a. Dịch vụ tư vấn về quản lý và dịch vụ kế toán. b. Cung cấp chứng từ kế toán cho khách hàng.
c. Cung cấp nguồn lực trong phòng kế toán cho khách hàng. d. Lựa chọn đối tác kinh doanh cho khách hàng.
Bài tập Lý thuyết Kiểm toán
Bµi 2: Các cuộc kiểm toán có thể là kiểm toán tài chính, hoặc kiểm toán tuân thủ, hoặc kiểm toán hoạt động. Tại Việt Nam, công việc kiểm toán có thể được thực hiện bởi các KTVĐL,KTVNN, KTVNB.. Dưới đây là danh sách về mục đích của các cuộc kiểm toán khác nhau:
1. Thẩm tra về thuế thu nhập DN của một doanh nghiệp Nhà nước để xem DN có nộp đầy đủ khoản thuế thu nhập theo quy định về thuế thu nhập DN không?
2. Xác nhận vào BCTC của doanh nghiệp để nộp vào Ngân hàng xin vay tiền
3. Nghiên cứu các nghiệp vụ sử dụng máy vi tính của một tổ chức nhằm đánh giá xem Trung tâm máy tính của tổ chức đó có hoạt động hiệu quả hay không?
4. Thẩm tra khả năng thành công của việc đưa ra sản phẩm mới ra thị trường TP Hồ Chí Minh. 5. Xác định xem các báo cáo tài chính của một đại lý quảng cáo X có được trình bày một cách hợp
lý và phù hợp với các chuẩn mực kế toán được chấp nhận rộng rãi không?
6. Xác định tính hiệu lực và hiệu quả của một chương trình đặc biệt là trợ giúp đồng bào bị ảnh hưởng bão lụt do cơn bão số 7/ năm 2005, được chi từ Ngân sách Nhà nước
7. Kiểm tra việc thực hiện các quy định của lãnh đạo DN về mục đích và trách nhiệm của bộ phận Marketing.
8. Phân tích hệ thống kế toán của một DN nhỏ nhằm mục đích đưa ra các đề xuất liên quan đến việc thay thế bằng một hệ thống xử lý bằng tin học.
9. Kiểm tra tính trung thực và hợp lý của BCTC của một công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán. Công ty này có một bộ phận kiểm toán nội bộ chuyên nghiệp.
Yêu cầu: Hãy lập một bảng gồm 2 cột, trong đó cột thứ nhất trình bày loại hình kiểm toán và cột
thứ hai hãy chỉ ra người có thể thực hiện công việc này và chỉ rõ người có thể thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất.
Bài 3: Lựa chọn đúng (Đ), sai (S) cho các câu sau và giải thích:
1 Tác dụng của ba loại KTNB, KTNN và KTĐL hoàn toàn giống nhau.
2 Tất cả các DN và tổ chức nên thuê KTĐL để thực hiện kiểm toán BCTC hàng năm. 3 Kiểm toán độc lập có tính pháp lý thấp
4 Đơn vị được kiểm toán phải là những đơn vị có tư cách pháp nhân. 5 Tính độc lập của kiểm toán viên thể hiện ở hai mặt tình cảm và kinh tế 6 Các loại KTNB, KTNN, KTĐL là hoàn toàn có thể thay thế cho nhau.
7 Để phát huy hiệu quả trong công việc thì bộ phận kiểm toán nội bộ nên trực thuộc bộ
phận kế toán của đơn vị.
8 Kế toán viên chỉ cần có kinh nghiệm là có thể làm kiểm toán viên độc lập.
9 Khách hàng Kiểm toán là người mời Kiểm toán và là người bị kiểm tra do đó họ không cần phải giải trình những vấn đề mà họ không muốn trả lời.
10 Bằng chứng kiểm toán là tất cả những thông tin mà KTV thu thập được và nó được dùng làm cơ sở để đưa ra ý kiến nhận xét của mình về BCTC của đơn vị Kiểm toán.