Thẻ chuẩn của một số nguyên tố và hợp chất

Một phần của tài liệu NHIỄU XẠ TIA X CỦA Mo (Trang 36 - 40)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.3.Thẻ chuẩn của một số nguyên tố và hợp chất

Trong các sách tra cứu dành riêng cho phân tích cấu trúc bằng tia X thường có nêu các bảng trị số khoảng cách của nhiều chất đã nghiên cứu. Tài liệu tra cứu đầy đủ nhất hiện nay để xác định bản chất pha và cấu trúc mạng là tập phiếu chuẩn của Hội kiểm tra vật liệu Mỹ (Ameriancan Society of Testing Materials). Trên mỗi phiếu có ghi đặc điểm, cấu trúc của mỗi chất, bảng khoảng cách mặt và tỷ số cường độ của các vạch đặc trưng.

Dựa vào thẻ chuẩn của các loại tinh thể dưới đây và kết hợp với thực nghiệm tiến hành đối với máy X-Ray ta sẽ tìm được đồ thị nhiễu xạ cho tinh thể đó và so sánh với bảng chuẩn ta sẽ xác định được loại tinh thể ấy là loại tinh thể nào, cấu trúc ra sao.

Dưới đây là một số mẫu thẻ chuẩn của một số chất hay được sử dụng nhất gồm: Si, Ge, KBr, LiBr, KCl

c. KBr

d. LiBr

CHƢƠNG IV: KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu cách thức tiến hành đo đạc nhiễu xạ tinh thể theo phương pháp nhiễu xạ bột. Chúng tôi bắt tay vào thực nghiệm xác định nhiễu xạ tinh thể LiF có bộ lọc, xây dựng cách tiến hành thực nghiệm một cách đầy đủ và chi tiết theo các bước. Các thí nghiệm đo nhiễu xạ tinh thể của Mo được tiến hành tại phòng thực hành vật lý chất rắn trường Đại học Tây Bắc ở điều kiện các thiết bị thí nghiệm tốt nhất. Chúng tôi đã cố gắng giảm thiểu các hiệu ứng không mong đợi làm ảnh hưởng tới kết quả (như nhiễm từ do các thiết bị điện xung quanh,sai số do thiết bị…).

Tiến hành đo đạc nhanh chóng, chính xác trong thời gian ngắn và đã thu được kết quả tốt nhất trên tinh thể LiF có bộ lọc.

Tuy nhiên do điều kiện thời gian có hạn, mẫu thí nghiệm chưa được đầy đủ và năng lực nghiên cứu khoa học còn nhiều hạn chế, dù đã cố gắng nhưng đề tài vẫn còn những vấn đề chưa đề cập được đến, chưa nhiễu xạ được trên các chất và hợp chất khác mà mới chỉ đưa ra được mẫu thẻ chuẩn của các chất và hợp chất đó.

Chúng tôi hi vọng rằng đây sẽ là một trong những hướng phát triển mới tiếp theo của đề tài.

Trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi được những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, bạn đọc để đề tài được hoàn thiện đầy đủ hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thế Khôi, Nguyễn Hữu Mình (1992), Vật lý chất rắn, NXB GD. 2. Lục Huy Hoàng, (2005), Bài giảng vật lý chất rắn đại cương, Đại học sư phạm Hà Nội.

3. Kỹ thuật phân tích vật liệu rắn – Lê Khắc Bình.

4. Vật lý đại cương – Lương Duyên Bình.

Một phần của tài liệu NHIỄU XẠ TIA X CỦA Mo (Trang 36 - 40)