Hình 3- 3: Thi công cấu kiện gia cố mái đê ở Hà Lan

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho các tuyến đê biển quảng ninh (Trang 84 - 114)

7/2012 TT Tuyến đê Tổng chiều dài (km) Đã và đang nâng cấp Ghi chú Vị trí Chiều dài (km) I Thành phố Móng Cái 22,65

1 Đê Hải Xuân – Bình

Ngọc 11,0 11,0

Đê Hải Xuân K0

÷K5+460 5,46

Đê Hải Long – Bình Ngọc K0 ÷K5+540 5,54 2 Đê Hồ Nam 9,5 K0÷ K9+500 9,5 3 Đê Bà Vấn 2,15 2,15 II Huyện Hải Hà 12,4

1 Đê Quảng Minh 4,6 K3+400÷

K4+682 1,282

Đang thi công

2 Đê Quảng Phong 5,3

3 Đê Quảng Thành 2,5 1,648 Đang thi công

III Huyện Đầm Hà 9,16 1 Đê Bình Nguyên to 4,0 Đê Bình Nguyên nhỏ 2 Đê xóm Giáo 0,68 3 Đê Đầm Buôn - Xóm Giáo 3,5

77

1 Đê Cống To 1,4

2 Đê Hà Dong 5,0 4,994 Đang thi công

3 Đê Đông Nam 2,25 2,256

4 Đê Đồng Rui 2,45

V Huyện Vân Đồn 7,84

1 Đê Đoàn Kết 3,0

2 Đê Bình Dân 2,66

3 Đê Đài Xuyên 2,18

VI Đê Cẩm Hải – thành

phố Cẩm Phả 3 0,50

Đang thi công

VI I Huyện Hoành Bồ 13,28 1 Đê Bắc Cửa Lục 10,28 K0 ÷ K10+280 10,28 2 Đê Thống Nhất 3,0 X Các tuyến đê khác thuộc thành phố Hạ Long 8 1 Đê Hà Phong 1.2

2 Đê Quỳnh Trung - Đại

Yên – Minh Khai 6.8

VI II Đê Vành Kiệu II – thị xã Uông Bí 9,0 3,64 A29-10 ÷ VK+24 2.4

Đang thi công

A10+20 ÷

A5+20 1.24

IX Huyện Yên Hưng 58,600 13,083

K3+670 K3+680 ÷ K6+090 2,41 K7+700 ÷ K8+675 0,975 K10+372 ÷K16+400 6,028

2 Đê Mai Hòa 3,0 K0 ÷

K3+000 3,0

3 Đê Hà An 8,5 K0 ÷

K4+974 4,974

4 Đê Đông Yên Hưng 6,9 6,9

5 Đê Sông Khoai – Yên

Giang 6,53

X Đê Trường Xuân –

huyện Cô Tô 1,0 0,476

Tổng 156,030 73,447

a. Xác định tuyến đê tỉnh Quảng Ninh.

Do phần lớn bờ biển Quảng Ninh nằm trong khu vực bồi tích do được che chắn bởi hơn hai nghìn hòn đảo lớn nhỏ, các tuyến đê biển lại nằm trong cửa sông nên không có hiện tượng xói lở, không cần đê tuyến 2. Vì vậy đê biển Quảng Ninh là đê 1 tuyến.

+ Những yêu cầu chung.

- Phù hợp với quy hoạch tổng thể;

- Căn cứ điều kiện địa hình, địa chất;

- Đánh giá diễn biến bờ biển, bãi biển và cửa sông;

- An toàn, thuận lợi trong xây dựng, quản lý và duy trì, phát triển cây chắn

79

- Bảo vệ các di tích văn hoá, lịch sử và địa giới hành chính;

- Kết hợp với đường giao thông ven biển (nếu phù hợp);

- Phù hợp với các giải pháp thích ứng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu;

- Đảm bảo quy định về đánh giá tác động môi trường.

+ Yêu cầu về vị trí tuyến đê.

- Đi qua vùng có địa thế cao, địa chất nền tương đối tốt;

- Nối tiếp thông thuận và đảm bảo ổn định đối với các công trình đã có;

- Thuận lợi cho việc bố trí các công trình phụ trợ;

- Không ảnh hưởng đến thoát lũ và công trình chỉnh trị cửa sông (đối với đê cửa

sông);

- Đáp ứng yêu cầu đối với các hoạt động bền vững của bến cảng, bãi tắm,

khu du lịch, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh;

- Đối với tuyến đê kết hợp với hệ thống giao thông và an ninh quốc phòng

cần phải tuân theo các quy định khác của ngành giao thông và quốc phòng;

- Tận dụng tối đa các cồn cát tự nhiên, đồi núi, công trình đã có để khép kín

tuyến đê, đáp ứng yêu cầu kinh tế - kỹ thuật của tuyến đê;

- So sánh hiệu quả của 02 đến 03 phương án tuyến đê để lựa chọn vị trí đạt

hiệu quả tổng hợp tốt nhất;

- Đối với tuyến đê quan trọng cần tiến hành thí nghiệm mô hình thuỷ lực để

xác định vị trí tuyến thích hợp.

+ Yêu cầu về hình dạng tuyến đê.

- Hình dạng mặt bằng tuyến đê nên tránh gấp khúc, giảm thiểu tối đa sự tập

trung năng lượng sóng cục bộ; đồng thời nên tránh vuông góc với hướng gió thịnh

hành; thông qua so sánh về khối lượng công trình và tổng mức đầu tư để quyết định dạng tuyến phù hợp;

- Trong trường hợp phải bố trí tuyến đê cong, cần có các biện pháp giảm

sóng hoặc tăng cường sức chống đỡ của đê ở khu vực cong;

- Không tạo ra điểm xung yếu ở nơi nối tiếp với các công trình lân cận và

+ Phân định ranh giới đê cửa sông và đê biển.

Hiện nay chưa có nghiên cứu chính thức nào cho việc phân định ranh giới giữa đê biển, đê cửa sông và đê sông. Do đó vẫn phải căn cứ theo Văn bản số

4116/BNN-TCTL ngày 13 tháng 12 năm 2010 của Tổng Cục Thủy lợi về việc

Hướng dẫn phân cấp đê.

“- Ranh giới giữa đê sông và đê cửa sông là tại vị trí mà độ chênh cao do

nước dâng truyền vào xấp xỉ bằng 0,5m, ứng với trường hợp mực nước trong sông là mực nước thiết kế đê, phía biển là triều tần suất 5% và bão cấp 9.

- Ranh giới giữa đê cửa sông và đê biển là tại vị trí mà độ cao sóng xấp xỉ

bằng 0,5m, ứng với trường hợp mực nước trong sông là mực nước thiết kế đê, phía biển là sóng bất lợi tương ứng triều tần suất 5% và bão cấp 9.”

Tuy nhiên, để phù hợp với Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế đê biển ban hành kèm theo Quyết định số 1613/QĐ-BNN-KHCN ngày 09 tháng 07 năm 2012 của Tổng Cục Thủy lợi (Tạm gọi là Tiêu chuẩn 1613-2012), đề nghị sửa lại như sau:

+ Ranh giới giữa đê sông và đê cửa sông

Hiện nay phần lớn đê sông gần cửa sông chưa có mực nước thiết kế, độ dốc đường mặt nước thiết kế mỗi sông khác nhau nên việc xác định chính xác vị trí chênh giữa mực nước thiết kế phía biển và mực nước thiết kế đê sông là rất khó khăn nên đề nghị lấy điểm ranh giới là giới hạn truyền triều lớn nhất vào trong cửa sông tương ứng điều kiện bão, nước dâng và độ chênh mực nước phía sông và biển là 0,0m. Do đó sửa thành:

“Ranh giới giữa đê sông và đê cửa sông là tại vị trí mà độ chênh cao do nước dâng truyền vào xấp xỉ bằng 0,0m, ứng với trường hợp mực nước trong sông là mực nước thiết kế đê, phía biển là mực nước thiết kế tương ứng cấp đê biển.

+ Ranh giới giữa đê cửa sông và đê biển

Đề nghị làm rõ điều kiện sóng truyền vào là sóng thiết kế tương ứng cấp đê biển. Do đó sửa thành:

81

- Ranh giới giữa đê cửa sông và đê biển là tại vị trí mà độ cao sóng thiết kế

sau khi truyền vào cửa sông xấp xỉ bằng 0,5m, ứng với trường hợp mực nước trong sông là mực nước thiết kế đê, phía biển là sóng thiết kế tương ứng cấp đê biển.”

+ Phương pháp xác định.

Do tính chất phức tạp của khu vực cửa sông nên để xác định chính xác vị trí ranh giới đê biển, đê cửa sông và đê sông cho từng khu vực cửa sông cần có 01 nghiên cứu chuyên sâu. Tuy nhiên đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới bắt đầu cho triển khai đề tài này. Đây là một khó khăn cho các các nhà qui hoạch, nhà thiết kế công trình đê biển.

Trong phạm vi của luận văn này, căn cứ 2 tiêu chí trên của Tổng Cục Thủy lợi, trên cơ sở một số lý thuyết cơ bản về sóng, triều, tác giả đề xuất phương pháp xác định tạm thời như sau:

+ Xác định ranh giới đê biển và đê cửa sông

- Trường hợp hướng cửa sông lệch góc với tuyến bờ biển hai bên cửa sông

Trên cơ sở lý thuyết sóng nhiễu xạ qua vật cản (đê chắn sóng nhân tạo, mũi đất, mũi đá tự nhiên), lấy đường biên khuất sóng là tia sóng tới vuông góc với 1 tuyến bờ (phương nguy hiểm nhất) cắt điểm ngoài cùng của doi bờ ổn định ở cửa sông kéo thẳng sang phía bờ đối diện. Điểm giao cắt giữa đê bờ đối diện với đường biên khuất sóng này sẽ là điểm ranh giới đê biển và đê cửa sông (Hình 3-1).

- Trường hợp cửa sông thẳng góc với tuyến bờ biển 2 bên: Điểm phân định

ranh giới đê biển và đê cửa sông là điểm bắt đầu chuyển hướng của tuyến đê từ vùng cửa sông ra dọc bờ biển (Hình 3-2).

Hình 3-1. Xác định điểm phân định ranh giới đê biển và đê cửa sông khi hướng cửa sông lệch góc với tuyến bờ biển hai bên cửa sông

Hình 3-2. Xác định điểm phân định ranh giới đê biển và đê cửa sông khi hướng cửa sông vuông góc với tuyến bờ biển hai bên cửa sông

- Xác định ranh giới đê cửa sông và đê sông

Để xác định vị trí tương đối mà độ chênh cao do nước dâng truyền vào xấp xỉ bằng 0,0m, ứng với trường hợp mực nước trong sông là mực nước thiết kế đê, phía biển là mực nước tổng hợp tương ứng cấp đê biển, sử dụng phương pháp tính giới hạn truyền triều vào cửa sông bằng công thức:

Ltr = Vtr x T Trong đó:

83

Vtr: Vận tốc dòng triều vào mùa lũ Theo các tài liệu nghiên cứu đã có:

+ Khu vực Bắc Bộ: Tốc độ dòng triều vào mùa lũ khoảng 0,5 – 0,6m/s + Khu vực Trung Bộ: Tốc độ dòng triều vào mùa lũ khoảng 0,3 – 0,35m/s T: Thời gian truyền triều trong bão tương ứng thời gian tác động của bão đến ven bờ.

Theo Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế đê biển 1613-2012, thời gian này là từ 4- 6h

Chọn T = 6h

Như vậy sơ bộ xác định vị trí ranh giới đê cửa sông và đê sông tương ứng cách cửa sông một đoạn L = Ltr như sau:

+ Khu vực Bắc Bộ: (10 ÷ 13)km + Khu vực Trung Bộ: (6 ÷ 8)km

3.1.2 Giải pháp khoa học công nghệ

Để nâng cao mức độ an toàn đạt đến những tiêu chuẩn thiết kế chấp nhận được cần phải nâng cao đê thêm 1,5 đến 2m. Đối với việc nâng cấp và các công trình xây dựng đê mới, cần có chi phí bảo dưỡng bổ sung hàng năm bằng khoảng 1% chi phí ban đầu của các công trình đó.

Các khu đất mới dành cho các khu công nghiệp đặc biệt cần được tôn cao. Việc tôn cao nhà ở được ưa chuộng hơn so với việc xây dựng đê mới, xét cả về kinh tế và môi trường. Việc tôn cao trên đỉnh lũ cao nhất có tính đến nước biển dâng sẽ là cần thiết để cải thiện mức an toàn hiện đại của dân cư ở một số khu vực.

43T

Ðẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong ứng

phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường43T. Chú trọng

nghiên cứu khoa học về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Sớm hình thành một số chuyên ngành khoa học mũi nhọn như năng lượng tái tạo, tái chế chất thải, vật liệu mới, thiên văn...

Thúc đẩy đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, ít chất thải và các-bon thấp; nghiên cứu phát triển và tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, trong đó chú trọng đến các giải pháp phi công trình.

Tăng cường ứng dụng công nghệ viễn thám, công nghệ mới, tiên tiến trên nền tảng công nghệ thông tin trong dự báo, cảnh báo, điều tra, đánh giá, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Xây dựng các bản đồ nguy cơ ngập lụt chi tiết cho tỉnh với một số kịch bản mực nước biển dâng phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Áp dụng các biện pháp bảo vệ mái đê biển của các nước tiên tiến:

a. Giải pháp bảo vệ mái đê phía biển:

+ Đá lát khan, mảng bê tông, cấu kiện bê tông lắp ghép tự chèn

Phổ biến nhất vẫn là hình thức bảo vệ mái bằng đá đổ, đá lát khan, cấu kiện bê tông đúc sẵn, cấu kiện bê tông lắp ghép với các dạng liên kết khác nhau.

Hình 3- 3: Thi công cấu kiện gia cố mái đê ở Hà Lan

Cấu kiện bê tông tự chèn là dùng các cấu kiện bê tông có kích thước và trọng lượng đủ lớn đặt liên kết tạo thành mảng bảo vệ chống xói cho mái phía biển do tác

85

động của sóng và dòng chảy. Để gia tăng ổn định và giảm thiểu kích thước cấu kiện người ta không ngừng nghiên cứu cải tiến hình dạng cấu kiện và kiên kết giữa các cấu kiện theo hình thức tự chèn. Kết cấu loại này dễ thoát nước, dễ biến dạng cùng với đê nên có độ ổn định của kết cấu tương đối cao.

Hình 3- 4: Cấu kiện bê tông lắp ghép

Các cấu kiện bê tông gia cố đúc sẵn có xu hướng chuyển từ dạng “bản” như đang được sử dụng phổ biến hiện nay sang dạng “cột” để tăng ổn định và dễ sửa chữa khi có sự cố. Với các nước phát triển, vì có điều kiện kinh tế nên các cấu kiện gia cường trước kia không đảm bảo trọng lượng được bóc bỏ, thay thế bằng các cấu kiện dày hơn, nặng hơn.

Hình 3- 6: Cấu kiện bê tông gia cố dạng cột

Có rất nhiều dạng kết cấu bê tông gia cố, hình dạng của các kết cấu gia cố dựa trên tiêu chí liên kết mảng và giảm sóng

87

+ Gia cố mái đê bằng nhựa đường (Bituminous Revetments)

Hàng thế kỷ trước đây, vật liệu nhựa đường đã được sử dụng ở vùng Trung

Âu vào việc làm kín nước. Vào năm 1893, Italy dùng nhựa đường phủ mái đập đá đổ. Năm 1934 Hà Lan dùng nhựa đường phủ đáy âu thuyền Fuliana. Sau cơn bão 1953, Hà Lan đã sử dụng bê tông nhựa đường vào xây dựng đê biển. Vật liệu này thường dùng kết hợp với vật liệu khác để gia cường, chẳng hạn nhựa đường-đá xếp, nhựa đường-bê tông khối, bê tông Asphalt ứng dụng trong xây dựng công trình thủy lợi, đê biển của nhiều nước tiên tiến như Nauy, Hà lan, Mỹ và một số nước khác.

Hình 3-8: Kè đê biển đá xếp nhựa đường

+ Thảm bê tông

Các cấu kiện bê tông được nối với nhau tạo thành mảng liên kết. Các cấu

kiện này liên kết với nhau bằng dây cáp, bằng các móc, giữa các cấu kiện thường

đệm bằng cao su, hoặc lấp đầy bằng sỏi, gạch xỉ. Phải bố trí tầng lọc ngược giữa

thảm bê tông với thân đê. Cấu kiện kiểu này thường xuyên được cải tiến về hình

Hình 3-9: Thảm bê tông liên kết bằng dây cáp

Hình 3-10: Thảm bê tông được sử dụng làm kè đê biển ở Hà Lan

+ Thảm đá

Các rọ bằng thép bọc chất dẻo hoặc chất dẻo trong đựng đầy đá gọi là “thảm

đá”. Thảm đá dùng để chống xói cho đê và bờ sông, bờ biển do tác động của sóng

và dòng chảy. Ý tưởng của kết cấu này là liên kết đá nhỏ lại thành khối lớn để sóng

và dòng chảy không phá hỏng được.

+ Thảm bằng các túi địa kỹ thuật chứa cát

Các túi địa kỹ thuật được bơm đầy cát đặt trên lớp vải địa kĩ thuật, liên kết

với nhau thành một hệ thống gọi là thảm túi cát để bảo vệ mái dốc của đê, bờ sông,

89

+ Hệ thống ống địa kỹ thuật

Sử dụng ống địa kĩ thuật, có đường kính từ 0,5m đến 2,5m, kích thước tuỳ

thuộc vào yêu cầu công trình. Chiều dài mỗi ống trung bình khoảng 60m-100m.

Định vị ống vào vị trí dự kiến sau đó bơm dung dịch tỉ lệ 1 phần cát với 4 phần

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho các tuyến đê biển quảng ninh (Trang 84 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)