Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT tỉnh Hòa Bình.doc (Trang 38 - 41)

2. Thực trạng hoạt động TTKDTM tại NHNo & PTNT tỉnh Hòa Bình 1.Tình hình doanh số thanh toán không dùng tiền mặt.

3.2.2.Nguyên nhân

3.2.2.1.Nguyên nhân chủ quan.

Trình độ của đội ngũ cán bộ TTKDTTM chưa thật đồng đều. Cơ sở vật chất hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu.

Hệ thống trang thiết bị, máy móc chưa nhiều.

3.2.2.2.Nguyên nhân khách quan.

Thói quen dùng tiền mặt trong dân cư và nhận thức về hoạt động TTKDTM. Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn.

4. Giải pháp

Muốn khuyến khích mọi người sử dụng phương tiện thanh toán qua ngân hàng cần phải có giải pháp tuyên truyền, khuyến mại thích hợp. ví dụ: khách hàng thanh toán với những khoản thanh toán lớn và đều đặn sẽ nhận được những món quà có giá trị, hoặc miễn phí thanh toán trong thời hạn 1 tháng…

Bộ phận tiếp thị phải tiếp cận thị trường, thu thập thông tin, phân loại đối tượng khách hàng, tìm hiểu và nắm được nhu cầu của khách hàng để từ đó tạo thêm các sản phẩm dịch vụ đáp ứng cho khách hàng.

Mở các đợt miễn phí mở tài khoản và thẻ để khuyến khích các giao dịch bằng các công cụ TTKDTM.

Tổ chức các buổi hội thảo khách hàng để giới thiệu và khuếch trương sản phẩm.

Chủ động liên hệ với các trường cao đẳng trong địa bàn, lắp đặt các máy ATM trong trường,mở các quầy giao dịch gần trường, để tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên, sinh viên giao dịch được thuận lợi hơn. Đồng thời miễn giảm phí chuyển tiền cho sinh viên.

4.2.Cải tiến và hoàn thiện các hình thức thanh toán.

Lựa chọn và cải tiến các hình thức thanh toán để phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Thủ tục thanh toán của các hình thức thanh toán cần được đơn giản hóa, dễ hiểu và dễ sử dụng.

Tăng cường hệ thống máy ATM, máy POS và các điểm chấp nhận thẻ. Việc phát hành thẻ phải đa dạng và nhiều chủng loại.

4.3.Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và công nghệ xử lí thanh toán.

4.3.1.Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng ngân hàng.

Tập trung phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng (TTLNH) vì đây là hệ thống thanh toán xương sống của nền kinh tế. Việc thiết kế mở rộng hệ thống đáp ứng nhu cầu cho các thành viên phải phù hợp với các chuẩn quốc tế áp

dụng chung cho các hệ thống thanh toán và quyết toán. Các giải pháp phần mềm hệ thống cần đảm bảo độc lập giữa xử lý số liệu và truyền dữ liệu, đảm bảo tính bảo mật hệ thống, tích hợp dữ liệu và tính liên tục trong hoạt động Phát triển hệ thống ngân hàng cốt lõi (core banking) của Ngân hàng Nhà nước bao gồm các module ứng dụng nhiều tiện ích, trước mắt tập trung vào module kế toán tập trung để nâng cao tính hiệu quả của hệ thống TTLNH;

Hệ thống TTLNH có giao diện với các hệ thống thanh toán bán lẻ, hệ thống quyết toán chứng khoán và ngoại hối, hệ thống thanh toán điện tử Kho bạc Nhà nước, hệ thống thanh toán của các tổ chức tín dụng.

Nâng cấp liên tục hệ thống TTLNH (cả phần cứng và phần mềm ứng dụng) để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế từ nay đến năm 2020, thực hiện đánh giá hệ thống TTLNH theo định kỳ để có giải pháp nâng cấp và mở rộng hệ thống. Có thể được thực hiện dưới hình thức huy động vốn ODA và đề nghị Chính phủ đưa vào danh mục các dự án huy động vốn ODA.

4.3.2.Áp dụng những công nghệ sử lí thanh toán hiện đại.

Ứng dụng các giải pháp công nghệ mới làm gia tăng tính năng của thẻ thanh toán và đẩy mạnh hợp tác với nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

nâng cao chất lượng, hiệu quả cung ứng dịch vụ trả lương qua tài khoản, hệ thống ATM…

4.4.Đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt.

Tăng cường cán bộ có trình độ, kiến thức, năng lực vào các bộ phận chịu trách nhiệm lập chính sách và đề xuất chiến lược, định hướng phát triển hoạt động thanh toán của nền kinh tế, về số lượng và chất lượng.

Có chương trình đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, nhằm tạo ra các chuyên gia trên lĩnh vực thanh toán. Đối với các chương trình đào tạo cơ bản có thể

tiến hành ngay trong nước; tuy nhiên với những kiến thức chuyên sâu cần tổ chức đào tạo ở nước ngoài để học tập kinh nghiệm.

Đào tạo kiến thức về công nghệ thông tin nói chung và công nghệ ứng dụng trong thanh toán nói riêng cho các cán bộ làm việc trong lĩnh vực thanh toán; Phối hợp với các ngân hàng thương mại, lập chương trình khảo sát và thực tập tại các ngân hàng thương mại nhằm nâng cao kiến thức thực tiễn cho các cán bộ lập chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trang bị thiết bị tin học cho phép truy cập internet cho các đội ngũ cán bộ chuyên trách trong bộ máy quản lý nhà nước nhằm tạo điều kiện tiếp cận thông tin, trên cơ sở đó nắm bắt được xu thế phát triển của hoạt động thanh toán trên thế giới phục vụ cho việc lập chiến lược, chính sách phát triển thanh toán;

Giai đoạn 2008 - 2010, tiếp tục các chương trình đào tạo mở rộng đến khu vực doanh nghiệp với mục tiêu triển khai thực hiện Đề án đến các chủ thể trong nền kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT tỉnh Hòa Bình.doc (Trang 38 - 41)