2. Thị trường Mỹ
2.3. Thuê tàu
Do điều kiện cầu cảng Việt nam không đạt tiêu chuẩn, nên Công ty thường phải xuất khẩu hàng theo điều kiện FOB. Đây là thiệt thòi đối với ngành xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam nói riêng và ngành xuất khẩu Việt Nam nói chung.
Sau đó, Công ty hoàn tất những thủ tục còn lại như: kiểm nghiệm hàng hoá xuất khẩu, làm thủ tục hải quan, giao hàng lên tàu, …để thực hiện xuất hàng.
2.4. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng của Công ty sang thị trường Mỹ.
Chỉ tiêu
Năm 2006
Số lượng (chiếc) Trị giá HĐ (USD) Trị giá FOB (USD)
1. Sơ mi 4,661,035 10,037,194.73 30,776,152.95
2. Quần 1,760,450 4,578,826.45 12,780,575.82
3. Jacket 110,961 390,175.95 1,234,483.46
4. áo comlê 136,080 4,734,630.96 5,112,356.96
5. Bộ comlê 25,556 2,879,740.00 2,880,265.00
(Nguồn: Phòng kế toán -Công ty cổ phần May 10)
3. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty khi xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ
Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt nam, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngành dệt may Việt nam hiện nay đang được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển khá mạnh.
Việt nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO vào ngày 11-1-2007, Việt nam được các nước thành viên, trong đó có cả Mỹ dỡ bỏ hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu từ Việt Nam đi các nước thành viên WTO. Đó là cơ hội cho Công ty cổ phần may 10 và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tận dụng được những lợi thế riêng như: nguồn lao động dồi dào, môi trường đầu tư được cải thiện, …để tăng tốc và tiến xa hơn. Tuy nhiên, thay vào dỡ bỏ hạn ngạch, Mỹ lại áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng may mặc Việt nam. Trong trường hợp đó nhiều nhà nhập khẩu lớn của Mỹ sẽ lo ngại về những rủi ro do cơ chế giám sát này gây ra, vì vậy họ đã dè dặt trong việc đặt hàng may mặc tại Việt nam xuất khẩu sang Mỹ bắt đầu từ quí 3-2007.
Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất của Việt nam. Nhưng cũng là một trong những nước có hệ thống pháp luật và tư pháp phát triển, tinh vi và phức tạp nhất thế giới mà hệ quả của nó là hầu như không thể làm ăn lâu dài với các đối tác Mỹ mà không biết được những vấn đề hay rủi ro pháp lý liên quan. Đông thời, các qui
định pháp luật của Mỹ theo truyền thống án lệ (các bản án quyết định của toà án có giá trị pháp lý ràng buộc với cấc vụ việc tương tự sau đó được toà án giải quyết) cũng phức tạp và có khả năng nhầm lẫn hơn bất kì nước nào khác trong việc tạo ra sự bảo hộ một cách tinh vi và hiệu quả cho các ngành kinh tế trong nước khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài, nhất là các nước chưa là thành viên của WTO. Với hệ thống pháp luật và tư pháp phức tạp như vậy yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Mỹ phải nghiên cứu, nắm vững.
Đối với thị trường Mỹ, Tổng Công ty Dệt may Việt nam đã mở các văn phòng đại diện tại New York nhằm giới thiệu khách hàng và thực hiện xúc tiến xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Đồng thời chú trọng và tích cực đầu tư phát triển ngành dệt may Việt nam.
Công ty không chỉ phải cạnh tranh với các nước xuất khẩu lớn sang Mỹ như: Ttrung Quốc, Ân Độ, Inđônêxia, Hàn Quốc, Pakixtan…mà còn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong ngành, cũng như các loại hàng ngoại nhập, hàng nhái hàng rởm.
Công ty cổ phần may 10 tuy có lực lưọng lao động lớn, hàng năm được đào tạo, nâng cao trình độ, tay nghề. Nhưng với việc Việt nam gia nhập WTO thì chất lượng cán bộ công nhân viên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu mới.
. . .
CHƯƠNG 3
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 SANG THỊ TRƯỜNG MỸ.
1.Xu hướng phát triển của ngành may mặc Việt nam và phương hướng hoạt động của Công ty cổ phần may 10 trong thời gian tới.
1.1. Xu hướng phát triển của ngành may mặc Việt nam
Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng hàng may mặc Việt Nam mạnh, là một trong những nước xuất khẩu hàng may mặc lớn của thế giới. Từ nay đến năm 2010 Việt Nam cố gắng tăng tỉ lệ gia công FOB lên đồng thời tăng doanh thu cho xuất khẩu thông qua hình thức mua đứt bán đoạn. Tuy nhiên, ngành may mặc Việt Nam nằm trong xu thế quốc tế hoá hàng hoá, sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển ngày càng quyết liệt trên các phương diện. Điều đó đặt doanh nghiệp Việt Nam đứng trước những thử thách khắc nghiệt về cắt giảm thuế quan, yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm…
Căn cứ vào thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước, vào xu thế chuyển dịch hàng may mặc ở các nước kinh tế phát triển và trong khu vực, có thể dự kiến đến năm 2006 xuất khẩu hàng may mặc ước tính đạt được khoảng 5 - 6 tỷ USD. Trước mắt các doanh nghiệp may mặc Việt Nam cần giữ được các hợp đồng gia công lớn với các nhà nhập khẩu nhằm tranh thủ về máy móc kỹ thuật hiện đại, học hỏi mẫu mã mặt khác tận dụng nguồn nguyên liệu chất lượng cao. Ngoài ra, các doanh nghiệp đẩy mạnh hơn nữa việc chiếm lĩnh thị trường nội địa với lợi thế sân nhà, tập trung nâng cao giá trị gia tăng của hàng hoá. Để đạt được điều đó Việt Nam cần chủ động trong các phương thức tiếp thị để thu hút được các hợp đồng có giá trị gia tăng cao hơn.
Trong thời gian tới thị trường may mặc Việt Nam bước sang thế kỷ XXI với những yêu cầu khác của thị trường nước ngoài, thị trường trong nước. Đặt ra cho ngành may mặc những vấn đề cần phải được giải quyết tốt, xoay quanh:
- Trình độ khoa học và công nghệ.
- Vốn đầu tư và qui hoạch phát triển hợp lý - Chất lượng và nguồn nguyên liệu
Giải quyết tốt những vấn đề này ngành Dệt - May sẽ tạo cơ hội để vươn lên vững chắc trong điều kiện mới.
1.2. Phương hướng hoạt động của Công ty cổ phần may 10 trong thời gian tới.