Liên từ, dịch nghĩa là “nếu…”

Một phần của tài liệu CÁCH DÙNG CHỮ "CHI" 之 TRONG TIẾNG HÁN - TRUNG (Trang 31 - 32)

所不此報, 無能涉河.

Sở bất thử báo, vô năng thiệp hà.

Nếu tôi không trả mối thù này thì không được qua sông (Hoàng Hà để về đông)

C. KT LUN

Chữ Hán là một loại ngôn ngữ cổ, là loại chữ tượng hình, vì thế những người mới học Hán ngữ rất băn khuăn khi gặp những chữ nhiều nét chằng chịt, rối rắm, bởi vậy cần phải viết nét nào trước, nét nào sau cho đúng quy cách, đây là điều rất khó cho những người mới học nhưng về vấn đề ngữ pháp lại càng phức tạp hơn. Như mọi người đã biết, nếu không am tường về ngữ pháp thì ắt rằng sẽ gặp khó khăn trong sử dụng câu cú, trong sự đọc hiểu nghĩa của tiếng Hán, nhất là trong việc dịch thuật. Lịch sử Phật giáo Việt Nam không phải chỉ tồn tại trong những thế kỷ gần đây mà Phật Giáo Việt Nam đã có từ những thế kỷ đầu của Công Nguyên, ấy thế mà cho đến hôm nay đại tạng kinh Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn, phải chăng đó là do sự khiếm khuyết về ngoại ngữ, hay nói cách khá

c có thể do sự học tập chưa tới nơi nên gặp khó khăn trong dịch thuật? Có lẽ là như vậy, vì tất cả các Trường Trung Cấp Phâỉt Học, các lớp Cao Đẳng Phật Học cho đến Học Viện Phật Học đều có dạy chữ Hán nhưng rất ít người sử dụng

thành thạo được. Cụ thể là người thực hiện luận văn này nằm trong tình trạng ấy. Rất khó nắm bắt được những nguyên tắc cụ thể của một số hư từ, một khi đã bị hỏng kiến thức hay là mất căn bản từ lớp dưới. Chỉ có cách là củng cố và nghiên cứu từng từ một cho tới nơi thì mới có thể hiểu được. Người viết nghĩ rằng chỉ có cách ấy mới nắm bắt được hư từ của tiếng Hán, và như vậy có nghĩa là đã nắm được chìa khoá trong tay để mở kho tàng thánh điển trong Hán Ngữ. Kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng, Hán ngữ rất quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu kinh điển, bởi vậy các trường Phật học mới phổ biến trong học đường từ Sơ Cấp Phật Học cho đến Học Viện Phật Giáo đều phải học. Ngoài ra, đối với ngôn ngữ học, văn học cổ đại đều ẩn mình trong tiếng Hán, là nơi hướng đến của những người nghiên cứu khoa học về lãnh vực khoa học xã hội. Do vậy, người viết thực hiện đề đề tài này sẽ cố gắng hết mình trong quá trình tìm đọc tài liệu, kết hợp và phân tích để được hiểu thêm chút đỉnh về hư từ trong tiếng Hán cổ.

Cuối cùng, để kết thúc đề tài, người thực hiện xin nhắc lại lời của một nhà ngữ pháp học rằng: “Văn pháp rất can hệ, cần phải học. Muốn xây cất một căn nhà, không phải chỉ cần thâu nhặc cho nhiều vật liệu (vôi, gạch, cát, cây…) rồi chồng chất bừa bãi mà được. Phải có bàn tay của người thợ dùng quy củ mực thước mới tạo nên. Văn pháp là tất cả quy củ mực thước cần thiết để sử dụng một tiếng nói. Đối với người mới học, muốn tiến vào địa hạt của một ngôn ngữ, văn pháp lại vô cùng cần thiết, vì nó là cái chìa khoá mở cửa ngõ cho ta chập chững rồi lân la tiến bước đặt chân vào văn uyển.” [5,9]

Một phần của tài liệu CÁCH DÙNG CHỮ "CHI" 之 TRONG TIẾNG HÁN - TRUNG (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)