Kiến nghị:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về lãi suất tiền tệ ở Việt Nam hiện nay.doc (Trang 34 - 37)

Trên cơ sở phân tích, đánh giá những tác động của lãi suất cho vay đối với hoạt động của doanh nghiệp, từ đĩ cĩ các giải pháp tối ưu nhằm khai thác các tác động tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực của lãi suất nhằm đạt được các mục tiêu trong hoạt động kinh doanh cũng những hoạt động điều tiết nền kinh tế luơn là yêu cầu đặt ra đối với cả các NHTM, các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý vĩ mơ.

Đứng trên gĩc độ của mỗi bên, các định hướng và giải pháp cụ thể khi xử lý vấn đề lãi suất cần phải thực hiện như sau:

Đối với các NHTM

Nguồn thu về lãi suất cho vay là nguồn thu nhập nuơi sống hoạt động của Ngân hàng và theo bản năng, Ngân hàng nào cũng muốn cho vay lãi suất cao. Tuy nhiên, xét về bản chất kinh tế thì lãi suất tiền vay cĩ lại nguồn gốc từ lợi nhuận hoạt động của DN, do đĩ, các NHTM chỉ cĩ thể “sống” được khi hoạt động SXKD của DN cĩ hiệu quả và phát triển. Vì vậy, khi thực hiện chính sách lãi suất, các NHTM nên:

 Phân tích và đánh giá chính xác mức sinh lời của DN để từ đĩ xác định lãi suất cho vay hợp lý, đảm bảo đơi bên cùng cĩ lợi.

 Nâng cao khả năng dự báo và thực hiện tốt vai trị tư vấn về lãi suất cho vay đối với khách hàng để giúp DN phịng ngừa và hạn chế rủi ro cho chính mình và cho cả Ngân hàng.

 Cung cấp các sản phẩm phát sinh làm cơng cụ phịng ngừa rủi ro lãi suất cho các DN.

 Thực hiện thường xuyên và kịp thời các chính sách ưu đãi, chia sẻ khĩ khăn về lãi suất với các khách hàng gặp khĩ khăn trong khả năng của mình, qua đĩ hỗ trợ khách hàng phát triển bền vững và gắn bĩ với Ngân hàng.

 Phát huy vai trị của Hiệp hội Ngân hàng trong việc thực hiện chính sách lãi suất ổn định, đồng nhất, để vừa đảm bảo lợi ích kinh doanh của Ngân hàng vừa tránh những xáo trộn về mặt bằng lãi suất gây ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Đối với các DN nĩi chung

Lãi suất tiền vay là chi phí đầu vào nên để đảm bảo hoạt động kinh doanh cĩ lãi và phát triển bền vững, DN cần phải:

 Tính tốn và dự báo thật đầy đủ, chính xác về chi phí lãi vay khi xem xét, đánh giá hiệu quả và quyết định thực hiện đối với các phương án/dự án SXKD.

 Tích cực và chủ động thực hiện các cơng cụ phịng ngừa rủi ro về lãi suất thơng qua việc khai thác, sử dụng các sản phẩm phái sinh để bảo hiểm các rủi ro do biến động lãi suất trên thị trường.

 Trích lập đầy đủ các quỹ dự phịng về tài chính trong hoạt động SXKD nhằm tạo nguồn lực dự phịng, giúp cho DN đứng vững trong các cú sốc về lãi suất.

 Sử dụng thận trọng và linh hoạt cơng cụ địn bẩy tài chính trong hoạt động kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu gia tăng lợi nhuận trong điều kiện lãi suất thấp, đồng thời hạn chế rủi ro thua lỗ khi lãi suất biến động ngồi dự đốn.

 Thường xuyên tăng cường năng lực tự chủ về tài chính, đa dạng hĩa các kênh huy động vốn, tránh việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn vay Ngân hàng.

Đối với doanh nghiệp vận tải biển nĩi riêng:

Để đứng vững và phát triển mạnh trong giai đoạn nền kinh tế hiện nay , doanh nghiệp vận tải biển cĩ thể thực hiện 1 số giải pháp sau :

Giải pháp thứ 1, để cĩ thể thích ứng nhanh chĩng với những biến động bất lợi của mơi trường kinh doanh, trước hết, Doanh nghiệp vận tải biển phải tăng cường hơn nữa cơng tác nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trường, từ đĩ đề ra chiến lược kinh doanh hiệu quả, phù hợp.

tính tốn hợp lý hành trình chạy tàu để giảm thời gian tàu chạy ballast. Nếu một số tàu hoạt động trên tuyến xa khơng tìm được nguồn hàng cĩ thể đưa về hoạt động trên tuyến gần hơn trong khu vực Đơng Nam á, Đơng Bắc á để dễ quản lý, điều động và khai thác nguồn hàng. Cùng với đĩ, Doanh nghiệp vận tải biển sẽ giảm thiểu chi phí bằng cách nâng cao quản lý phụ tùng vật tư, tiết kiệm nhiên liệu, bảo dưỡng tàu tốt để duy trì tình trạng kỹ thuật đảm bảo an tồn theo tiêu chuẩn của đăng kiểm và PSC, tránh off -hire. Tiếp tục nâng cao trình độ, tay nghề, ý thức kỷ luật lao động và tinh thần chủ động của đội ngũ sỹ quan, thuyền viên trong việc quản lý, khai thác vận hành tàu để hạn chế hư hỏng.

Giải pháp thứ 3 Doanh nghiệp vận tải biển chủ động đàm phán kéo dài các hợp đồng cho thuê tàu định hạn với mức giá điều chỉnh phù hợp để đảm bảo nguồn thu trong điều kiện thị trường khơng thuận lợi. Tăng cường đẩy mạnh cơng tác thị trường như gia hạn và củng cố các chân hàng, tìm kiếm các nguồn hàng ổn định cĩ giá cước tốt, duy trì những khách hàng truyền thống...

Giải pháp thứ tư, được nhắc đến là giải pháp tìm kiếm, huy động nguồn vốn đầu tư và dự phịng rủi ro. Theo đĩ, Doanh nghiệp vận tải biển đàm phán với các ngân hàng để thỏa thuận lại mức lãi suất phù hợp với thị trường, đồng thời tạo nguồn để sẵn sàng nhận được sự trợ giúp khi cần thiết. Các doanh nghiệp trong Tổng cơng ty cĩ thể hợp tác, gĩp vốn đầu tư tàu trong thời điểm giá tàu xuống thấp hoặc cĩ điều kiện thì cần lựa chọn thời điểm hợp lý để quyết định đầu tư nhằm đảm bảo hiệu quả của dự án và mục tiêu phát triển…

Giải pháp thứ năm, Doanh nghiệp vận tải biển phối hợp với các doanh nghiệp thành viên tổ chức hội nghị để chia sẻ kinh nghiệm, nguồn hàng, khả năng hỗ trợ lẫn nhau về mặt tài chính để cĩ thể vững vàng vượt qua khĩ khăn trong giai đoạn khủng hoảng và suy giảm kinh tế.

Đối với các Cơ quan quản lý vĩ mơ

Lãi suất là một cơng cụ điều tiết vĩ mơ hết sức nhạy cảm, cĩ tác động lớn đến nhiều đối tượng trong nền kinh tế, vì vậy, để đảm hiệu quả tối ưu khi sử dụng cơng cụ này thì các nhà làm chính sách cần:

 Cĩ lộ trình, giải pháp khuyến khích phát triển đồng bộ các thị trường tài chính, đa dạng hĩa các kênh huy động vốn trong nền kinh tế để nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của DN, hạn chế tình trạng tín dụng đen, thị trường tài chính ngầm phát triển tự do khơng cĩ kiểm sốt.

 Điều hành chính sách lãi suất một cách linh hoạt, kịp thời, duy trì mặt bằng lãi suất ổn định, phù hợp cơ chế thị trường trên cơ sở xử lý tốt mối quan hệ về lợi ích của người gửi tiền, các Ngân hàng và người vay tiền.

 Hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính trong điều hành lãi suất, làm biến dạng sự vận động của lãi suất để đảm bảo lãi suất trong nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường, giúp cho các chủ thể tham gia thị trường cĩ thể dự báo, đưa ra các giải pháp đối phĩ phù hợp.

 Tăng cường năng lực dự báo kinh tế và sớm đưa ra các giải pháp điều tiết mang tính đĩn đầu để tránh các cú sốc về lãi suất, gây tổn thương cho các chủ thể trong nền kinh tế.

 Trong bối cảnh suy giảm kinh tế hiện nay, cần thực hiện triệt để và kiên trì giải pháp hỗ trợ lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi DN cĩ thể tiếp cận được sự hỗ trợ của Chính phủ nhằm phát huy tốt nhất hiệu ứng từ gĩi kích cầu này đối với tồn bộ nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về lãi suất tiền tệ ở Việt Nam hiện nay.doc (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w