Trương Hữu Quýnh, Chế độ ruộng đất Việt nam từ thế kỉ XI XVII, NxbCTQG, Hà Nội 2004, tr 236,

Một phần của tài liệu Vai trò và tác dụng của chính sách ruộng đất nhà Lê Sơ (Trang 31 - 35)

chủ có thể mua ruộng đất của nông dân nghèo với một giá rẻ mạt – theo chế độ bán đợ.

3.1.2 Về ruộng đất bán lại cho con cháu

Chế đọ kế thừa ruộng đất nhất là kế thừa hương hoả từ thời lê sơ cũng đựoc quy định rất chặt chẽ. Trong thời Thiệu Hoà (1443 – 1454 ) Nhân Tông ban bố 14 điều luật về tư hữu ruộng đất thì trong đó có 8 điều dành cho việc kế thừa ruộng đất, theo Phan Huy Chú thì: “từ đó về sau các vụ tranh kiện về phân chia tài sản trong dân giân mới có tiêu chuẩn”. Trong luật Hồng Đức còn dành riêng 13 điều quy định việc kế thừa hương hoả. Theo những điều luật ban hành gồm những điểm lớn sau đây:

- Theo điều lệ chung, khi cha mẹ chết phải trích ra 1/20 tài sản ruộng đất để làm ruộng hương hoả, phần ruộng này được giao cho người con trai cả trông coi, cày cấy để lấy hoa lợi chi tiêu vào ngày giỗ tết. Trường hợp cha mẹ chết không kịp viết trúc thư các con cũng phải làm đúng theo lệ này. Nếu cha mẹ là trưởng tộc thì ruộng hương hoả được gộp vào của chủngồi mới được trích ra 1/20để làm ruộng hương hoả. Trong trường hợp ruộng ít, anh em đông thì nhà nước châm chước cho anh em được thoả thuận với nhau mà để ruộng hương hoả. Nếu không còn con trai cả thì phần ruộng hương hoả được giao cho người con gái trưởng (Điều 390). Trường hợp con trai cả chết mà không có cháu trai thì phần ruộng hương hoả cũng giao cho người con gái kế tiếp. Tuy nhiên khi người con gái này chết thì ruộng hương hoả lại giao cho người con gái đầu của người con trai trưởng đã chết (Điều 396).

Điều đáng chú ý là người con trai cả hư hỏng hay bị phế tật, cha mẹ có thể giao phần ruộng hương hoả cho người con trai thứ, nhằm mục đích làm “sang tỏ sự bất tuyệt của dòng dõi” (Điều 391,392). Trường hợp con trai trưởng và cháu trai trưởngphiêu cư nơi khác, lâu ngày bỏ việc thờ cúng thì họ hàng cáo với quan ty, gioa ruộng hương hảo cho người trong họ trông nom, chờ khi những người trong đó trở về thì trả lại.

Sau 5 đời thờ cúng, theo quy định là đã Hết phục, hết tình số ruộng này được chuyển thành ruộng tế, người trong họ không được chia nhau thừa hưởng”12.

Nhà nước thừa nhận sự tồn tại của tục lên chia tài sản, việc phân chia đó không phân biệt con trai, con gái; đối với con của vợ lẽ, con nuôi thì phân chia không được quá chênh lệch. Trên thực tế chính sách của nhà nứơc đặt ra đối với các loại ruộng đất này chỉ là việc luật pháp hoá các tục lệ của nhân dân.

Như vậy có thể thấy rằng, nh à Lê s ơ tuy không được hưởng hoa lợi từ các loại ruộng đất tư này, song điều đó không có nghĩa là các vị vua nhà lê sơ không quan tâm đến tình trạng ruộng đất tư, mà ngược lại nhà nước đã đưa ra những luật lệ quy định cách rõ ràngo về việc mua bán ruộng đất, về ruộng hương hoả cùng với các cách phân chia. Từ đó có thể thấy rằng, nhà nước Lê sơ đang cố gắng đi sâu hơn nữa vào đời sống cụ thể của nông dân, đồng thời ngày càng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình đói với làng xã.

3.1.3. Về ruộng đất của vợ và chồng

Với những quy định về loại ruộng đất này, một lần nữa nhà Lê sơ khẳng định quyền thế bao trùm của mình. Đó là loại ruộng đất của vợ, của chồng và thuộc sở hữu của họ, như trong chính sách ban cấp ruộng đất công làng xã như gia đình nào đã có đủ ruộng đất cày cấy thì không được ban cấp nữa. Trong trường hợp vợ hay chồng chết trước thì ruộng đất riêng của người đó đựoc phân chia mà không được biết thành ruộng đất riêng. Nếu người chồng hoặc ngưòi vợ đi bước nữa thì họ sẽ mất quyên được chia ruộng đất đó, và phải trả lại ruộng đất đó cho gia đình chồng hoặc vợ.

Trường hợp vợ chồng tuyệt tự thì toàn bộ ruộng đất của gia đình được chia làm 2 phần: một phần cho họ nội để lo việc tế tự, phần còn lại cho họ ngoại để phụng sự gia đường.

Trường hợp chồng chết con còn nhỏ, vợ cải giá và bán ruộng đất của cải thì bị phạt 50 roi truy tiền trả lại cho chủ. ruộng đất trả cho con cái.13

Tóm lại toàn bộ điều luật nói trên về vấn đề ruộng đất thể hiện rõ sự phát triển của tư tưởng pháp lý của nhà Lê, đồng thời cũng phản ánh sự phát triển của chế đọ tư nhân về ruộng đất.

3.2 Về ruộng đất địa chủ

Ngay t ừ thời hình thàh nhà nước Lê sơ, tức là ngay từ vị vua đầu tiên là Lê Thái Tổ, nhà Lê sơ đã ban hành hang loạt các chính sách ban thưởng ruộng đất rất hậu cho các công thần, sau đó đến thời Lê Thánh Tông với những quy định cụ thể, rõ ràng về chính sách lộc điền ban thưởng ruộng đất cho tầng lớp quý tộc quan lại ( từ tứ phẩm trở lên) nhà nước Lê sơ đã từng bức tạo điều kiện và mở rộng giai cấp địa chủ trong xã hội. Mặc dù ruộng lộc điền mang tính chất là ruộng thế nghiệp nó vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà nước, nhưng lại chụi sự quản lý trực tiếp của địa chủ phong kiến. Bên cạnh đó tình trạng tranh giành, chiếm đoạt ruộng đất tư hữu của công làng xẫngỳ càng phát triển mạnh mẽ,với đủ các hình thức chiếm đoạt (như: làm văn khế giả …). Cùng với những hoạt động mua bán ruộng đất, địa chủ phong kiến ngày càng khẳng địnhvị thế và tiềm lực nhất là về kinh tế của mình trong xã hội. Phải chăng đây chính là mặt trái của các chính sách mà nhà Lê sơ đã ban bố và thực hiện, nhưng đông thời cũng chính nhà nước lại phải ban bố hang loạt các biện pháp tình trạng chiếm đoạt, biến ruộng đất công thành ruộng đất tư hữu và để ổn định tình hình xã hội. Trong điều 369 có quy định : “ nhà quyền quý chiếm đoạt ruộng đất của lương dân, một mẫu trở lên thì sử phạt, 5 mẫu trở lên thì xử biếm, quan từ tam phẩm trở lên thì thì xử gia 2 bậc. Đều phải

bồi thường nhu luật.” hoặc theo điều 352: “những ruộng đất không ghi ở sở nhà nướ, do dân chiếm đã lâu năm có người kiện bậy hay có người lấy văng bằng từ lâu đời ra để tranh hưởng thì đều xử biếm 2 tư. Nếu lấy ruộng đất của người khác mà dâng nộp bậy thì bị xử biếm 3 tư, đòi tiền địa sản trả lại.” Có thể thấy bộ máy quan liêu thời Lê sơ, mặc mọi cố gắng chấn chỉnhcủa bộ máy thống trị, vẫn ngày càng xa đoạ, hướng vào con đường mưu lợi làm giàu, bất chấp luật phápnghiêm ngặt của nhà nứoc, bọn này đã tìm mọi cách “ chiếm công quá hạn không trả”, “lạm chiếm ruộng công không theo điều chế”..tình hình phát triển đến mức, ngay cả ở Lam Sơn, quê hương của nhà Lê mà bọn quan lại, thế gia cũng gia tay chấp chiếm hầu hết ruộng công. Ở quê hương của nhà vua bọn này còn hoành hành như vậy thì ở những nơi khác chúng có sợ gì. Luật pháp nhà nước chỉ có tác dụng răn đe, ngăn ngừa hạn chế phần nào, chứ không thể cấm hẳn được Đạo luật năm 1430 viết : “cấm bao chiếm ruộng đất để bỏ hoang” nhưng không có tác dụng bao nhiêu, sau đó nhà nước phải khẳng định: “nếu các hào gia chiếm giữ cày cấy ( số đất hoang giữa làng), bản huyện sợ tránh không giám thi hành quân cấp cho người nghèo, thiếu thì cho phép người bản xá cáo lên Hiến ty theo lệ trị tội. Nếu Hiến Ty không trấn át đượcthì cho phép cáo lên giám sát ngự sử để tâu, tra, xét hỏi”14

Dường như những biện pháp đó chẳng có tác dụng gì, cho đến những năm 80 của thế kỉ XV thì sự phát triển của chế độ sở hữu lớn đại địa chủ về ruộng đất đã trở thành một nguy cõ ðối với nhà nýớc trung ýõng, ðồng thời ruộng tý phát triển còn làm cho các làng xã càng phân hoá sâu sắc. Sau đời Lê Thánh Tông, tình hình càng trở nên căng thẳng hơn, chế độ sở hữu địa chủ về ruộng đất đã thắng thế, khi tình trạng này phát triển lên đến đỉnh cao cũng là lúc nhà Lê sơ tan rã, phải chăng đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của một triều đại lớn.Và trong xã hội với sự phân cực xã hội diễn ra ngày càng mạnh mẽ đó thì giai cấp phải gánh chịu những hậu quả đó

Một phần của tài liệu Vai trò và tác dụng của chính sách ruộng đất nhà Lê Sơ (Trang 31 - 35)