Giải pháp:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam 2005 thời kì 2005 - 2010 và Giải Pháp khuyến nghị.doc (Trang 29 - 33)

2.1. Giải pháp trong ngắn hạn:

- Thắt chặt tài khóa hoặc tiền tệ để sử dụng giảm tiêu dùng trong nước, từ đó sẽ giảm nhu cầu đối với hàng nhập khẩu.

- Chính phủ khuyến khích người dân thay đổi cơ cấu chi tiêu theo đó ưu tiên dùng hàng nội đia, giảm tiêu dùng hàng nhập khẩu thông qua giảm giá thực của VND, và thực tế là các nhà hoạch định chính sách đã, đang làm như thế.

- Không nên áp thuế suất cao hơn khung thuế cam kết được phép hoặc áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu bởi vì chúng lại tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Bởi xuất khẩu chủ yếu dựa vào nhập khẩu, ảnh hưởng lớn đến lợi ích của người tiêu dùng vì chi phí tăng thêm, đồng thời khiến các nhà đầu tư nước ngoài mất niềm tin vào nền kinh tế Việt Nam….Các tập đoàn nước ngoài lại chuyển lợi nhuận về công ty mẹ, điều này dễ làm tổn thương cán cân vốn, dẫn đến thâm hụt kép. - Tăng cường đầu tư nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.Tập trung các luồng vốn đầu tư nước ngoài vào sản xuất các mặt hàng phục vụ cho xuất khẩu.Đặc biệt chú trọng những ngành hàng có khả năng tăng trưởng ổn định ,sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu trong nước,đặt yêu cầu năng cao tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa lên hàng đầu,gắn sản xuất với yêu cầu của thị trường về chất lượng và mẫu mã sản phẩm…Đồng thời chuyển dịch mạnh cơ cấu đầu tư theo hướng tăng đầu tư Nhà nước để phát triển các ngành dịch vụ và một số ngành sản xuất với công nghệ cao nhằm đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ cho phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế dịch vụ và kinh tế tri thức.

- Thiết lập thêm các kênh chuyển tiền mới giúp cho kiều bào ở nước ngoài an tâm chuyển tiền, nâng cao chất lượng dịch vụ chuyển tiền, đơn giản hóa các thủ tục có liên quan tới hệ thống ngân hàng, cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích kiều bào tăng cường đầu tư vào thị trường trong nước, tiếp tục thực hiện chính sách thu hút kiều hối thông thoáng…

2.2. Giải pháp trong dài hạn:

- Đánh giá kĩ lưỡng lợi ích từ các FTA mà Việt Nam dự kiến sẽ kí và đảm bảo rằng sau khi kí sẽ

- Tìm cách nâng cao giá trị gia tăng trong hoạt động sản xuất của Việt Nam và đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, giảm thiểu những tác động tiêu cực lên biến động giá hàng hóa và phụ thuộc vào biến động của thị trường thế giới.

- Giải quyết mất cân đối kinh tế vĩ mô bằng cách điều chỉnh mức thâm hụt ngân sách và sử dụng chính sách tiền tệ đủ mạnh.

- Tiếp tục củng cố các dịch vụ hỗ trợ trong nước, nâng cao các biện pháp tuận thuận lợi cho thương mại và đặc biệt là cải cách hành chính, nhằm giảm các chi phí xuất khẩu, một phần tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

- Duy trì môi trường đầu tư hấp dẫn và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

- Nâng cao năng lực vốn có, tiềm tàng của con người Việt Nam thông qua hệ thống giáo dục. Đó là yếu tố them chốt để có một nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng thay đổi vị thế kinh tế của quốc gia.

- Giảm thiểu, hạn chế tối đa tình trạng buôn lậu và nâng cao công tác quản lý hàng nhập khẩu, theo dõi sát những hành động phá giá của các nước bạn hàng.

- Giám sát và vận động hành lang pháp lý nhằm xóa bỏ thuế đánh vào hàng xuất khẩu của Việt Nam do các nước thuộc G-20 áp dụng.

Cán cân thanh toán quốc tế hay các nghiệp vụ thường xuyên có vai trò là trung tâm kết nối trong nước với thế giới bên ngoài, là chỉ tiêu quan trọng để đo lường sự mất cân đối bên ngoài một quốc gia. Cán cân thanh toán quốc tế có mối liên hệ mật thiết đến chỉ tiêu nợ nước ngoài, tỉ giá hối đoái, thị trường ngoại hối. Mặt khác cũng là các biến số kinh tế vĩ mô quan trọng cho sự ổn định và tăng trưởng kinh tế với nền kinh tế mở (vì những biến động trong cán cân thanh toán quốc tế là nhân tố đứng đằng sau những biến đỏi về nợ nước ngoài và tỉ giá hối đoái trong dài hạn)

Kinh tế mà trọng tâm là đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế rồi từ đó tạo tiền đề cho phát triển xã hội. Viêc duy trì cán cân thanh toán vãng lai ở một mức nào đó,cùng với việc có các biện pháp cả thiên cán cân thanh toán quốc tế trong dài hạn sẽ có thể duy trì dược tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững không những thế còn tránh được những cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng do thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế gây ra.

Qua đây, chúng ta có thể thấy được vai trò to lớn của cán cán cân thanh toán quốc tế trong nền kinh tế mở, từ thực trạng của nền kinh tế nước ta, cũng như từ sự biến đổi của nền kinh tế thế giới nói chung cũng như khu vực Đông Nam á nói riêng, việc hiểu rõ vấn đề cán cân thanh toán quốc tế này sẽ làm chúng ta hiểu rõ hơn thưc trạng của nền kinh tế nước ta, cũng như những khó khăn mà nước ta đang gặp phải, bên cạnh đó cũng mang lại cho chúng ta những hiêu biết sâu rộng rõ nét hơn về nền kinh tế nước nhà, sẽ rất có ích cho con đường tương lai chúng ta đã chọn.

PGS.TS Nguyễn Văn Tiến , Giáo Trình Tài Chính Quốc Tế, NXB Thống Kê, 2010 Alan C. Shapiro: Multinational Financial Managerment; Brentina Hill Internation, 1996 Frederic S. Mishkin: The Economics of Money, Banking and Financial Market, 5th Edition, Addison – Wesley, 1996 Websites: http://www.mutrap.org.vn/en/Lists/Posts/Post.aspx?List=04b7f557-7dc2-4103-91f3- a38d33dc893d&ID=222 http://www.vneconomy.vn http://www.cafef.vn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam 2005 thời kì 2005 - 2010 và Giải Pháp khuyến nghị.doc (Trang 29 - 33)