Hội cha mẹ học sinh và khuyến học :

Một phần của tài liệu Đề tài: Vai trò của hiệu trưởng trong việc xây dựng bầu không khí sư phạm tích cực trong trường học (Trang 28 - 32)

- Kết hợp tốt nhà trong các hoạt động giáo dục học sinh

- Xây dựng kế hoạch hoạt động trong đó phát huy vai trò chi hội lớp

- Hỗ trợ học sinh nghèo học khá, hay những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. - Khen thưởng giáo viên và học sinh có thành tích động viên phong trào .

3.7/. Không ngừng hoàn thiện nhân cách và phong cách quản lý của người lãnh đạo để đạt được yêu cầu vừa là thủ trưởng vừa là thủ lĩnh của tập thể sư phạm .

Để hoàn thiện nhân cách người hiệu trưởng, cần rèn luyện và đạt :

- Phẩm chất đạo đức của người hiệu trưởng : Phải có lòng yêu nghề , yêu học sinh tha thiết, có trách nhiệm cao với công việc , sống và làm việc theo những nguyên tắc đạo đức đã được xã hội qui định. Đối xử công bằng với mọi người không thiên vị hoặc ghét bỏ ai. Có sự thống nhất giữua nhận thức và hành động, lới nói đi đôi với việc làm. Không vụ lợi không vun vén cho cá nhân , điều gì có lợi cho tập thể thì khó mấy cũng quyết tâm làm, điều gì không có lợi cho tập thể thì phải hết sức tránh, khiêm tốn, không tự cao tự đại, cố tình phô trương vị trí vai trò của mình trước tập thể. Tôn trọng giáo viên và công nhân viên , gần gũi, quan tâm đến chí lương, nguyện vọng của họ, lắng nghe và giải quyết các nhu cầu

chính đáng của họ một cách hợp lý hợp tình, đối xử nhân ái, vị tha, độ lượng với họ. Tuyệt đối không làm tổn thương đến nhân cách của họ.

- Năng lực chuyên môn : Dạy tốt bộ môn ccủa mình ( Bản thân là giáo viên dạy giỏi tỉnh bảo lưu 3 chu kỳ ),có năng lực am hiểu phương pháp bộ môn của các môn học khác trong nhà trường. Nhờ đó mà khả năng phân tích , đánh giá giừo dạy vững nhằm giúp giáo viên nâng cao và hoàn thiện trình độ chuyên môn của mình .

- Năng lực tổ chức và quản lý : có khả năng nhìn thấy nhiều hướng phát triển của nhà trường, có đầu óc thực tế , nhạy bén phát hiện được những vấn đề nảy sinh hoặc sắp nảy sinh và đưa ra những quyết định đúng giải quyết vấn đề nảy sinh hoặc sắp nảy sinh và đưa ra những quyết định đúng giải quyết vấn đề có hiệu quả , có năng lực đề xuất những cái mới và tổ chức thực hiện có hiệu quả . Có khả năng hiểu đúng từng con người sử dụng họ một cách có hiệu quả , phù hợp với phẩm chất, năng lực và nguyện vọng hợp lý của tường người. Tin tưởng giao nhiệm vụvà ủy quyền hợp lý cho cấp dưới để buộc họ nâng cao tính chủ động, phát huy hết tinh thần trách nhiệm và khả năng làm việc . Biết sử dụng linh hoạt , hợp lý các phương pháp xã hội tâm lý, nhằm tác động của nhà trường một cách khoa học, hợp lý, thiết thực, hướng rộng nhạy bén, linh hoạt và năng lực thuyết phục loi cuốn, tổ chức các lực lượng xã hội tham gia giáo dục học sinh.

- Phẩm chất ý chí cá nhân phải có lòng dũng cảm kiên quyết, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước tập thể một khi quyết định đã được cân nhắc thận trọng và bản thân cho là đúng . Dũng cảm vượt qua những rào cản , những trở ngại về thói quen , về dư luận để hướng tới việc tìm tòi và thực hiện kiên định cách giải quyết vấn đề có hiệu quả nhất, Biết kiềm chế những xúc cảm tiêu cực của mình, để bình tĩnh tìm ra cách đối nhân xử thế, cách giải quyết công việc sao cho có lợi nhất .

- Có năng lực giao tiếp : năng giao tiếp của người hiệu trưởng là tổng hòa các thuộc tính độc đáo của cá nhân đảm bảo cho người hiệu trưởng tác động qua lại có hiệu quả đến đối tượng quản lý nhằm đảm bảo sự thống nhất hành động, đảm bảo đạt được mục tiêu quản

lý . Năng lực năng là sự hiện thực hóa những nguyên tắc giao tiếp dân chủ vào công tác quản lý trường học

+ Những yêu cầu trong năng lực giao tiếp của người hiệu trưởng :

o Biết sử dụng giao tiếp để thu thập thông tin phục vụ cho công tác quản lý của bản thân

o Có khả năng nhạy cảm và hiểu biết tâm lý con người ,. Lịch thiệp để phát hiện tâm trạng , chí hướng và nguyện vọng của cấp dưới

o Có khả năng nói chuyện cởi mở, biết kích thích cấp dưới nêu vấn đề

o Biết lắng nghe

o Khả năng biết kiềm chế khi giao tiếp

o Biết sử dụng giao tiếp để truyền đạt cho cấp dưới thông tin quản lý và ý chí của hiệu trưởng

+ Phương châm giao tiếp của nhà quản lý thành công

• Hãy tôn trọng người khác thì mới làm cho người khác tôn trọng mình “ Người nào không được tôn trọng và không biết cách tôn trọng người khác thì không thể làm lãnh đạo được “

• Hãy có thái độ chăm chú với những ý kiến phê bình và những kiến nghị cải tiến ngay cả khi chúng không trực tiếp mang lại cho bạn một cái gì cả

• Hãy lắng nghe ý kiến của người khác dù đó là ý kiến sai • Hãy biết nhẫn nạy không có giới hạn

• Hãy công bằng, đặc biệt là với cấp dưới

• Hãy lịch sự , đừng bao giờ cáo gắt vì như vậy là biểu hiện của sự thiếu văn hóa và bất lực

• Hãy luôn luôn cảm ơn cấp dưới vì những việc họ làm tốt • Đừng phê bình cấp dưới trước mặt người khác

• Đừng bao giờ đích thân làm việc gì mà cấp dưới có thể làm được. Đó là một sự lãng phí lớn và một sự xúc phạm lớn với con người

• Lựa chọn và đào tạo một cấp dưới thông minh bao giờ cũng tốt hơn là tự mình làm • Nếu việc mà cán bộ của mình làm về cơ bản không mâu thuẩn với quyết định của

mình thì hãy cho họ quyền tự do hành động tối đa

• Hãy tự hào vì có cấp dưới thông minh hơn bạn chứ dừng đố kị họ

• Ai muốn ra lệnh, người đố phải biết chấp hành. Chỉ có ai tự mình cũng có kỷ luật thì mới có thể làm cho cấp dưới tuân theo kỷ luật

• Đừng bao giờ sử dụng quyền lực của mình nếu các biện pháp khác chưa được sử dụng hết. Nhưng đã đến trường hợp cuối cùng này thì hãy dùng quyền lực ở mức độ cao nhất mà bạn có

• Nếu sai lầm thì hãy thừa nhận sai lầm,Để tránh sai lầm, phải học cách bàn bạc với mọi người và chú ý lắng nghe ý kiến của họ

• Đối sử với người khác theo quan điểm “ lấy ta làm điểm tựa”

• Phải biết khen thưởng và trừng phạt. Người ta thích một người lãnh đạo cương quyết ,có bản lĩnh hơn là một người nhu nhượt

• Niềm nở và lịch thiệp – Hãy luôn luôn nở nụ cười trên môi thay cho bộ mặt nặng nề, cao có , đâm chiêu. Cái bộ mặt ấy cứ luôn luôn tỏ nhiệt nóng nực cho mọi người xung quanh

• Có tính ưa hoạt bát và hài hước, không phải chỉ bằng khả năng kể những câu chuyện tiếu lâm mà bằng cả khả năng chỉ cho cấp dưới thấy được những khuyết điểm mà không gây xúc phạm, tế nhị, đôi khi như đùa vui. Biết cười khi mình là câu chuyện bông đùa cảu tập thể, biết làm dịu bầu không khí căng thẳng của tập thể bằng một câu ứng khẩu vui nhộn

• Quan tâm theo dõi, nghiên cứu những người dưới quyền để không ai thấy mình bỏ rơi b) Phong cách quản lý của người hiệu trưởng :

Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý trường học của người hiệu trưởng . Là kết qủa tổng hợp của sự tác động biện chứng trpng các yếu tố hoàn thiện nhân cách của người hiệu trưởng . Nó là sự kết tinh toàn bộ nhân cách của người hiệu trưởng là “ Mật” của “ Hoa” và cũng là tấm gương để đánh giá nhân cách của người cán bộ quản lý .

Người ta có thể chia phong cách lãnh đạo thành 3 loại : Dân chủ, độc đoán, tự do. Phong cách quản lý tốt nhất trường học phải là phong cách dân chủ có tính đến sự phù hợp với đòi hỏi của tình huống quản lý. Điều đó hoàn toàn phù hợp với bản chất của quan hệ quản lý trong nhà trường là dân chủ - hợp tác cao độ .

Tóm lại nếu người hiệu trưởng hoàn thiện nhân cách và phong cách quản lý của người lãnh đạo thì sẽ đạt được yêu cầu vừa là thủ trưởng vừa là thủ lĩnh của tập thể sư phạm . Đây chính là yếu tố quan trọng nhất là tiền đề để người hiệu trưởng xây dựng tốt bầu không khí tâm lý của tập thể sư phạm . Hiện tại hiệu trưởng trường TH cấp 2-3 Mỹ Thuận đã và đang thực hiện biện pháp này chắc chắn rằng sẽ đạt tương lai không xa.

Một phần của tài liệu Đề tài: Vai trò của hiệu trưởng trong việc xây dựng bầu không khí sư phạm tích cực trong trường học (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w