San bằng trong thông tin di động

Một phần của tài liệu Bài giảng thông tin di động (Trang 33 - 34)

a. Chức năng của san bằng trong thông tin di động

∗/- Do diều chế phổ hẹp, sự tạo dạng xung không kết thúc trong một khoảng Ts →ISI. (Do đặc tính kênh thông tin di động là giới hạn băng một cách quá mức nhằm đạt hiệu quả phổ cao D).

- Do kênh vô tuyến phân tán theo thời gian (do truyền dẫn đa đường của tín hiệu d) → ISI

- Nhiệm vụ của san bằng kênh là loại bỏ ISI tại đầu thu nhằm khôi phục tín hiệu chính xác. Do kênh vô tuyến di động biến đổi ngẫu nhiên theo thời gian → san bằng phải có tính thích nghi.

∗∗/ Một bộ san bằng theo thích nghi thường công tác trong 2 chế độ: - Huấn luyện ( training mode )

- Bám ( tracking mode )

Bộ san bằng kênh, xét về bản chất là một bộ có nhiệm vụ bù các biến thiên của đặc tính biên độ và đặc tính trễ pha của kênh và việc điều chỉnh thích nghi nó nhằm bù một giải trung bình nào dó các đặc tính nói trên của kênh.

Việc huấn luyện có thể dựa trên một chuỗi bit giả ngẫu nhiên hay một chuỗi bit cố định có mẫu biết trước ở phần thu. Sau thời gian huấn luyện, đặc tính kênh được bù nhờ phần thu căn cứ vào chuỗi huấn luyện để điều chỉnh thích ứng tới trạng thái gần tối ưu bộ san bằng, sau đó hệ thống được chuyển sang chế độ bám.

Quá trình huấn luyện có thể:

- Đặt trước phiên liên lạc ngay khi chuyển sang chế độ bám mới truyền tin cho tới hết phiên. Trường hợp này được áp dung với các kênh ít biến động và biến thiên chậm (viba số chẳng hạn …).

- Đặt xen kẽ trong suốt quá trình một phiên liên lạc, áp dụng cho các kênh biến đổi nhanh như trong trường hợp thông tin di động microcell.

∗∗*/ Các bộ san bằng thích nghi hoạt động trên thuật toán truy toán (lặp l) nhằm tối thiểu hoá ISI hay sai số trung bình bình phương giữa đặc tính kênh mong muốn và đặc tính kênh thực.

∗∗*∗/ Các bộ san bằng có thể thực hiện tại trung tần hay ở băng tần gốc. b. Sơ đồ khối một bộ san bằng tống quát

∗/ Sơ đồ khối đơn giản một hệ thống vô tuyến số có san bằng thích nghi

xk : - chuỗi tín hiệu training được biết trước trong training mode - chuỗi tín hiệu sau quyết định trong chế độ tracking mode c. Một số thuật toán thích nghi thường gặp:

∗/ Zero - forcing (ZF) : ( Lucky - 1965 )

- Các hẹ số của equalizer cn được chọn sao cho cưỡng ép các giá trị mẫu của đáp ứng xung tổng cộng của hệ thống ( hc(t ) và heq( t) ) cắt qua 0 tại t = NTs ( N ≠0 ).

- Đặc điểm: Có thể tăng cwongf tạp âm tại các tần số phổ kênh có tiêu hao lớn. *∗/ LMS ( Least mean square )

Nhiệm vụ của thuật toán LMS là tìm ck để toói thiểu hoá sai số trung bình bình phương ξ = E ( ek , ek )

Lời giải của thuật toán này dẫn tới phải tính một ma trận nghịch đảo khá phức tạp. Vì vậy thuật toán tìm ck thường được áp dụng là thuật toán gradient ngẫu nhiên (stochastic gradient ) do Widnow đề xuất năm 1966.

∗*∗/ Tính ổn định và độ chính xác điều chỉnh:

α lớn: thời gian điều chỉnh ngắn (điều chỉnh nhanh) xong sai số điều chỉnh tĩnh lớn. α quá lớn: có thẻ dẫn đến không ổn định

α nhỏ: bảo đảm ổn định song thời gian điều chỉnh kéo dài.

Một phần của tài liệu Bài giảng thông tin di động (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w