Đối với các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Các mô hình doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 29 - 31)

- DNTN chưa có khả năng giữ được thị phần trong nước, sản phẩm chưa đuổi kịp sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài và liên doanh.

g. Công ty cổ phần.

3.3. Đối với các doanh nghiệp.

Trước những khó khăn và thách thức của thị trường, để việc kinh doanh của doanh nghiệp mình đạt hiệu quả cao các doanh nghiệp cần làm một số việc sau:

- Chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn đầu tư, hình thức đầu tư, chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh.

- Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

- Lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn phù hợp với doanh nghiệp mình.

- Tự chủ kinh doanh, chủ động áp dụng phương pháp quản lý khoa học, hiện đại để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.

- Chủ động đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình với công việc.

- Nắm vững chủ trương đường lối của nhà nước để tìm cho mình ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và phương thức kinh doanh hiệu quả cao và hợp pháp.

- Sử dụng tốt nhất tiềm năng, các cơ hội của doanh nghiệp cũng như sử dụng có hiệu quả nhất các yếu tố bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp trong điều kiện chấp nhận cạnh tranh, chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp.

- Tuân thủ đúng luật định và thông lệ xã hội: Tiến hành các hoạt động kinh doanh theo đúng những điều mà pháp luật trong nước và quốc tế không cấm, những quy ước mà thị trường chấp nhận….

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Các mô hình doanh nghiệp” ở Việt Nam đã cho ta một cái nhìn toàn diện về nền kinh tế của Việt Nam trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Cụ thể như sau:

- Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, với nhiều loại hình doanh nghiệp đang hoạt động trong đó Mô hình DNNN đóng vai trò chủ đạo điều tiết nền kinh tế.

- Mô hình Công ty TNHH, DNTN và Công ty cổ phần đang chiếm phần lớn trong tổng số các doanh nghiệp và đã chứng tỏ sự phù hợp của các mô hình này trong điều kiện của nền kinh tế Việt Nam.

- Công ty hợp danh là mô hình doanh nghiệp kém hiệu quả nhất trong số các doanh nghiệp đang hoạt động. Nguyên nhân là do sự bất hợp lý trong quy định của luật doanh nghiệp đã gây khó khăn cho các chủ doanh nghiệp khi lựa chọn mô hình này.

- Các DN có vốn đầu tư nước ngoài phát triển rất hiệu quả ở Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng chưa nhiều do còn gặp khó khăn trong chính sách đầu tư của nhà nước. Cần có chính sách mở cửa hơn nữa cho nhà đầu tư nước ngoài phát triển tại Việt Nam. Nhưng chính sách phải cụ thể và có giới hạn tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước.

- Hầu hết các loại hình doanh nghiệp ở nước ta gặp khó khăn về vốn, khoa học, công nghệ, trình độ chuyên môn, trình độ quản lý…

- Các doanh nghiệp ở Việt Nam mới chỉ tăng về số lượng mà chưa tăng chất lượng, quy mô.

Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế các doanh nghiệp Việt Nam cần khẩn trương hoàn thiện cơ cấu, bộ máy tổ chức quản lý để hoạt động của doanh nghiệp mình đạt hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Các mô hình doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w