Nông sản

Một phần của tài liệu Vai trò của thương hiệu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông sản Việt nam (Trang 33 - 45)

1.1 Nâng cao chất lương hàng nông sản.

Việc phát triển thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản phải bắt đầu từ khâu đầu tiên. Đó là nâng cao chất lương cho mặt hàng nay khi đưa ra tiêu thụ ở các thị trường trong nước cũng như quốc tế. Trong tình hình hiện nay và trước mắt, ngành nông sản vẫn là khâu giải quyết công an việc làm cho người nông dân và đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên có thể thấy rằng nền nông nghiệp chưa phát triển đúng tầm của một nền kinh tế nông nghiệp hiện đạt. Đó là sự phát triển chưa đồng bộ giữa các khâu trước, trong và sau khi thu hoạch khiến cho chất lượng và giá trị nông sản của chúng ta chưa xứng tầm với tiềm năng vốn có. Tiến tới quá trình hội nhập, rõ ràng chúng ta phải quan tâm hàng đầu đến chất lượng sản phẩm, chế biến, bảo quản và xây dựng thương hiệu hang nông sản Việt Nam. Trong đó chất lượng sản phẩn là tiêu chí hàng đầu quyết dịnh đến các tiêu chí khác. Muốn có một sản phẩm nông sản tốt thì trước hết các khâu trước thu hoạch là quan trọng nhất, nó đóng vai trò gần như quyết đinh đến các khâu khác vì sản phẩm tốt, an toàn, tiêu chuẩn thì công nghệ bảo quản thuận lợi. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm tốt cũng là một tiêu chí quan trọng để khách hàng nước ngoài biết đến thương hiệu hàng Việt Nam. Muốn vậy chúng ta cần xây dựng các vùng chuyên canh phục vụ, xây dựng các phòng ban kiểm tra chất lượng nông sản hiện đại, đủ năng lực để phân tích các chỉ tiêu về thành phần dinh dưỡng, chất phụ gia, chất kích thích, độc tố, thực phẩm chiếu xạ và nông sản chuyển gen. Có như vậy, nông sản hàng hoá Việt Nam mới có chất lượng và giá trị cao, có cơ hội cạnh tranh với hang nông sản của các nước trong khu vực và thế giới.

Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu nổi tiếng của Việt Nam thì gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực với kim ngạch xuất khẩu cao và có

vị trí hàng đầu về xuất khẩu trên thế giới. Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 đạt hơn 5 triệu tấn, quý I năm 2006 đạt 2, 4 triệu tấn. Điều đó cho thấy tiềm năng phát triển là rất lớn tuy nhiên giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn Thái Lan. Vì vậy đã đến lúc gạo Việt Nam phải có chất lượng cao và đồng nhất mang tính cạnh tranh cao và tiến tới xây dựng thương hiệu “ gạo Việt Nam”. So sánh tương quan gạo trong nước với gạo Thái Lan 5 năm trước đây, 1 tấn gạo Việt Nam cùng phẩm cấp thì gạo Việt Nam thua khoảng 20USD/ tấn, thậm chí có khi lên tới 40USD/ tấn. Những năm gần đây, chúng ta đã thực hiện cải tiến về công nghệ hạt giống. Năm 2004 chính phủ đã có pháp lệnh về giống cây trồng vì thế đã khắc phục được rất nhiều những nhượng điểm về giống. Đến năm 2005, gạo Việt Nam chỉ còn chênh lệch so với gạo Thái Lan 4USD/ tấn. Để mở rộng thị phần, gạo Việt Nam phải nâng dần về chất lượng, phẩm cấp hạt gạo lên mới có thể cạnh tranh được với các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Cần phải có cơ chế phù hợp trong công tác giống, các bộ khoa học kỹ thuật phải đi sâu hơn nữa trong việc hướng dẫn bà con sử dụng giống. Số các loại giống phải co bóp lại, tuỳ theo thổ nhưỡng, thuỷ lợi của từng vùng mà trồng giống lúa thích hợp. Việc nâng cao chất lượng và phát triển thương hiệu cũng cần phải quan tâm đặc biệt đến khâu quản lý tiêu thụ, bảo quản hàng hoá. Các khâu về đóng gói, mẫu mã, bao bì phải được xem là một trong những khâu quyết định đến việc bảo quản chất lượng. Thương hiệu gạo Sohafarm là một ví dụ điển hình trong việc thiết kế mẫu mã, bao bì trong quá trình tiêu thụ. Nó làm thay đổi cả một tập quan tiêu dùng gạo của người Việt và nâng lên một nét văn hoá mới trong tiêu dùng gạo, từ việc mua gạo không có bao bì đóng gói, nguồn gốc không rõ ràng dẫn đến chất lượng gạo không ổn định, chuyển sang việc mua gạo có thương hiệu, đóng gói chuyên nghiệp có thể yên tâm về tiêu chuẩn chất lượng và đặc tính của sản phẩm theo những nhu cầu riêng của từng gia đình. Thêm vào đó, việc đóng gói từng sản phẩm gạo trong những bao bì chuyên nghiệp, tiện dụng, đẹp mắt và đầy đủ thông tin sẽ giúp cho bất kỳ ai trong gia đình có nhu cầu cũng có thể dễ dàng tìm mua được đúng loại

gạo ưa thích. Xây dựng thương hiệu gạo đủ manh ở thị trường nội địa là một bước đi cần thiết trước khi muốn mở rộng thì trường xuất khẩu gạo được chế biến hoàn chỉnh và mang thương hiệu có giá trị thương phẩm cao. Gạo đã luôn có mặt trong bữa cơm gia đình từ bao đời nay để trở thành gạch nối giữa hiện tại và quá khứ qua nhiều thế hệ người Việt, tạo nên một phần văn hoá truyền thống không thể thiếu trong tâm hồn chúng ta. Xây dựng thương hiệu gạo Việt cũng là góp phần lưu giữ những truyền thống tốt đẹp ấy và quản bá hình ảnh một đất nước Việt Nam là một đất nước có truyền thống văn hoá lâu đời và đẹp đẽ.

Như vậy, trong qúa trình phát triển thương hiệu ngành nông sản, chất lượng sản phẩm nông sản rất quan trọng. Nó tạo nên niềm tin, một ấn tượng tốt trong lòng người tiêu dùng nhờ vậy hàng hoá sẽ được nhiều người biết đến, thương hiệu được mở rộng và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

1.2. Cải tiến công nghệ, kỹ thuật.

Ngày nay, khoa học công nghệ đóng một phần rất quan trọng trong cuộc sống và trong sản xuất của con người. Nó làm cho cuộc sống trở nên văn minh và hiện đại hơn, giúp cho sản xuất tạo ra được nhiều sản phẩm với chất lượng cao, có tính khoa học hơn. Trong những năm qua, ngành nông sản cũng ứng dụng những khoa học tiến bộ trong trồng trọt và chăn nuôi, từ đó làm tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Hình ảnh người nông dân gặt lúa bằng tay được thay thế bằng hình ảnh người nông dân trên chiếc máy gặt lúa. Các công đoạn trong gieo trồng phần lớn đều được thay thế bằng máy móc. Nhờ vậy đã tiết kiệm được thời gian, công sức của người sản xuất và cho năng suất cao hơn. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong sản xuất nông nghiệp là một mục tiêu hàng đầu để phát triển nền kinh tế. Mặc dù đã có ý thức trong việc trang bị những máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất nông sản nhưng hầu hết những trang thiết bị đều lạc hậu do vậy không mang hiệu quả cao trong sản xuất. Điển hình như những nhà máy đường ở Việt Nam, công nghệ lạc hậu, sản phẩm làm ra chất lượng kém, quy trình bảo quản không đúng kỹ thuật do vậy không thể cạnh tranh với cá loại đường nhập khẩu với giá rẻ chất lượng cao. Đã có nhiều nhà máy đường quốc doanh bị phá sản do làm ăn thất bại, sản phẩm không đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường, mặc dù Nhà Nước đã có nhiều trợ giúp về vốn nhưng do quản lý kém, công nghệ lạc hậu nên nhiều doanh nghhiệp làm ăn vẫn không có hiệu quả. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, việ đổi mới công nghệ là rất quan trọng. Đó là một chính sách mang tính chiến lước để phát triển ngành nông sản, vì vậy cần phải làm một cách nhanh chóng. Việc cải tiến công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật gồm những giả pháp sau:

• Thực hiện chuyển đổi công nghệ trong sản xuất, thay thế dần những công

nghệ lạc hậu bằng những công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện sản xuất để nâng cao nâng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Áp dụng đồng bộ các kỹ thuật tiến bộ về giống có năng suất và chất lượng cao, các biện pháp trong thâm canh, bảo quản, chế biến, nhất là công nghệ sinh học,

phòng ngừa sâu bệnh cho các loại cây trồng, quy trình sản xuất hữu cơ, quy trình sản xuất an toàn ở từng địa phương, cơ sở sản xuất để tạo ra hàng hoá có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng mô hình sản xuất hữu cơ, an toàn từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, tập trung vào mặt hàng rau, gạo, chè cà phê, thịt. Hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông lâm sản phục vụ xuất khẩu.

• Đưa khoa học, kỹ thuật vào trong sản xuất, trồng trọt. Phổ biến kiến thức

khoa học kỹ thuật cho người nông dân từ quá trình tìm giống cây trồng, chăm sóc, thu hoạch đến tiêu thụ sản phẩm. Tập trung nghiên cứu giống cây trồng, chất lượng cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, nghiên cứu các biện pháp thâm canh, quy trình sản xuất sạch, an toàn, euy trình sản xuất hữu cơ, phát triển nông nghiệp làm khô, bảo quản chế biết biến nông sản để tạo bước nhảy vọt về chất lượng, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

• Xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao, trước hết ưu tiên cho nhân

và sản xuất giống như: rau, gạo, chè, điều, hoa quả… để phục vụ sản xuất và xuất khẩu.

• Hiện nay, phương tiện vận chuyển và chế biến nông sản của Việt Nam

còn rất yếu kém. Hàng hoá được vận chuyển bàng các phương tiện thô sơ, không có hệ thống kho lạnh tại nơi thu hoạch, dẫn đến chất lượng nông sản không đảm bảo đồng thời tăng giá thành. Vì vậy cần phải quan tâm đến khâu vận chuyển và bảo quản hàng hoá bằng những phương tiện hiện đại hơn.

• Xuất khẩu nông sản của Việt Nam ra thị trường nước ngoài chủ yếu dưới

dạng hàng thô, chưa qua chế biến. Đó là do chúng ta chưa có nhũng trang thiết bị kỹ thuật để chế biến sản phẩm, một phần những công nghệ nhập ngoại không phù hợp với điều kiện sản xuất của Việt Nam, do vậy không mang được hiệu quả cao. Vì vậy áp dụng khoa học kỹ thuật phải phù hợp với môi trường sản xuất. Cần tạo cho người nông dân ý thức về đổi mới,

áp dụng những tiến bộ khoa học trong sản xuất. Có như vậy mới mang lại hiệu quả cao trong thu hoạch cả về chất lượng và số lượng.

• Đầu tư nâng cấp và đổi mới thiết bị đảm bảo đạt trình độ tiên tiến, hiện

đại với quy mô thích hợp, tập trung và đồng bộ trong các khâu làm khô nông sản, sơ chế, bảo quản, chế biến, vận chuyển. Nhanh chóng khắc phục tình trạnh thiếu đồng bộ về thiết bị và công nghệ. Đây là giải pháp quan trọng nhất quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, cần được quan tâm, chỉ đạo và thực hiện tốt.

• Việc áp dụng khoa học tiến bộ cần có sự giúp đỡ rất lớn của Nhà Nước,

các kỹ sư nông nghiệp. Nhà Nước hỗ trợ về vốn cho người nông dân, các nhà khoa học giúp người nông dân có những kiến thức cần thiết trong sản xuất như hướng dẫn họ gieo trồng, chăm sóc và bảo quản sản phẩm của mình, nghiên cứu thành phần đất, thuốc bảo vệ cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn cách phòng ngừa các rủi ro trong reo trồng và sản xuất. Có như vậy mới giúp người nông dân nâng cao được kiến thức và tạo động lực cho họ hăng say sản xuất.

Để sản phẩm nông sản có đủ sức cạnh tranh trên thị trường, mở rộng được hơn nữa thị phần của mình thì việc tranh bị khoa học kỹ thuật tiên tiên là hết sức cần thiết trong thời đại ngày nay, khi mà Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, phải chịu rất nhiều những thử thách trong việc phát triển nền kinh tế. Trang bị khoa học kỹ thuật tiến bộ là để bước lên một tầm cao mới trong sản xuât nói chung và trong sản xuất nông sản nói riêng. Hàng nông sản sẽ chịu rất nhiều áp lực do cạnh tranh khốc liệt gây ra. Do vậy, để đứng vững trên thị trường, không còn cách nào khác là phải tự đổi mới chính bản thân mình. Tiếp thu những tiến bộ trong sản xuất nông sản của các nước tiến bộ trên thế giới để nâng cao trình độ trong sản xuất nông sản của Việt Nam.

1.3. Quảng bá thương hiệu nông sản Việt Nam.

Quảng bá sản phẩm là một phần quan trọng để phát triển thương hiệu. Nhờ quảng báQ, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được nhiều người biết đến, quan tâm.

Ngày nay, công tác quảng bá thương hiệu càng trở nên rầm rộ, với nhiều hình thứ đa dạng, phong phú nhằm chiếm được tình cảm của khách hang và mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ. Trong các mặt hàng nông sản của Việt Nam, nông sản được coi là mặt hàng xuất khẩu có số lượng lớn nhất và mang lại nhiều ngoại tệ nhất cho nền kinh tế.Vì vậy, việc quảng bá thương hiệu cho ngành nông sản là một chiến lược tất yếu và rất quan trọng cần được sự quan tâm đặc biệt từ mọi phía. Việc quảng bá thương hiệu cần phải quan tâm đến những vấn đề sau:

• Dự báo thị trường: đây là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Quá trình nghiên

cứu, dự báo thị trường chính xác sẽ giúp cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc đưa ra các quyết định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, công tác dự báo thị trường cho mặt hàng nông sản còn kém, dẫn đến tình trạng sản xuất “theo đuôi” thị trường, cụ thể như hiện nay Việt Nam xuất khẩu cà phê tương đối mạnh, mặc dù giá cà phê trên thị trường liên tục tăng, nhưng chúng ta chỉ tập trung sản xuất loại cà phê nhân giá trị thấp và chỉ bán ở dạng thô. Do đó, khi cà phê được mùa thì nông dân bán sản phẩm của mình với giá rất thấp gây thiệt hại lớn về kinh tế. Việc nghiên cứu dự báo thị trường cần phải được xem xét tỉ mỉ, chính xác để hướng dẫn người nông dân cũng như doanh nghiệp có những quyết định phù hợp trong trồng trọt và sản xuất.

• Thiết kế logo, nhãn hiệu, slogan là hình ảnh để tạo nên thương hiệu. Việc

thiết kế hình ảnh cho thương hiệu phải mang một sự khác biệt, một nét riêng gắn với truyền thống, lịch sử, văn hoá của từng địa phương như vậy mới dễ gây được sự chú ý, tạo nên hình ảnh tốt đẹp nhất, thuyết phục nhất đối với khách hàng qua những thiết kế bao bì hấp dẫn lôi cuốn và những thông điệp quảng bá thuyết phục tạo giá trị tinh thần cho sản phẩm. Ví dự như việc quảng bá thương hiệu “ gạo Sohafarm” của Nông Trường Sông Hậu là một hình ảnh đặc biệt đã được các nhà làm quảng cáo chuyên nghiệp nâng lên thành những tác phẩm mang đậm nét văn hoá đậm chất thuần Việt. Trong một tổng thể hình tròn, kiểu khắc chữ chắc khoẻ, giản

dị kết hợp với hình ảnh cánh cò trắng tung bay trên nên xanh mướt của cánh đồng lúa gợi cho người xem liên tưởng đến hình ảnh cánh đòng lúa Miền Tây phì nhiêu màu mỡ, một hình ảnh mang đậm chất thơ. Ngoài hình ảnh, người thiết kế quảng cáo còn gây ấn tượng với khách hàng bằng những câu chữ đem đén sự cảm nhận tinh tế nhất “ hạt dẻo hạt thơm, đong đầy hạnh phúc” từ những bưa cơm đầm ấm trong gia đình người Việt Nam. Đối với cà phê Trung Nguyên, nét riêng trong quản bá thương hiệu là tính tiên phong, tạo nét văn hoá hiện đại mới mẻ trong thưởng thức cà phê, từ đó thu hút được đông đảo khách hàng quan tâm và từ đó đi sâu vào trong tiềm thức của người tiêu dùng.

• Quảng bá thương hiệu qua các phương tiện thông tin đại chúng: Ngày nay

báo chí, truyền hình là một công cụ quảng bá hữu hiệu nhất và nhanh nhất

Một phần của tài liệu Vai trò của thương hiệu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông sản Việt nam (Trang 33 - 45)