Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế một số nớc

Một phần của tài liệu kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một số nước trong khu vực và vận dụng vào Việt Nam (Trang 27 - 32)

khu vực:

2.1. Chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế ở Malaixia

Là một nớc giành độc lập từ năm 1957, Malaixia bắt đầu bằng một nền kinh tế (từ chỗ phụ thuộc Anh Quốc) trong đó có hai mặt hàng chiếm u thế là thiếc và cao su. Liên tiếp từ đó, nền kinh tế của Malaixia liên tục thực hiện chính sách đa dạng hoá rộng rãi các mặt hàng sản xuất và đã đạt đợc tốc độ tăng trởng nhanh, trung bình từ 7% đến 8% hàng năm. Sản lợng GNP bình quân theo đầu ngời là 2000USD năm 1984. Danh mục các mặt hàng xuất khẩu có thêm dầu cọ, gỗ, ca cao và hạt tiêu. Không những thế Malaixia còn là nớc sản xuất đứng đầu thế giới về cao su, thiếc, dầu cọ và gỗ nhiệt đới và là nớc có khối lợng xuất khẩu lớn về dầu mỏ và khí tự nhiên hoá lỏng.

Bằng những chính sách thiết thực nhằm thu hút đầu t nớc goài vào ngành công nghiệp, số lợng hàng xuất khẩu tăng nhanh, nhất là về các linh kiện điện tử, hàng tiêu dùng đồ điện, sản phẩm dệt và các mặt hàng công nghiệp khác, góp phần đáng kể tăng trởng kinh tế.

Sau những năm 1981-1982 (suy thoái kinh tế trên khắp thế giới), các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Malaixia bị giảm giá, làm giảm thu nhập và đầu t. Nhà nớc Malaixia đã tìm cách kích thích nền kinh tế và đẩy nhanh tăng trởng công nghiệp bằng việc đầu t vào một số dự án cơ sở hạ tầng và công nghiệp nặng. Chi tieu Chính phủ tăng bằng cách đi vay nợ nớc ngoài để mua các cổ phần của các công ty nớc ngoài với mục đích có điều kiện kiểm soát các công ty lớn của nớc ngoài. Do vậy mà nợ nớc ngoài của Malaixia tính đến năm 1984 đã tăng tới 15 tỷ đô la. Năm 1985-1986, do ảnh hởng của giá

dầu mỏ và dầu cọ trên thế giới giảm nhanh, sản lợng GNP theo đầu ngời giảm xuống còn 1600 USD bình quân đầu ngời, thâm hụt lớn trong ngân sách nhà nớc. Chính phủ đã phải thay đổi một số chính sách nh bãi bỏ một vài mục tiêu và chi tiêu và tăng trởng trong kế hoạch lần thứ 5 (1986-1990), chú trọng hơn về khu vực t nhân, t nhân hoá một số công ty quốc doanh và của chính phủ; Công ty vận tải biển quốc gia và hàng không quốc gia đợc bán một phần cho các nhà đầu t thông qua thị trờng chứng khoán.

Nền kinh tế Malaixia bắt đầu đợc phục hồi từ năm 1987 liên tục đến 1989 nhờ sự cải tiến về giá cả hàng hoá và tăng trởng trong sản xuất công nghiệp. GDP thực tế tăng 4,7% năm 1987; 9,5% năm 1988 và 7,7% năm 1989. Hàng xuất khẩu chiếm hơn 3/4 tăng trởng, dẫn tới cán cân thanh toán d thừa, đầu t nớc ngoài tăng lên, nợ nớc ngoài giảm. Vốn là nớc có nguồn lực và đất đai dồi dào, lực lợng lao động có học vấn tốt và môi trờng chính trị ổn định, tiết kiệm trong nớc mạnh tạo đủ vốn cho đầu t, ngoài ra với chính sách thu hút đầu t nớc ngoài, khả năng tăng trởng của Malaixia là có triển vọng tiếp tục và thịnh vợng. Tuy nhiên, chính phủ Malaixia vẫn luôn phải có những chính sách phù hợp để đề phòng những tổn thơng do biến động từ bên ngoài.

2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế xã hội ở Trung Quốc Quốc

Trung Quốc là nớc rộng (thứ ba trên thế giới) và đông dân c (lớn nhất thế giới). Năm 1949, nhà nớc mới thành lập, nền kinh tế bị ảnh hởng nghiêm trọng do hậu quả của chiến tranh kéo dài và lạm phát cao. Chính phủ đã định ra những chính sách nhằm củng cố quyền lực, khôi phục trật tự xã hội và khắc phục tình trạng thất nghiệp và nạn đói. Đến năm 1952, hầu hết những vấn đề trên đã đợc giải quyết. Sau đó Chính phủ quyết định sửa đổi cơ cấu nền kinh tế, áp dụng mô hình kế hoạch hoá tập trung của Liên Xô. Giảm mức đầu t nớc ngoài vào nông ngiệp, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất tập trung vào xây dựng công nghiệp nặng, đặc biệt là công nghiệp quốc phòng, phần lớn trang thiết bị đợc nhập từ Liên Xô. Từ năm 1957, Trung Quốc đạt mức tăng trởng đáng kể (5,7% hàng năm). Nhiều chơng trình thử nghiệm của cuộc "đại nhảy vọt"

(1958-1960) nh tập thể hoá nông thôn, loại bỏ các hình thức khuyến khích về tiền lơng, v.v.. đã đem lại hậu quả là một cuộc suy thoái vào đầu những năm 60. Thời kỳ này cũng là thời kỳ Liên Xô cắt viện trợ và rút chuyên gia về nớc do xảy ra mối bất hoà giữa hai nớc Xô - Trung. Trung Quốc đã nhấn mạnh chính sách tự lực tự cờng và giành đầu t lớn hơn cho nông nghiệp. Tiếp ngay sau đó là cuộc cách mạng văn hoá (1966-1976) và hậu quả của nó đã làm hại nền kinh tế, phá hoại nền ngoại thơng và gần nh đóng cửa các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Năm 1975, Chính phủ Trung Quốc đã vạch ra một loạt các mục tiêu kinh tế mới nhằm đa Trung Quốc lên vị trí hàng đầu về kinh tế năm 2000. Ch- ơng trình "Bốn hiện đại hoá" với mục tiêu tăng nhanh sản lợng trong nông nghiệp, công nghiệp, khoa học kỹ thuật và quốc phòng. Năm 1978, dới chính quyền của Đặng Tiểu Bình, chơng trình lại đợc khẳng định lại với kế hoạch 10 năm. Một loạt các nhà máy hoàn chỉnh đợc nhập từ phơng Tây, với tiền đề cơ bản của chính sách kinh tế là lợi ích của ngời tiêu dùng, năng suất kinh tế và sự ổn định về chính trị là không thể tách rời đợc. Mục tiêu là tăng thu nhập và tiêu dùng cá nhân, áp dụng những hệ thống sản xuất, khuyến khích và quản lý mới. Kế hoạch 5 năm lần thứ sáu đã công bố những cuộc cải cách trong nông nghiệp, quyền tự quản, khuyến khích cạnh tranh trên thị trờng, giảm thuế đối với các xí nghiệp ngoài quốc doanh, thúc đẩy giao dịch trực tiếp giữa hai doanh nghiệp Trung Quốc và nớc ngoài.

Những cuộc cải cách đã đem lại nhiều thành tựu to lớn, thu nhập quốc dân, sản lợng nông nghiệp, công nghiệp tăng lên 10% trong những năm 80. Thu nhập thực tế bình quân đầu ngời của nông dân tăng gấp đôi, của ngời dân thành thị tăng 43%. Trung Quốc đã tự túc sản xuất đợc ngũ cốc, các ngành sản xuất ở nông thôn nở rộ và tăng 23% sản lợng nông nghiệp, thu hút lao động d thừa ở nông thôn. Những cuộc cải cách công nghiệp đã làm đa dạng hoá các mặt hàng công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng sẵn có. Đội ngũ lãnh đạo đã đổi mới trong phơng thức quản lý thể hiện trong việc thực hiện các biện pháp tài chính và hành chính, sự kết hợp hài hoà giữa việc định hớng của trung ơng và

sáng kiến của địa phơng đã tạo ra một nền kinh tế với hệ thống hàng hoá xã hội chủ nghĩa chịu ảnh hởng của cơ chế thị trờng. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng cần phải giải quyết một loạt các vấn đề nh tham những, lạm phát, thất nghiệp thông qua các biện pháp, chính sách phù hợp để có thể tiếp tục tiến bớc vững chắc trên con đờng phát triển.

Phần IV

Các giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế n- ớc ta theo hớng hội nhập với nền kinh tế

khu vực và thế giới.

1. Cần rà xét để điều chỉnh hoàn thiện và nâng cao chất lợng quy hoạch. Chiến lợc phát triển các ngành, các vùng và các địa phơng.

Từ đầu những năm 1990 đến nay, chúng ta đã tập trung xây dựng quy hoạch và chiến lợc phát triển theo một số ngành trọng điểm nh: Xi măng, sắt thép, dệt may, thuỷ sản, da giầy cho một số vùng kinh tế trọng điểm nh… vùng đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Sông Cửu Long, vùng tam giác kinh tế trọng điểm miền Trung Trên cơ sở các bản quy hoạch và chiến l… ợc phát triển đó nhiều dự án lớn quy mô quốc gia đã đợc xây dựng và thực hiện: dự án 327, dự án quy hoạch hệ thống cảng biển, dự án phát triển các khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung, dự án trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010…

Nhìn chung, các bản quy hoạch chiến lợc và dự án này đã góp phần: - Quán triệt tinh thần và triển khai thực hiện tốt hơn đờng lối chủ trơng, chính sách của Đảng và Nhà n… ớc theo tinh thần Nghị quyết các Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII và VIII vào điều kiện cụ thể của từng ngành, từng vùng và từng địa phơng, đặc biệt là quan điểm kinh tế - xã hội nớc ta đến năm 2000 do Đại hội toàn quốc lần thứ VII thông qua.

- Quán triệt các thay đổi của tình hình đất nớc trong những năm đầu thực hiện chủ trơng đổi mới và chuyển đổi nền kinh tế đất nớc vận hành theo cơ chế thị trờng.

- Quán triệt và có các điều chỉnh cần thiết trớc các biến động lớn trong bối cảnh quốc tế và khu vực.

- Định hớng phát triển các nhóm ngành lớn của nền kinh tế và góp phần chuyển dịch cơ cấu nội bộ các nhóm ngành, cơ cấu thành phần và cơ cấu vùng

theo hớng tích cực, trong quỹ đạo chung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các chủ trơng, đờng lối của Đảng và Nhà nớc.

- Quán triệt các t tởng, quan điểm định hớng và mục tiêu của chiến lợc phát triển kinh tế - xã hội nớc ta trong thời kỳ 2001 - 2010. Trớc mắt, trong các năm 1999, 2000 cần căn cứ vào kết quả thực hiện chiến lợc 1991 - 2000, vào c ác yêu cầu và bối cảnh thực tế trong những năm cuối cùng của thời kỳ chiến lợc và vào các kết quả phân tích, dự báo chuẩn bị xây dựng chiến lợc đến năm 2010 mà thực hiện việc điều chỉnh các mục tiêu, chính sách và giải pháp thực thi chiến lợc. Trong rà xét và điều chỉnh các chiến lợc và quy hoạch đã có, cần chú trọng nội dung cốt lõi là phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân theo yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phù hợp với tiến trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.

- Xác định lại trật tự và tốc độ phát triển của từng ngành kinh tế, từng vùng và thành phần kinh tế. Với mục tiêu dự kiến đến khoảng 2005 - 2010 cơ bản biến nớc ta thành một nớc công nghiệp.

- Điều chỉnh chiến lợc và quy hoạch phát triển, phải chú trọng cả các quan hệ theo ngành kinh tế - kỹ thuật nhằm bảo đảm quản lý và phát triển theo ngành, cải biến cơ cấu nội bộ ngành và các quan hệ theo vùng và thành phần kinh tế cơ cấu loại hình doanh nghiệp trên lãnh thổ và theo ngành để khai thác tiềm năng bảo đảm tốc độ phát triển nhanh và yêu cầu của mô hình kinh tế hớng ngoại. Nh vậy, mục tiêu điều chỉnh chiến lợc và quy hoạch phải phục vụ chuyển dịch cả 3 loại cơ cấu trong giai đoạn sắp tới là cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một số nước trong khu vực và vận dụng vào Việt Nam (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w