Chiến lược đa địa phương của công ty

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động và định hướng chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty P&G (Trang 33 - 35)

7. Những thành tựu đạt được

3.2. Chiến lược đa địa phương của công ty

Với định hướng chiến lược đa địa phương công ty luôn chú ý tới các nhu cầu của người tiêu dùng tại các thị trường quốc gia khác nhau trên thế giới. Định hướng chiến lược kinh doanh quốc tế đa địa phương của công ty được thể hiện qua các vấn đề cơ bản sau:

Sứ mạngcủa công ty:

P&G đã thực hiện những sứ mạng mang tính chiến lược đa địa phương, họ sử dụng hình ảnh những môn thể thao thong dụng nhất châu âu để quảng cáo hình ảnh sản phẩm vizil với mục đích là sự chấp nhận rộng rãi của công chúng ở nước sở tại.

Ở Việt Nam, P&G đã mời nam diễn viên Johnny Trí Nguyễn làm đại sứ cho Head & Shoulders với mục đích khiến người tiêu dùng Việt Nam chấp nhân sản phẩm một cách rộng rãi hơn

Triết lý kinh doanh của công ty:

P&G đã cố gắng phát triển sản phẩm dưới góc độ coi mỗi quốc gia là một thị trường riêng biệt. Hàm lượng chất tẩy trắng có trong Virzir ở Ý sẽ khác Tây Ban Nha. Cụ thể là, ở Ý, chất làm mểm sợi vãi sẽ có nhiều hơn trong Virzir, còn ở Tây Ban Nha luôn cần phải có nhiều chất tẩy trắng trong sản phẩm. Ở các quốc gia thuộc vùng có khí hậu nóng, tóc của người dân ở các vùng này thường có nhiều gàu, P&G đã tung ra sản phẩm Head & Shoulders intensive solutions chuyên đặc trị gàu để có thể đáp ứng nhu cầu riêng biệt của người tiêu dùng ở từng quốc gia, đối với Việt Nam Head & Shoulders intensive solutions được tung ra vào ngày 23/07/2007.Qua đó, P&G đã tạo ra sản phẩm

phù hợp cho từng quốc gia với 1 cộng nghệ hàng đầu thế giới, và họ nhận được rất nhiều sự phản hồi từ người tiêu dùng ở các quốc gia với chi phí cho sản phẩm rất thấp.

Cấu trúc cơ bản của công ty :

Ramley, giám đốc điều hành P&G, luôn lắng ý kiến cũng như yêu cầu của các giám đốc của từng khu vực, những người luôn hiểu rõ nhu cầu địa phương hơn ông cũng như là việc nắm rõ các họat động kinh doanh. Đó là lý do mà chiến lược marketing ở mỗi khu vực được P&G thực hiện rất tốt ở mỗi khu vực.

Chẳng hạn, đầu năm 1990, P&G đã mua lại Max Factor, mỹ phẩm Alen Betrix và dây chuyền sản xuất dầu thơm từ Revlon. Nhưng kết quả mà họ đạt được là mức tăng trưởng thấp 2 đến 3%/ năm, lúc đó, dầu thơm đã trở thành 1 họat động kinh doanh không hấp dẫn như P&G đã mong muốn. Tuy nhiên, họ đã thấy được cơ hội để thay đổi, họ bắt đầu định nghĩa khách hành ở mội khu vực một cách rõ rang và cẩn thận hơn. Họ dùng hình ảnh những nhân vật nổi tiến ở các khu vực để quảng bá hình ảnh sản phẩm của họ ở khu vực đó, và đến năm 2007, P&G đã trở thành công ty dầu thơm lớn nhất thế giới với doanh thu hơn 2,5 tỉ , tăng 25 lần trong 15 năm nhờ một chiến lược đa địai phương thích hợp. Và quan trọng hơn, sau khi đạt được thành tựu đó, với sản phẩm dầu thơm, họ đã thiết kế trang web riêng cho mỗi khu vực để tạo dựng mối quan hệ khách hàng than thiết, cũng như là nắm rõ nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi ở mỗi khu vực, nhờ đó, họ có thể cải tiến sản phẩm nhanh chóng và luôn giử được vị thế dẫn đầu về sản phẩm dầu thơm này.

Định hướng chiến lược Marketing của công ty:

Phát triển sản phẩm dựa trên nhu cầu địa phương, như ở thị trường châu âu, Vizir chính là Tide ở dạng chất lỏng phù hợp với nền văn hóa cũng như là sự phát triển ở châu Âu, vì Vizir phù hợp với máy giặt cửa trước mà chỉ có ở châu Âu mới thịnh hành lọai máy giặt này, trong khi đó, ở những nước khác, chẳng hạn như Việt Nam thì sản phẩm sẽ chuyển thành dạng bột với tên gọi là Tide.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động và định hướng chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty P&G (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)