B. NỘI DUNG
3.3.3.2. Công tác thông tin giáo dục truyền thông
Đẩy mạnh các biện pháp phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn
đường sinh sản, đảm bảo vê sinh môi trường có đủ nguồn nước sạch cho các công trình vệ sinh. Hội phụ nữ phối kết hợp với trạm y tế khám phụ khoa thường xuyên cho phụ nữ.
Thực hiện tốt các chế độ chính sách của Nhà nước, nhằm khuyến khích thỏa đáng, động viên tinh thần và vật chất đối với đội ngũ DS-KHHGĐ.
Hằng năm cần tổ chức việc tập huấn, bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý và kỹ năng tư vấn của các cộng tác viên dân số.
Chính sách dân số phải đảm bảo tính vận động, thực hiện mục tiêu mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1-2 con. Cần xử lý nghiêm minh, thích đáng đối với những trường hợp vi phạm chính sách dân số.
Tạo môi trường tâm lý, xã hội tích cực thúc đẩy phong trảo thực hiện chính sách dân số.
Tích cực nâng cao điều kiện sống về kinh tế, văn hóa xã hội cho các bà mẹ, tìm các biện pháp hữu hiệu nhất để giảm tối thiểu các bệnh tật và tử vong mẹ, suy dinh dưỡng ở trẻ em như ăn uống đủ chất, đúng giờ, vợ chồng kết hôn và sinh đẻ ở độ tuổi thích hợp, giảm số lần mang thai, ngăn chặn mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn….
Để nâng cao chất lượng dân số, thì cần phải triển khai và mở rộng mô hình kiểm tra-tư vấn tiền hôn nhân, giảm nhanh tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, mở rộng phạm vi thực hiên gia đình ít con, ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và các dự án tín dụng gia đình.
Thực hiện tốt chính sách bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban DS-KHHGĐ với các đoàn thể, các ban ngành liên quan như: trạm y tế, hội phụ nữ, đoàn xã nhằm nâng cao hiệu quả công tác CSSKSS-KHHGĐ.
Công tác tuyên truyền cần sử dụng một cách đa dạng từ tiếp xúc trực tiếp với truyền thông qua loa phát thanh của xã.
Thông tin-giáo dục, truyền thông-tuyên truyền và vận động tiếp cận đến mọi đối tượng, như các nhóm phụ nữ, thnah niên những người có uy tín trong cộng đồng thôn xóm, đặc biệt là cần nhấn mạnh đến trách nhiệm và sự thực hiện của nam giới đối với KHHGĐ và CSSKSS.
Đào tạo lại và tăng cường sử dụng cán bộ y tế đã nghĩ hưu, các lực lượng vũ trang để có đủ cán bộ nhằm kiện toàn hệ thống CSSKSS.
Huy động sự tham gia của nhân dân, của toàn xã hội vào việc thực hiện các hoạt động KHHGĐ và CSSKSS thông qua việc lồng ghép vào các kế hoạch chương trình hành động của các ngành, đoàn thể xây dựng phong trào quần chúng tham gia bảo vệ và CSSKSS bằng các hình thức tổ chức chiến dịch truyền thông, các ngày, tuần về CSSKSS và KHHGĐ.
Chính sách khuyến khích áp dụng các BPTT hiện đại và khuyến khích phổ cập rộng rãi nhiều chủng loại BPTT nhằm nâng cao hiệu quả KHHGĐ. Nội dung bao gồm việc tăng đầu tư ngân sách cho tuyên truyền vận động, tiếp thị xã hội kết hợp với giảm hoặc miễn phí các dịch vụ và phương tiện, khen thưởng những cá nhân và đơn vị làm tốt các dịch vụ trên.
Mặt khác cần có chính sách hỗ trợ các đối tượng chính sách và các vùng khó khăn bằng các hình thức như miễn phí toàn bộ hoặc một phần các dịch vụ CSSKSS và KHHGĐ.