Tường chắn không có dầm dọc E.1.3.5 Tường chắn đất kiểu hộp.

Một phần của tài liệu TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9152 : 2012 CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - QUY TRÌNH THIẾT KẾ TƯỜNG CHẮN CÔNG TRÌNH THỦY LỢI (Trang 96 - 99)

E.1.3.5. Tường chắn đất kiểu hộp.

Trong những công trình gia cố bờ, chỉnh trị sông hoặc công trình cảng, để thi công tường chắn đất, thông thường người ta dùng những khối lớn bằng bê tông.

Đối với những công trình này việc thi công khó khăn và cần một khối lượng xi măng rất lớn. Một biện pháp tiến bộ và tương đối phổ biến hiện nay đối với tường chắn đất ở các công trình là thi công bằng biện pháp lắp ghép. Các cấu kiện lắp ghép là những khối bê tông cốt thép hình hộp rỗng. Người ta lao những hộp này xuống nước và cố định chúng ở vị trí thiết kế sau đó đổ đầy vật liệu địa phương (đá, sỏi, cát) vào bên trong để đảm bảo cho công trình ổn định. (Hình E.13).

Hình E.13: Tường chắn đất kiểu hộp E.1.3.6. Tường chắn đất bằng cọc bê tông cốt thép.

Nguyên tắc chủ yếu để cấu tạo loại tường chắn đất kiểu này là người ta đóng vào trong đất những cọc bằng bê tông cốt thép. Những cọc bằng bê tông cốt thép được ngàm chặt vào trong đất ở một chiều sâu nào đó đủ để cho cọc không bị lật và chịu được lực đẩy của đất. Bản tường là những tấm bê tông cốt thép tựa trên các cọc này. Khoảng cách giữa các cọc thông thường từ 2m đến 2,5m. (Hình E.14)

Hình E.14: Tường chắn đất kiểu cọc a) Mặt cắt ngang b) Liên kết giữa bản và cọc

Đây là loại tường chắn cũng được dùng khá rộng rãi trong xây dựng. Trong công trình thủy lợi loại tường này dùng để bao quanh hố móng, kè bảo vệ bờ sông, bến cảng, âu thuyền, v.v…

E.1.3.7. Tường chắn kiểu hỗn hợp. (hình E.15)

Tường chắn hỗn hợp là sự kết hợp giữa tường chắn trọng lực bằng bê tông với phần phụ là bản giảm tải bằng bê tông cốt thép. Đây là một loại kết cấu mới nhằm làm giảm áp lực ngang của đất lên thân tường và do đó mặt cắt ngang của tường cũng được thu hẹp lại.

Hình E.15

Tường chắn đất kiểu hỗn hợp

Kết cấu bàn giảm tải có thể là bằng bê tông cốt thép toàn khối hoặc lắp ghép. Khi áp dụng tường chắn kiểu hỗn hợp cần xét tới ảnh hưởng của bàn giảm tải đến việc phân bố lại trạng thái ứng suất trong thân tường.

E.1.4. Một vài đặc điểm cấu tạo tường chắn.E.1.4.1. Đối với tường đổ toàn khối: E.1.4.1. Đối với tường đổ toàn khối:

Nói chung các cấu kiện của tường chắn đổ liền khối có tiết diện thay đổi với cốt thép đơn. Đối với cấu kiện thẳng đứng chiều dày của tiết diện không nên nhỏ hơn 10cm và đối với cấu kiện nằm ngang không nhỏ hơn 8cm. Tầng bảo vệ không nên nhỏ hơn 3cm, ở những nơi có môi trường xâm thực mạnh thì tầng bảo vệ có thể lấy từ 5 đến 7cm.

Đường kính cốt thép nên chọn sao cho khoảng cách giữa chúng nằm torng phạm vi từ 7 - 12cm để đảm bảo sự làm việc của bê tông về mặt chống nứt.

Cũng có khi ở những miền chịu nén người ta còn đặt lưới thép cấu tạo. Lưới thép này còn có tác dụng chống lại ứng suất do co ngót sản sinh trong quá trình bê tông đông cứng.

Để đảm bảo tính hợp lý của cốt thép, đối với tường chắn góc ngàm kiểu chữ L có chiều cao lớn hơn 1,5m, cốt chịu lực nên phân làm 2 đến 3 loại. Một số thanh chạy suốt dọc theo chiều cao của tường, những thanh khác chỉ kéo dài đến 1/3 hoặc 1/2 chiều cao của tường.

E.1.4.2. Đối với tường chắn lắp ghép.

Tường chắn lắp ghép kiểu góc ngàm chữ L được cấu tạo tương tự như tường chắn nhiều khối; sự khác nhau ở chỗ tường chắn lắp ghép nên dùng lưới cốt hàn và chiều dày của tấm giảm nhỏ hơn. Trong bản tường nên bố trí cốt thép kép để đảm bảo an toàn trong điều kiện vận chuyển, lắp ráp.

Các cấu kiện dưới dạng hộp hoặc thanh để lắp ghép các loại tường chắn cũng không có gì khác biệt lắm về mặt cấu tạo.

Một vấn đề phức tạp nhất trong các việc lắp ghép cấu kiện là mối nối. Có hai loại mối nối: mối nối khô và mối nối ướt.

Mối nối khô là những mối nối trong đó các cấu kiện được liên kết với nhau bằng bu lông, hàn hoặc bằng cách gì đó mà không cần đổ bê tông. Loại liên kết này nói chung dùng cho các nhà công nghiệp hoặc các công trình tạm. Ưu điểm loại mối nối này là chịu lực được ngay, tốn ít vật liệu, rẻ.

Mối nối ướt được dùng khá phổ biến cho những tường chắn, sau khi liên kết hàn cần phải đổ bê tông. Loại này chịu lực và truyền lực tốt. Khả năng chống thấm cao.

- Bảo đảm tính liên tục và sự truyền nội lực giữa các cấu kiện; - Bảo đảm độ cứng để có thể phù hợp với những giả thiết tính toán;

- Bảo đảm chống thấm. Tốt nhất là không cho xuất hiện ứng suất kéo trong mối nối; - Đơn giản, thi công dễ dàng.

Những cấu kiện có chiều rộng nhỏ hơn thì được liên kết với nhau theo những mối nối dọc để làm cứng các cấu kiện theo chiều cao của tường. Các cấu kiện được liên kết với nhau tại ngay cả những mối nối ngang để bảo đảm tính liên tục theo chiều dài của tường. Đồng thời các cấu kiện cũng được nối với nhau tại các góc.

Mối nối dọc chỉ được dùng với bê tông cốt liệu nhỏ hoặc vữa xi măng. (Hình E.16a). Mối nối đứng có thể dùng cốt vòng liên kết hoặc cốt hàn kiểu nối đầu (Hình E.16b).

Hình E.16

Một phần của tài liệu TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9152 : 2012 CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - QUY TRÌNH THIẾT KẾ TƯỜNG CHẮN CÔNG TRÌNH THỦY LỢI (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w