thông, còn băng thông rộng này có mang đến những gì thiết thực hay không thì phụ thuộc hoàn toàn vào sự phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng.Ở Việt Nam hiện nay, lượng thuê bao MBB và MI chiếm tới 85% số thuê bao 3G đã cho thấy các dịch vụ trên nền 3G quá nghèo nàn và đơn điệu, không hấp dẫn được người tiêu dùng.Trên thực tế, tốc độ của dịch vụ MBB và MI 3G ngày càng giảm sút. Thông tin từ một nhà mạng cho biết, do sự hạn chế về lượng thuê bao 3G khiến nguồn thu bị ảnh hưởng, nên chẳng có nhà mạng nào dại dột đầu tư mạnh thêm để mở rộng và tăng độ dày của sóng 3G, vì cũng chẳng mang lại hiệu quả gì.Thực tế này đặt các nhà mạng đang kinh doanh 3G tại Việt Nam trước hai lựa chọn: một là đầu tư nhỏ giọt vào 3G để tránh rủi ro, trong thời gian đó thúc đẩy thu hồi vốn; hai là dừng đầu tư, khoanh vùng 3G lại như đối với mạng 2G hiện nay để chuẩn bị đầu tư lên 4G.
Những thông tin gần đây cho thấy 4G ngày càng đến gần. Ngay cả Bộ Thông tin và Truyền thông trong một số cuộc họp cũng đã bàn đến vấn đề này. 3G dù tốc độ cao hơn 2G, nhưng thực tế cho thấy đã “chật chội” so với một số dịch vụ đòi hỏi tốc độ cao. Nhiều nhận định cho rằng, ở phạm vi thế giới, 3G chỉ còn “sống” được 2 - 3 năm nữa và sẽ rớt lại phía sau. Trong khi đó, 4G với công nghệ Wimax hoặc LTE có tốc độ truyền tải khi đang di chuyển lên tới 100Mb, khi cố định có thể lên tới 1Gb đang được kỳ vọng sẽ đáp ứng được những nhu cầu cao hơn, chứ không chập chờn như 3G, đặc biệt là ở Việt Nam.
Trong khi 3G gặp khó thì cái bóng 4G lại đang đổ dần xuống khiến tình hình càng bi đát hơn. Đến giờ, vẫn chưa có nhiều dịch vụ 3G tại Việt Nam giải quyết được những vấn đề thiết thực của cuộc sống.
Hiện nay, mỗi nhà mạng có ưu thế khác nhau về dịch vụ 3G. 3G của Viettel có độ phủ sóng rộng nhất, độ ổn định khá tốt tuy nhiên mức cước cũng đắt nhất, 3G của Vinaphone thì có ưu điểm với việc cung cấp gói cước trọn gói không giới hạn dung lượng, điều đáng tiếc là tốc độ tối đa hiện tại của Vinaphone cho phép chỉ là 3.6Mbps và diện phủ sóng của Vinaphone kém nhất trong ba nhà mạng.Mobifone có thể nói là dung hòa giữa hai nhà mạng trên với mức cước rẻ hơn Viettel và độ phủ sóng tốt hơn Vinaphone. Chúng ta không bàn đến Evn ở đây vì nhà mạng này mới chỉ phủ sóng mạng 3G đến 5 tỉnh thành lớn cùng số trạm BTS ít ỏi (2,500 trạm).
Từ đầu năm đến nay, thị trường đã chứng kiến nhiều đợt khuyến mãi 3G rầm rộ của MobiFone, Viettel và VinaPhone. Nhưng chừng đó xem ra cũng chưa đủ. Từ ngày 1/7, Viettel tiếp tục giảm từ 30 - 45% giá thiết bị đầu cuối USB nhằm lôi kéo người tiêu dùng sử dụng dịch vụ D-Com 3G.Trong khi đó, MobiFone quảng cáo rầm rộ trên các báo, đài về mức phí 50.000 đồng/tháng với ưu đãi được dùng Mobile TV không giới hạn cùng với 500MB Mobile Internet 3G. Còn thuê bao 3G của VinaPhone thì được nghe nhạc và xem video trực tuyến không giới hạn trong gói dịch vụ Chacha, với mức cước phí chỉ có 30.000 đồng/tháng.
a) VinaPhone:
Những năm gần đây, so với “người anh em” MobiFone, VinaPhone có nhiều dấu hiệu chững lại. Tuy nhiên, điều đó không làm những người đứng đầu mạng này lo lắng. Là nhà cung cấp dịch vụ di động đầu tiên tại Việt Nam, cho đến thời điểm này, có thể nói tiền đầu tư thiết bị của