0
Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Câu2: Mở bài :

Một phần của tài liệu ÔN THI TỐT NGHIỆP VĂN 12 (Trang 29 -33 )

- Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng vạn đồng bào, Người thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đọc bản “Tuyên

Câu2: Mở bài :

Mở bài :

Tính trung thực là một trong những phẩm chất cao đẹp của con người.

Thân bài

A / Giải thích thế nào là tính trung thực Trung : Hết lòng với người, hết lòng với nước.

Thực : Thật.

Trung thực có thể hiểu là : Ngay thẳng , thật thà ,nói đúng sự thật , không làm sai lệch sự thật . B / Phân tích những biểu hiện của tính trung thực

Trong cuộc sống:

Thẳng thắn nhận lỗi khi mắc lỗi ; không báo cáo sai sự thật ;không tham lam lấy của người khác làm của mình ; sản xuất kinh doanh sản phẩm có chất lượng , đúng giá , không làm giả , làm hại đến người tiêu dùng.

Trong học hành , thi cử:

Không quay cóp chép bài của bạn ; không mở tài liệu khi làm bài thi , bài kiểm tra; không chạy điểm; không dùng bằng giả .

C / Lợi ích của tính trung thực :

-Giúp hoàn thiện nhân cách , được mọi người yêu mến, tôn trọng.

-Có kiến thức thực , làm giàu có tri thức của bản thân , giúp ta thành đạt trong cuộc sống. Sửa chữa được lỗi sai của bản thân để thành người tốt.

Trung thực trong kinh doanh sẽ mang lại uy tín và niềm tin của khách hàng , kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Trung thực sẽ đem lại cho xã hội trong sạch , văn minh , ngày càng phát triển . D / Phê phán những biểu hiện sai trái ,không trung thực:

-Trong cuộc sống :

Thiếu trung thực sẽ đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình -Trong sản xuất kinh doanh :

Số liệu báo các thiếu trung thực làm xã hội đi xuống , gây thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế đất nước . Chất lượng sản phẩm không trung thực sẽ ảnh hưởng không tốt đến người tiêu dùng, thậm chí gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đe doạ tính mạng con người.

Trong học tập , trong các kì thi :

Nạn học giả , bằng thật do quay cóp chép bài của bạn , gian lận trong thi cử vẫn còn phổ biến . Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất của dạy và học, gây dư luận xấu trong xã hội .

Thiếu trung thực trở thành căn bệnh lây lan nhanh , làm xuống cấp đạo đức xã hội . Nêu suy nghĩ của em về hiện tượng gian lận trong học hành , thi cử ?

Em đã bao giờ gian lận trong học hành , thi cử chưa ? Theo em việc làm đó để lại hậu quả như thế nào?

E / Thái độ cần phải có:

Xây dựng ý thức trung thực trong từng việc nhỏ hàng ngày đến việc lớn.

Lên án sự thiếu trung thực , đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây nên . Biểu dương những việc làm trung thực .

Kết bài :

Kết luận :

tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động

Trung thực là một đức tính rất cần thiết trong cuộc sống . Trong thời kì hiện đại khi mà chúng ta hội nhập với nền kinh tế tri thức toàn cầu thì đức tính trung thực lại càng cần thiết hơn bao giờ hết.Vì vậy mỗi chúng ta cần phải xác định đúng tư tưởng để có một tương lai tốt đẹp.

Câu 3: I. Mở bài:

- Nguyễn Khoa Điềm là một gương mặt tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành vào giai đoạn gần cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư, xúc cảm sâu lắng.

- Trường ca “ Mặt đường khát vọng” được hoàn thành năm 1971 tại chiến khu Bình-Trị- Thiên, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình trong cuộc chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Đoạn trích "Đất nước" trích trong phần đầu chương V, Trường ca Mặt đường khát vọng, là đoạn thơ hay về đề tài đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại,tiêu biểu nhất trong đoạn trích là đoạn thơ sau:(trích dẫn đoạn thơ)

II. Thân bài:

- Khác với nhiều tác giả đi trước và một số cây bút cùng thế hệ, thường lấy yếu tố lịch sử của các triều đại để chiêm ngưỡng hình ảnh của Tổ quốc và hay dùng những hình ảnh kì vĩ, mĩ lệ, mang tính biểu tượng để thể hiện cảm nhận của mình về đất nước. Nguyễn Khoa Điềm thì khác, ông lại lại bắt đầu từ những yếu tố văn hóa gần gũi, giản dị. thân thiết để dựng nên hình ảnh đất nước Việt Nam.

Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xua... Mẹ thường hay kể. Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã dần sàng Đất nước có từ ngày đó...

- Bằng giọng thơ ngọt ngào, thủ thỉ như lời bà, lời mẹ tâm tình, cùng với sự am hiểu vốn văn hóa dân gian sâu sắc cùng với việc sử dụng chất liệu dân gian như mượn thành ngữ, ca dao, tục ngữ dân gian để lí giải nguồn gốc đất nước bằng chính những gì bình dị và gần gũi nhất. Những cụm từ như: :Đất nước đã có rồi”, “Đất nước có”, “Đất Nước bắt đầu”, “đất Nước lớn lên”….diễn tả cho cái nhìn về sự trưởng thành của đất nước trong suốt 4000 năm lịch sử.

+ Đất nước gắn liền với với cổ tích: câu chuỵện ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể.

+ Đất Nước gắn với truyền thống văn hoá của dân tộc qua miếng trầu bà thường hay kể. Miếng trầu gợi đến tình nghĩa thuỷ chung của con người trong “Sự tích Trầu Cau”, đến những câu ca dao ngọt ngào; “miếng trầu là đầu câu chuyện”, “Miếng trầu nên dâu nhà người”….

+ Đất Nước lớn lên với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Hình ảnh cấy tre biểu tượng cho phẩm chất con người Việt nam:

Thù này ắt hẳn còn lâu

Trồng tre thành gậy gặp đâu đánh què

Hay gợi nhắ đến truyền thuyết Thánh Gióng. Đó là biểu tượng đẹp đẽ của một dân tộc. Cũng lấy chất liệu từ truyền thuyết này, Trần Vàng Sao viết:

Bốn ngàn năm nằm gai nếm mật.

Một tấc lòng cũng đẩy hồn Thánh Gióng

+ Đất Nước gắn với phong tục tập quán: “tóc mẹ thì bới sau đầu”

+ Đất Nước là tình nghĩa thuỷ chung giữa cha và mẹ: ‘ cha mẹ…mặn”. Thành ngữ trong dân gian “gừng cay muối mặn” còn gợi nhắc đến câu ca dao:

Tay nâng chén muối đĩa gừng Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

+ Đất nước còn gắn với những sự vật bình dị: “cái kèo, cái cột”.

+ Đất nước gắn với công lao động chắt chiu: “Hạt gạo ……sàng”. Để làm nên hạt gạo trắng, dẻo, thơm mà ta ăn hằng ngày, ai biết được người nông dân đã phải trải qua bao khó khăn vất vả "một nắng hai sương", trải qua nhiều công đoạn " xay giã dần sàng" mới cho ra thành quả. Bởi vậy, ăn hạt gạo dẻo thơm ta phải nhớ tới công ơn của người đã làm ra nó ;

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Sau này qua thơ Trần Đăng Khoa, hạt gọa tuy bé nhỏ, đơn sơ nhưng nó chứa bao tố chất tinh túy của con người Việt nam:

Hạt gạo làng ta Có vị phù sa

Của sông kinh Thầy Có hương sen thơm

Hay hạt gao trong thơ Thanh Thảo biểu trung cho phẩm giá con người qua bão lửa chiến tranh:

Những hạt gạo trên sàng Sàng qua lửa qua bom

Qua đắng cay vẫn còn nguyên chất gạo.

Trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, hạt gạo là cội nguồn của dân tộc, tượng hình cho biết bao cuộc đòi trong qua trình vật lộn để sống, sản xuất, chiến đấu. Nếu không yêu nồng nàn, không gần gũi với nhân dân, chắc chắn nhà thơ sẽ không tạo ấn tượng và gần gũi đến như vậy.

Đây là một kiểu lí giải đặc biệt làm nên cái hay của chương thơ Đất Nước. Chốt lại đoạn thơ mở đầu Nguyễn Khoa Điềm nhẹ nhàng ghi khắc vào lòng ta:

Đất nước có từ ngày đó...

Ngày đó là ngày nào? Ngày đó là ngày đất nước ta có phong tục, truyền thống, có văn hóa. Mà có văn hóa nghĩa là ta có Đất Nước.

III. Kết bài:

Đoạn thơ đậm đặc chất liệu dân gian, cùng với những hình ảnh giàu sức gợi đã đưa hình tương đất nước trở về với đời thừa, với những gì giản dị nhất.

ĐỀ 3:

Câu 1:Nêu hiểu biết của anh chị về hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc?

Câu 2:Trình bày quan điểm của anh(chị) về nhận định sau (bài viết không quá 400 từ): Cái nết đánh chết cái đẹp

Câu 3:Cảm nhận đoạn thơ sau:

"Trong anh và em hôm nay Đều có một phần của đất nước

Khi hai đứa cầm tay

Đất nước trong chúng ta hài hòa ,nồng thắm. Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất nước vẹn tròn,to lớn. Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang đất nước đi xa Đến những tháng ngày mơ nộng Em ơi em

Đất nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở s Làm nên đất nước muôn đời"

(Trích "Đất nước-trường ca MĐKV"sgk 12 tập 1)

Gợi ý:

Câu 1:

- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ hoà bình được lập lại, mền Bắc được giải phóng và bắt tay vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới.

- Tháng 10 – 1954, các cơ quan TƯ Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội. Cuộc chia tay lịch sử ấy đem lại cảm hứng cho Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc.

Câu 2:

Một phần của tài liệu ÔN THI TỐT NGHIỆP VĂN 12 (Trang 29 -33 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×