Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Khủng hoảng nợ công ở Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 27 - 33)

IV. Thực trạng nợ công ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

2,Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Nợ nước ngoài cao, thâm hụt ngân sách, chi tiêu quá khả năng là những nguyên nhân chính dẫn tới khủng hoảng nợ công của các nền kinh tế, đó là những minh

chứng thực tiễn sâu sắc đối với các quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế, trong đó có Việt Nam. Qua nhiều phân tích ta thấy được 3 bài lớn là:

- Trung thực, minh bạch trong việc công khai nợ.

- Nhà nước nên có sự xác định rõ ràng trong việc vay nợ, xác định rõ những việc mình theo đuổi, không nên đặt tham vọng chính trị lên trên thực lực kinh tế, hạn chế vay nợ nước ngoài nếu vẫn có thể huy động được nguồn từ trong nước.

- Trong hoạt động sử dụng nợ cần tiến hành đầu tư theo chiều sâu, đầu tư vào những dự án có khả năng sinh lời cao, tránh đầu tư dàn trải hiệu quả thấp, chống thất thoát trong quá trình sử dụng nợ.

a, Thay đổi cơ cấu nợ công.

Việt Nam là 1 nước đang phát triển, nên có 1 tỷ lệ cao về đầu tư là 40% GDP

trong khi chỉ có 27~30% GDP là nguồn vốn tiết kiệm của các hộ gia đình, nhiều hơn 10% những nguồn vốn từ bên ngoài (FDI, ODA, những khoản vay khác). Đây là một tỷ lệ rất cao so với trung bình các nước trong khu vực và trên thế giới. Mô hình tăng trưởng dựa quá nhiều vào nguồn vốn đầu tư bên ngoài sẽ dễ bị tổn thương nếu kinh tế thế giới ngưng trệ. Do đó, giảm lượng vốn đầu tư từ bên ngoài trong cấu trúc vốn nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài và thúc đẩy phát triển dựa trên đầu tư có hiệu quả là cần thiết trong mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam. Nhưng làm cách nào có thể huy động được nó mà không phải tìm đến các nguồn nước ngoài là một bài toán khó.Việt Nam thực sự nên thay đổi cơ cấu nợ công theo hướng tăng tỷ trọng nợ trong nước nhiều hơn nữa. Để thay đổi cơ cấu nợ công, Chính phủ Việt Nam nên phát hành trái phiếu chính phủ trong nước nhiều hơn nữa. Để nâng cao chất lượng đấu thầu các đợt mua trái phiếu chính phủ, Chính phủ nên đưa ra một mức lãi suất phù hợp hơn với lãi suất thị trường và yêu cầu của nhà đầu tư. Bên cạnh đó cũng cần phát triển thị trường chứng khoán vì đây là thị trường hỗ trợ tốt cho việc huy động vốn trong nước của Chính phủ.

b, Xây dựng môi trường tài chính hiệu quả.

* Công khai minh bạch thông tin về ngân sách nhà nước và nợ công, công bố những thông tin và chính sách chính xác.

Đây là một nguyên tắc căn bản hàng đầu và phổ biến trên thế giới trong quản trị công nói chung, quản trị tài khóa và đặc biệt là trong quản lý nợ công. Để làm được điều này cần thực hiện 4 điểm sau:

- Thứ nhất: xác định rõ vai trò và trách nhiệm tài khóa của các cơ quan của Chính phủ. Đây là yêu cầu thiết yếu để đảm bảo trách nhiệm giải trình trong việc hoạch định và thực thi chính sách tài khóa.

- Thứ hai: Mối quan hệ giữa khu vực hành chính và khu vực sự nghiệp công cũng cần được minh bạch rõ ràng. Đặc biệt, cần có sự rõ ràng trong việc làm thế nào lợi nhuận thu được từ các tổ chức sự nghiệp có thể đóng góp cho Chính phủ. Những báo cáo tài chính hàng năm của các tổ chức này cần phải công khai về lợi nhuận và phần sẽ đóng góp vào ngân sách nhà nước, thông tin này cũng cần được ghi lại trong báo cáo hàng năm về ngân sách nhà nước.

- Thứ ba: Về quản lý nợ, pháp luật quản lý nợ nên giao trách nhiệm rõ ràng cho một cá nhân, thường là Bộ trưởng Tài chính trong việc: lựa chọn các công cụ cần thiết cho việc vay nợ, xây dựng chiến lược quản lý nợ, xác định giới hạn nợ (nếu luật không quy định rõ ràng) - thường là dựa vào chiến lược nợ bền vững, thiết lập và kiểm soát cơ quan- tổ chức có trách nhiệm quản lý nợ (thuộc quyền hoặc nằm ngoài) và thiết lập cơ chế quản lý nợ.

- Thứ tư: Luật phải quy định cụ thể tất cả các khoản Chính phủ bảo lãnh. Luật cũng phải xác định rõ vai trò của Ngân hàng Trung ương sao cho việc phát hành quỹ chứng khoán không bị lẫn với các biện pháp nghiệp vụ thuộc chính sách tiền tệ. Tất cả các khoản vay phải được ghi có tại một tài khoản ngân hàng dưới sự kiểm tra của Bộ Tài chính, và nghĩa vụ nợ và các điều khoản vay nợ phải được công bố đầy đủ cho công chúng. Minh bạch tài khóa đòi hỏi cơ quan lập pháp phải xác định rõ các yêu cầu trong báo cáo hàng năm về dư nợ và dòng chu chuyển nợ, kể cả số liệu về bảo lãnh nợ của chính phủ trình cơ quan lập pháp và công khai cho công chúng.

Ngoài ra, cần đảm bảo rằng thông tin về nợ công phải bao quát cả quá khứ, hiện tại và dự tính cho tương lai. Điều này hết sức cần thiết vì thông tin công khai về nợ còn nhằm khả năng can thiệp và phòng ngừa tình huống xấu xảy ra. Thêm vào đó, việc công khai thông tin phải là những con số chính xác. Bài học của Hy Lạp mang lại là sự đánh mất niềm tin của dân chúng và nhà đầu tư. Cùng với đó, các điều khoản vay nợ đi kèm cũng cần được minh bạch và cập nhật đầy đủ. Theo IMF, việc thực hiện kiểm toán các hoạt động vay nợ hàng năm của chính phủ được giao cho một cơ quan độc lập nhằm nâng cao tính khách quan và minh bạch về những thông tin này.

* Cải cách hành chính.

Nghiên cứu đề xuất mô hình đổi mới tổ chức quản lý nợ theo hướng hiện đại và từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế. Tiếp tục điều chỉnh và sắp xếp lại một cách hợp lý cơ cấu tổ chức quản lý nợ trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao, đảm bảo sự phân công đúng người, đúng việc, tránh chồng chéo, trùng lặp. Để đưa ra một mô hình quản lý nợ công hợp lý cho Việt Nam hiện nay chúng ta không chỉ dựa vào Luật quản lý nợ công; mà còn phải rút kinh nghiệm thực tiễn từ cách quản lý nợ công trên thế giới để tránh đi vào vết xe đổ khủng hoảng nợ công của các nước.

Việc cải cách hành chính nhà nước cần được thực hiện trên tất cả các nội dung: thể chế; tổ chức bộ máy; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức… Trong đó cần tăng cường cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan Nhà nước, làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hành chính trong giải quyết khiếu nại của nhân dân; thực hiện tốt việc tiếp nhận ý kiến, phản hồi của người dân. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính cần phải được đơn giản hóa và thông tin đầy đủ trên cổng thông tin điện tử của bộ, địa phương để tạo thuận lợi tối đa cho người dân, cơ quan, tổ chức nhằm tiết kiệm chi phí, đồng thời nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong cải cách thủ tục hành chính. Đặc biệt, cần chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Thủ tướng đã chỉ định Bộ tài chính với sự hổ trợ của Bộ kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng Nhà nước xây dựng đề án đào tạo cán bộ, tăng cường phổ biến kiến thức cho các đối tượng có liên quan. Từ đó hình thành một đội ngủ cán bộ có đầy đủ trách nhiệm và chuyên môn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nợ công.Đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ quản lý. Cần có một chế tài nghiêm khắc với những cán bộ quản lý nợ công khi họ mắc những sai phạm. Tổ chức kiểm điểm và xử lý nghiêm túc các sai phạm của tập thể và cá nhân có liên quan để tránh trường hợp như Vinashin, khi vụ việc vỡ lỡ thì trách nhiệm bị đùn đẩy cho các cơ quan liên quan.

* Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán và hoạt động ngân hàng.

- Về hoạt động kiểm toán: tiến hành kiểm toán độc lập các hoạt động quản lý nợ hàng năm.

+ Đặc biệt tập trung vào nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng. Cần phải hướng dẫn tổ chức tập huấn, bồi dướng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng nghiệp vụ marketing kỹ năng bán hàng, thương thảo hợp đồng và văn hóa kinh doanh.

+ Đồng thời phải thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ tín dụng và kiên quyết loại bỏ, thuyên chuyển sang bộ phận khác những cán bộ yếu về tư cách đạo đức, thiếu trung thực, những cán bộ tín dụng thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.

Hiện nay ta mới kiểm toán nợ công có mức độ trong phạm vi được giao kiểm toán. Trong thời gian tới cần mở rộng kiểm toán theo chuyên đề đối với quản lý sử dụng nợ công của từng niên khóa, từng thời kì để tăng tính minh bạch trong quản lý nợ công.

* Giám sát việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ, quản lý nợ công, quản lý rủi ro tài khoá, bảo đảm an toàn nợ và an ninh tài chính quốc gia.

- Tăng cường giám sát hiệu quả của việc sử dụng vốn: giám sát các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn chính phủ cũng như hoạt động của khu vực kinh tế nhà nước thông qua cơ quan kiểm tra - thanh tra độc lập.

- Tăng cường quản lý rủi ro và giám sát nợ công: tất cả các cơ quan, các tổ chức cơ quan nhà nước có liên quan đều có quyền và trách nhiệm trong việc quản lí nợ công.

- Phải minh bạch, công khai rộng rãi các thông tin về nợ công: vốn vay trong nước, vay nước ngoài, trả nợ gốc, trả nợ lãi trong quyết toán NSNN, cung cấp thông tin về tình hình vay, trả nợ trong nước và nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh; vay, trả nợ nước ngoài của quốc gia, nợ của chính quyền địa phương theo quy định thông qua hình thức phát hành Bản tin về nợ công.

- Thanh tra, kiểm toán việc tuân thủ pháp luật trong quản lý nợ công. Hiện, chúng ta đã có cơ sở pháp lý về quản lý nợ công và đây là nội dung quan trọng mà KTNN phải thực hiện. Kiểm toán nợ công không phải là kiểm toán từng khoản nợ, vay thế nào, trả thế nào, sử dụng ra sao, mà còn phải kiểm toán hoạt động nói chung, đánh giá tính kinh tế trong quản lý nợ công. Đối tượng kiểm toán gồm cả các cơ quan quản lý nợ công chứ không phải chỉ là từng khoản nợ công trên báo cáo tài chính. Hiện nay ta mới kiểm toán nợ công có mức độ trong phạm vi được

giao kiểm toán. Trong thời gian tới cần mở rộng kiểm toán theo chuyên đề đối với quản lý sử dụng nợ công của từng niên khóa, từng thời kì để tăng tính minh bạch trong quản lý nợ công.

- Đấu thầu các dự án một cách công khai, minh bạch nhằm chọn lựa được những nhà thầu có năng lực nhất. Để doanh nghiệp ngoài quốc doanh chịu trách nhiệm thầu các dự án đầu tư nhiều hơn, thay cho các doanh nghiệp Nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tập huấn và nâng cao trình độ quản lý cũng như trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ trong các doanh nghiệp Nhà nước.

- Thành lập Quỹ tích lũy trả nợ: Quỹ này được hình thành nhằm đảm bảo khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ của các khoản vay nước ngoài của Chính phủ về cho vay lại hoặc nghĩa vụ nợ dự phòng của ngân sách nhà nước phát sinh từ các khoản bảo lãnh của Chính phủ. Cùng với quyết nghị thành lập Quỹ này, Chính phủ giao cho Bộ Tài chính thực hiện quản lý Quỹ tích lũy trả nợ với nguyên tắc bảo toàn và phát triển nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ, sử dụng nguồn vốn của Quỹ đúng mục đích, bảo đảm tập trung đầy đủ, kịp thời các nguồn thu của Quỹ nợ công.

c. Giảm chi tiêu công và thâm hụt ngân sách.

Một bài học từ nguyên nhân chủ yếu gây ra cuộc khủng hoảng tại các quốc gia

Mỹ Latinh cũng như các quốc gia châu Âu (điển hình là Hy Lạp) là thâm hụt ngân sách. Do vậy, việc cần làm là Việt Nam nên thắt chặt công khố, thực hành tiết kiệm và chi tiêu công hợp lý, thận trọng trong những dự án đầu tư quy mô lớn tiêu tốn 1 lượng lớn vốn từ những khoản nợ nước ngoài. Điều này cần được quan tâm thực hiện, bởi hiện nay, Việt Nam đang có quá nhiều dự án quy mô lớn, như: mở rộng đô thị, xây dựng nhà máy điện hạt nhân, đường sắt cao tốc Bắc – Nam…

Nhằm quản lý tốt thâm hụt ngân sách cũng như nợ công, điều quan trọng đầu tiên cho mỗi quốc gia chính là việc thực hiện công khai, minh bạch trong các chính sách. Đặc biệt, Chính phủ cũng cần đưa ra một khuôn khổ pháp luật rõ ràng và giao trách nhiệm cho Bộ Tài chính. Cơ quan này với vai trò lựa chọn các công cụ và hình thức vay nợ cần thiết, xây dựng chiến lược và lộ trình vay nợ hợp lý, nghiên cứu về các chiến lược quản lý nợ công bền vững thông qua các chỉ số về giới hạn nợ và các thông số về rủi ro mà nợ công mang lại. Song hành với nó là kiểm tra, giám sát nhằm đưa ra được những con số thống kê cập nhật rõ ràng và xác thực. Đồng thời, các điều khoản vay nợ đi kèm cũng cần được minh bạch và

cập nhật đầy đủ. Theo IMF, việc thực hiện kiểm toán các hoạt động vay nợ hằng năm của Chính phủ được giao cho một cơ quan độc lập nhằm nâng cao tính khách quan và minh bạch về những thông tin này.

Mối quan hệ giữa khu vực hành chính và khu vực sự nghiệp công cũng cần được minh bạch rõ ràng. Đặc biệt, cần có sự rõ ràng trong việc làm thế nào lợi nhuận thu được từ các tổ chức sự nghiệp có thể đóng góp cho Chính phủ. Những báo cáo tài chính hằng năm của các tổ chức này cần phải công khai về lợi nhuận và phần sẽ đóng góp vào ngân sách nhà nước, thông tin này cũng cần được ghi lại trong báo cáo hằng năm về ngân sách nhà nước. Tương tự, các nguồn chi tiêu của Chính phủ nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức công cần phải được công khai trong báo cáo về ngân sách nhà nước, cũng như báo cáo tài chính hằng năm

Ngoài ra chúng ta cần tăng cường hợp tác quốc tế, tạo lợi thế để tiếp cận nguồn vốn quốc tế và học tập cách thức quản lý tiên tiến của thế giới trong vấn đề quản lý nợ công.

Một phần của tài liệu Khủng hoảng nợ công ở Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 27 - 33)