Phân cấp các đối tượng của Access

Một phần của tài liệu GIAO TRINH ACCEESS 2003 (Trang 94 - 99)

Sử dụng đối tượng trong Access

5.2.1Phân cấp các đối tượng của Access

Access Forms Controls Reports Controls DoCmd 5.2.2 Đối tượng DoCmd

DoCmd.<Phương thức><Danh sách các tham số>

Bài giảng Lập trình trong Access

™ Tên của một đối tượng do người dùng tựđặt như tên bảng, tên Form....

™ Các hàng chuẩn của Access.

Chúng ta sẽ có dịp biết đến các tham số này ngay dưới đây:

™ Phương thức Close

DoCmd.Close <Kiu đối tượng>, <Tên đối tượng>, <Cách ghi>

trong đó:

9 <Kiểu đối tượng>: xác định kiểu đối tượng cần đóng, chọn trong các hằng chuẩn sau: acTable, acQuery, acForm, acReport, acMacro, acModule.

9 <Tên đối tượng>: xác định tên của đối tượng cần đóng.

9 <Cách ghi>: có ghi lại các thay đổi của đối tượng trước khi đóng hay không, chọn một trong các hằng: acSaveNo (không ghi), acSaveYes (có ghi), acSavePrompt.

9 Ví dụ: DoCmd.Close acForm, “MainForm”, acSaveYes sẽ đóng mẫu biểu MainForm và ghi lại mọi thay đổi của mẫu biểu này trước khi đóng.

™ Phương thức OpenForm

DoCmd.OpenForm <Tên form>, <View>, <Tên b lc>, <Điu kin lc>, <DataMode>, <WindowMode>

9 <Tên form>: chuỗi biểu thị tên biểu thức cần mở.

9 <View>: chọn trong các hằng sau: acDesign, acForm, acNormal (mặc định), acPreview.

9 <Tên bộ lọc>: chuỗi biểu thị tên của một truy vấn dùng để săp xếp và/hoặc lọc ra các thông tin cần thiết.

9 <Điều kiện lọc>: chuỗi chứa điều kiện chọn lọc thông tin.

9 <DataMode>: chọn trong các hằng sau: acFormAdd, acFormEdit, acFormPropertySettings (mặc định), acFormReadOnly.

9 <WindowMode>: chọn trong các hằng sau: acDialog, acHidden, acIcon, acWindowNormal (mặc định).

9 Ví dụ: mở form “danh sach thi sinh” theo dạng form View để cập nhật dữ liệu cho những thí sinh có tổng điểm lớn hơn hoặc bằng 18, ta viết như sau:

DoCmd.OpenForm “danh sach thi sinh”, acNormal, , “[tong diem]>=18”, acFormEdit

™ Phương thức OpenTable

dùng để mở một bảng, có 3 tham số theo thứ tự sau:

Bài giảng Lập trình trong Access

Table Name biểu thức chuỗi biểu thị tên bảng cần mở.

View chọn trong các giá trị sau: acViewDesign, acViewNormal (mặc định – dạng Datasheet View), acViewPreview.

DataMode chọn trong các giá trị sau: acAdd, acEdit (mặc định), acReadOnly.

Ví dụ: mở bảng “danh sach can bo” để cập nhật dữ liệu, ta viết như sau:

DoCmd.OpenTable “danh sach can bo”, acViewNormal, acEdit (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

™ Phương thức OpenQuery

dùng để mở một truy vấn, có 3 tham số theo trình tự:

Tham số Ý nghĩa / Giải thích

Query Name

chuỗi biểu thị tên truy vấn cần mở.

View chọn trong danh sách sau: acViewDesign, acViewNormal (mặc định), acViewPreview.

DataMode chọn trong các giá trị sau: acAdd, acEdit (mặc định), acReadOnly.

™ Phương thức OpenReport

dùng để mở một báo biểu, có 4 tham số theo thứ tự:

Tham số Ý nghĩa / Giá trị

Report Name chuỗi biểu thị tên báo biểu cần mở.

View chọn trong danh sách sau: acViewDesign, acViewNormal (mặc định – in báo biểu), acViewPreview.

Filter Name chuỗi biểu thị tên của một truy vấn dùng để săp xếp và/hoặc lọc ra các thông tin cần thiết.

WhereCondition chuỗi chứa điều kiện chọn lọc thông tin.

™ Phương thức Open Module

dùng để mở một đơn thể, có 2 tham số theo thứ tự sau: Tham số Ý nghĩa / Giá trị

ModuleName chuỗi biểu thị tên đơn thể cần mở. ProcedureName chuỗi xác định tên thủ tục của đơn thể.

Ví dụ: mởđơn thể “chuong trinh” để xem, sửa, bổ sung các hàm, thủ tục của nó bắt đầu từ thủ tục có tên “tinh_toan”:

DoCmd.OpenModule “chuong trinh”, “tinh_toan”

™ Các phương thức trên các control

Bài giảng Lập trình trong Access

Để đối tượng hiện nội dung mới nhất mà nó vừa thay đổi, ta dùng phương thức RepaintObject có 2 tham số như sau:

Tham số Ý nghĩa / Giải thích

ObjectType chọn trong danh sách sau: acDefault, acForm, acMacro, acModule, acQuery, acReport, acTable.

ObjectName chuỗi biểu thị tên đối tượng cần sơn lại.

Ví dụ: sau khi gán giá trị cho các ô điều khiển của mẫu biểu [hoc sinh], ta dùng câu lệnh sau để thấy sự thay đổi của mẫu biểu trên màn hình:

DoCmd.RepaintObject acForm, “hoc sinh”

9 Đặt con tr chut ti mt ô điu khin

Để dịnh vị con trỏ tại một ô điều khiển, ta dùng câu lệnh:

DoCmd.GotoControl “Tên ô điều khiển” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: DoCmd.GotoControl “Noi sinh” sẽ định vị con trỏ tại ô điều khiển [Noi sinh].

9 Hin ni dung va thay đổi ca mt ô điu khin

Có khi nội dung của một ô điều khiển đã thay đổi nhưng trên mẫu biểu, ta vẫn chỉ quan sát được nội dung cũ của nó. Điều này thường xảy ra đối với các hộp ComboBox. Để hiển thị nội dung mới nhất của một ô điều khiển, ta dùng câu lệnh sau:

DoCmd.Requery “Tên ô điều khiển”

9 Di chuyn đến mt bn ghi mi

Để di chuyển đến một bản ghi mới, biến nó thành bản ghi hiện hành, ta dùng phương thức GotoRecord có 4 tham số:

Tham số Ý nghĩa / Giá trị

ObjectType chọn trong danh sách sau: acActiveDataObject (mặc định), acDataForm, acDataQuery, acDataTable.

ObjectName chuỗi biểu thị tên đối tượng chứa bản ghi cần di chuyển đến.

Record chọn trong danh sách: acFirst, acGoto, acLast, acNewRec, acNext (mặc định), acPrevious.

Offset biểu thức nguyên (giả sử có giá trị là n).

Nếu tham số Record là acNext hoặc acPrevious thì sẽ di chuyển xuống phía dưới hoặc lên phía trên n bản ghi.

Nếu tham số Record là acGoto thì sẽ di chuyển đến bản ghi có số thứ tự là n (tính từ 1).

Bài giảng Lập trình trong Access

DoCmd.GotoRecord acDataForm, “Tim kiem”, acGoto, m

sẽ di chuyển đến bản ghi thứ m của mẫu biểu [Tim kiem].

™ Phương thức SetMenuItem

Phương thức này dùng đểđiều khiển trạng thái của Menu. Cú pháp như sau:

DoCmd.SetMenuItem menuIndex [, CommandIndex / SubMenu] [, Command Index ] [, Flag]

Tham số Ý nghĩa / Giải thích

menuIndex là một giá trị nguyên tính từ 0, xác định chỉ số của menu trong hệ menu.

CommandIndex / SubMenu

là một số nguyên tính từ 0, xác định chỉ số của nút lệnh hoặc chỉ số của menu con của menu có chỉ số menuIndex.

CommandIndex là một số nguyên tính từ 0, xác định chỉ số của nút lệnh trong menu con có chỉ số CommandIndex/SubMenu. Tham số này chỉ dùng khi tham số thứ hai là chỉ số của menu con.

Flag Quy định trạng thái mới của đối tượng được xác định bởi ba tham số trên, là một trong các hằng sau:

acMenuCheck (đánh dấu).

acMenuGray (bị xám, không cho phép thực hiện nút lệnh).

acMenuUncheck (không đánh dấu).

acMenuUngray (không bị xám, đây là trạng thái mặc định). Chúng ta sẽ tạo một hệ menu để minh họa chức năng của phương thức SetMenuItem như sau:

File Chọn hình học Chức năng Open Tam giác Tính diện tích Về Access Đoạn thẳng Tính độ dài Về Window (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong đó:

ƒ Chức năng Open bị xám đi, chưa sử dụng được do ta chưa cài đặt.

ƒ Khi form hiện lên lần đầu, "Tam giác" được chọn.

ƒ Vì "Tam giác" được chọn nên chức năng "Tính độ dài" bị xám đi (không sử dụng được).

Bài giảng Lập trình trong Access

Hình minh họa kết quả như sau:

Một phần của tài liệu GIAO TRINH ACCEESS 2003 (Trang 94 - 99)