PHÂN TÍCH SO SÁNH GIỮA PHÁP LUẬT EU VÀ VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SO SÁNH GIỮA PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ VIỆT NAM VÀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG (Trang 25 - 30)

VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG

4.1 Vấn đề xác định nhãn hiệu nổi tiếng

4.1.1 Định nghĩa nhãn hiệu nổi tiếng

- Giống nhau:

Cả pháp luật Việt Nam và EU đều xác định cách hiểu về khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng dựa trên quy định của Điều 6bis Công ước Paris.

Phạm vi nổi tiếng của nhãn hiệu được công nhận trong giới hạn lãnh thổ quốc gia (Việt Nam) hay trong phạm vi lãnh thổ các quốc gia thuộc Liên minh (EU). Nếu nhãn hiệu nổi tiếng ở ngoài giới hạn đó, về nguyên tắc sự nổi tiếng đó sẽ không được công nhận và bảo hộ.

Việc sử dụng khác khái niệm liên quan như “nhãn hiệu có danh tiếng” trong pháp luật EU và “nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi” trong pháp luật Việt Nam cũng có những nét tương đồng.

Cả pháp luật EU và Việt Nam đều không có quy định dành riêng cho nhãn hiệu “rất nổi tiếng”.

- Khác nhau:

Khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng được ghi nhận một cách chính thức trong pháp luật Việt Nam, nhưng trong pháp luật của EU thì không có quy định trực tiếp, nếu có thì cũng chỉ là sự viện dẫn đến Điều 6bis của Công ước Paris.

Khái niệm nhãn hiệu có danh tiếng được sử dụng phổ biến trong pháp luật EU, thậm chí có thể thay thế khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng. Đặc biệt, dù pháp luật không quy định nhưng thông qua các án lệ, khái niệm “danh tiếng” trong pháp luật EU có thể được xác định một cách cụ thể dựa trên những tiêu chí xác đáng. Trong khi đó, khái niệm nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi ở Việt Nam được sử dụng ở cấp

độ thấp hơn và trong những trường hợp đặc biệt, và quan trọng hơn hết là khó có thể phân định đâu là nhãn hiệu nổi tiếng và đâu là nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi trên thực tế.

4.1.2 Các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng

- Giống nhau: về vơ bản, cả pháp luật EU và Việt Nam đều có cách tiếp cận giống nhau trong việc xác định các tiêu chí để đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng, bao gồm: sự nổi tiếng hay danh tiếng của nhãn hiệu trong bộ phận công chúng liên quan; mức độ được nhận biết của nhãn hiệu trong công chúng; mức độ và thời gian sử dụng nhãn hiệu; mức độ, thời gian và phạm vi quảng bá nhãn hiệu; mức độ phân biệt của nhãn hiệu; bản chất của hàng hóa dịch vụ và các kênh lưu thông hàng hóa và dịch vụ mang nhãn hiệu; số lượng quốc gia thừa nhận và bảo hộ nhãn hiệu; giá trị thương mại của nhãn hiệu...

- Khác nhau:

Các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng được quy định cụ thể trong pháp luật Việt Nam, trong hki ở châu Âu, các tiêu chí này chủ yếu được ghi nhận thông qua các án lệ.

Việc vận dụng các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng được thực hiện khác nhau trong hai hệ thống pháp luật.

4.1.3 Sự thoái hóa của nhãn hiệu nổi tiếng

Khi một nhãn hiệu trở nên nổi tiếng, người tiêu dùng có thể đồng nhất tên của nhãn hiệu đó và tên của sản phẩm mang nhãn hiệu đó. Nói cách khác, tại thời điểm đó, nhãn hiệu trở thành một thuật ngữ chung sử dụng cho một loại sản phẩm chứ không phải là một cụm từ nhất định đề cập đến một sản phẩm nhất định. Và sau đó, mọi người tự do sử dụng nhãn hiệu đó để đề cập đến sản phẩm, kể cả đối thủ cạnh tranh của chủ sở hữu nhãn hiệu. Sau đó, hiện tượng suy thoái xuất hiện.

Theo pháp luật EU, sự suy thoái nhãn hiệu được ghi nhận một cách chính thức trong luật. Cụ thể, Điều 50(1)(b) của Quy chế về nhãn hiệu cộng đồng của Châu Âu quy định rằng: Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu Cộng Đồng phải được khai báo để thu hồi hồ sơ nộp cho Cơ quan hoặc trên cơ sở phản tố trong thủ tục tố tụng đối với vi phạm nếu nhãn hiệu đó trở thành tên chung trong quá trình kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mà nhãn hiệu của sản phẩm, dịch vụ đó đã được đăng ký do hành động của chủ sở hữu hoặc hành vi không thực hiện của chủ sở hữu. Chỉ thị về thống nhất pháp luật nhãn hiệu của Châu Âu cũng có quy định tương tự.

Trong khi đó, theo quy định của pháp luật Việt nam, cả Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) lẫn các văn bản dưới luật đầu không quy định rõ về sự suy thoái.

4.2 Các nguyên tắc pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng

4.2.1 Học thuyết về nguy cơ gây nhầm lẫn

- Tổng quan về nguy cơ gây nhầm lẫn

- Nguy cơ gây nhầm lẫn trong pháp luật châu Âu:

Điều 4 của Chỉ thị về thống nhất pháp luật nhãn hiệu của EU, một nhãn hiệu không thể được đăng ký, hoặc nếu được đăng ký phải được tuyên vô hiệu, nếu chứng minh được rằng nhãn hiệu đó trùng, hoặc tương tự với một nhãn hiệu đã đăng ký được sử dụng cho hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự, hoặc chứng minh được rằng nhãn hiệu đó tạo nguy cơ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu có trước đó.

Theo Điều 8 (2) của Quy Chế Nhãn Hiệu, việc ứng dụng nhãn hiệu sẽ không được cấp trong trường hợp nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu có trước đó hoặc nếu nhãn hiệu đó tương tự với hoặc tạo nguy cơ gây nhầm lẫn.

- Nguy cơ gây nhầm lẫn trong pháp luật Việt Nam:

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, yêu cầu bằng chứng về nguy cơ gây nhầm lẫn là một trong những phương pháp quan trọng nhất để xác định và đánh giá có sự xâm phạm nhãn hiệu hay không. Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ năm 2005 (sửa đổi trong năm 2009), nguy cơ gây nhầm lẫn sẽ tồn tại trong trường hợp các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác. Thông tư 01/2007 tiếp tục cụ thể hóa về nguy cơ gây nhầm lẫn tại Mục 5 – Tiểu mục 39.11.

Như vậy, cả pháp luật của EU và Việt Nam đều giống nhau trong việc xem nguy cơ gây nhầm lẫn là một trong những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu thông thường.

4.2.2 Học thuyết về sự lu mờ nhãn hiệu

- Tổng quan về học thuyết về sự lu mờ nhãn hiệu - Sự lu mờ nhãn hiệu trong pháp luật của EU

Ở EU, thuật ngữ “sự lu mờ nhãn hiệu” không được quy định rõ ràng trong luật hoặc luật án lệ. Tuy nhiên, trong pháp luật của một số quốc gia thành viên, thì học thuyết về sự lu mờ nhãn hiệu đã được hình thành và vận dụng trên thực tế trong thời gian khá dài.

Điều 5(2) của Chỉ thị về thống nhất pháp luật nhãn hiệu của EU có thể được xem như là một sự đề cập gián tiếp đến học thuyết sự lu mờ nhãn hiệu. Tuy nhiên trên thực tế, thuật ngữ “sự lu mờ” hay “sự lu mờ nhãn hiệu” hầu như chưa bao giờ được đề cập hay ghi nhận một cách chính thức trong pháp luật của EU.

- Sự lu mờ nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam

Ở Việt Nam, khái niệm sự lu mờ nhãn hiệu đã không được định nghĩa rõ trong các luật. Tình hình có vẻ tương tự với tình hình của hệ thống pháp luật EU. Tuy nhiên, thông qua cách diễn đạt cả Luật Sở Hữu Trí Tuệ năm 2005 (như được sửa đổi trong năm 2009) và Thông Tư số 01/2007 dường như là học thuyết sự lu mờ nhãn hiệu đã được áp dụng một cách gián tiếp tại Việt Nam. Theo đó, miễn là tính phân biệt của nhãn hiệu có trước đó (nhãn hiệu nổi tiếng) bị lu mờ hoặc có nguy cơ lu mờ hoặc phương hại đến bản sắc hoặc tạo nên hình ảnh tương tự giữa các nhãn hiệu, việc áp dụng nhãn hiệu sẽ được xem như đủ để phân biệt là nhãn hiệu và việc đăng ký nhãn hiệu đó sẽ bị từ chối. Trên thực tế, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã không đề cập đến sự chống lu mờ như là yêu cầu đối với việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng.

4.2.3 Nguyên tắc về sự gian dối

- Tổng quan về nguyên tắc về sự gian dối hay có dụng ý xấu - Theo pháp luật EU

Theo quy định của Liên Minh Châu Âu, nguyên tắc có dụng ý xấu cũng đã được công nhận trong Chỉ thị về thống nhất pháp luật nhãn hiệu của EU và Quy Chế Nhãn Hiệu quy định rằng: Nhãn hiệu được coi là gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nhãn hiệu được sử dụng ở nước ngoài vào ngày nộp đơn và vẫn được sử dụng ở nước ngoài, với điều kiện là vào ngày nộp đơn đăng ký, người nộp đơn đang hành động với dụng ý xấu.

Tương tự, Quy Chế Nhãn Hiệu quy định rằng: Một Nhãn Hiệu sẽ được tuyên vô hiệu trên đơn đăng ký gửi đến Văn Phòng hoặc trên cơ sở kiện lại trong tố tụng xâm phạm nhãn hiệu … trong trường hợp người nộp đơn đang hành động có dụng ý xấu khi người nộp đơn đã nộp đơn cho nhãn hiệu đó.

- Theo pháp luật Việt Nam

Tại Việt Nam, nguyên tắc có dụng ý xấu được quy định chung trong Luật Sở Hữu Trí Tuệ năm 2005. Cụ thể, thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ sẽ là suốt thời hạn bảo hộ; đối với nhãn hiệu thì thời hiệu này là năm (5) năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ, trừ trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp do sự không trung

Như vậy, cả pháp luật EU và Việt Nam đều ghi nhận nguyên tắc về sự gian dối hay có dụng ý xấu phù hợp với quy định trong Công Ước Paris. Tuy nhiên, chi tiết về việc áp dụng nguyên tắc này trên thực tế trong hai hệ thống có phần khác nhau.

4.3 Phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng

4.3.1 Nhãn hiệu chưa đăng ký

Theo quy định của pháp luật EU, các công ước quốc tế đã được các nước thành viên EU thừa nhận, nhãn hiệu nổi tiếng sẽ được bảo hộ phù hợp ngay cả khi nhãn hiệu chưa được đăng ký tại một nước thành viên cụ thể của EU.

Tương tự như vậy, ở Việt Nam, những nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ bất kể có đăng ký hay không đăng ký những nhãn hiệu nổi tiếng đó. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật ở Việt Nam lại cho thấy một quan điểm khác.

4.3.2 Hàng hóa và dịch vụ không tương tự

Điều 8(5) của Quy Chế về Nhãn Hiệu cộng đồng quy định “nhãn hiệu được nộp đơn đăng ký sẽ không được đăng ký nếu nhãn hiệu đó trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã có trước đó và nhãn hiệu đó sẽ được đăng ký cho hàng hóa hoặc dịch vụ không tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ cho nhãn hiệu đã có trước đó được đăng ký …” Ngôn ngữ tương đồng được quy định tại Điều 5(2) của Chỉ thị về thống nhất pháp luật nhãn hiệu của EU.

Theo quy định pháp luật Việt Nam, phạm vi bảo hộ nhãn hiệu cũng được mở rộng sang việc sử dụng có liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ không tương tự trong trường hợp bản sắc hoặc tính tương tự của nhãn hiệu đối lập có thể làm cho người tiêu dùng lầm tưởng rằng có mối quan hệ giữa nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu đối lập hoặc có cơ may làm phai dần tính phân biệt với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc làm phương hại đến danh tiếng của nhãn hiệu này.

4.3.3 Hàng hóa và dịch vụ không cạnh tranh

Miễn là nhãn hiệu nổi tiếng hoặc nhãn hiệu rất nổi tiếng được bảo hộ có liên quan đến hàng hóa và dịch vụ không tương tự khi có nguy cơ gây nhầm lẫn, hoặc bằng học thuyết chống làm lu mờ nhãn hiệu, thì phạm bảo hộ này sẽ được mở rộng sang hàng hóa hoặc dịch không cạnh tranh. Bất cứ khi nào chủ sở hữu nhãn hiệu chứng minh rằng việc các bên thứ ba sử dụng nhãn hiệu tạo ra một lợi thế không công bằng đối với chủ sở hữu đó, hoặc làm phương hại đến danh tiếng hoặc khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc rất nổi tiếng, thì cần ngăn chặn việc sử dụng đó. Pháp luật Việt Nam không có quy định về vấn đề này và tòa án cũng không có quy định về điểm này. Tuy nhiên, trong phạm vi sự bảo hộ sẽ

được cấp đối với hàng hóa và dịch vụ, các xem xét cũng cần mở rộng có hợp lý đối với hàng hóa và dịch vụ không cạnh tranh.

4.3.4 Thời hạn bảo hộ

Theo pháp luật EU: không có quy định chính thức nhưng áp dụng theo nguyên tắc chung là bảo hộ vô hạn định, tức là việc bảo hộ sẽ vẫn cứ tiếp diễn cho đến khi nào nhãn hiệu không còn được coi là nổi tiếng nữa.

Theo pháp luật Việt Nam: trước đây, nguyên tắc bảo hộ vô hạn định cũng được ghi nhận, nhưng trong pháp luật hiện hành lại không có bất kỳ quy định nào đề cập đến vấn đề này.

CHƢƠNG 5

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SO SÁNH GIỮA PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ VIỆT NAM VÀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG (Trang 25 - 30)