TÁCH CÁC ĐỐI TƯỢNG HÌNH HỌC TRONG PHIẾU ĐIỀU TRA

Một phần của tài liệu Giáo trình xử lý ảnh số ĐH Thái Nguyên (Trang 108 - 109)

ĐIỀU TRA DẠNG DẤU

6.5.1. Giới thiệu

Có thể thấy rõ một phiếu điều tra không đơn thuần chỉ có các vùng chứa đối tượng hình học, mà còn cả vùng chứa ký tự, vùng ảnh v.v.. Hơn nữa, bản thân trong vùng chứa đối tượng hình học lại có thể có nhiều loại đối tượng, với các đặc tính và định hướng ngang dọc khác nhau (Hình 5.16). Chính vì vậy giai đoạn tách từng đối tượng ra khỏi vùng khá quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng toàn bộ hệ thống nhận dạng. Khi cô lập đúng một đối tượng ra khỏi tổng thể vùng thì khi đó mới có thể tiến hành tách dấu chứa trong nó một cách chính xác.

Để tiến hành nhận dạng các phiếu điều tra và kết nối các phiếu điều tra thành một cơ sở dữ liệu, cần định vị chính xác các vị trí của đối tượng (ô dấu). Có 2 pha cần thiết: Hiệu chỉnh các vị trí của phiếu điều tra trùng với phiếu mẫu và tách các ô trong phiếu mẫu chính xác. Để giải quyết bài toán đầu tiên có thể hiệu chỉnh góc lệch bằng biến đổi Hough, phép chiếu nghiêng và nối tâm các của các chữ gần nhau. Sau đó dùng biểu đồ tần suất và phương pháp bình phương tối thiểu để hiệu chỉnh lề. Bài toán thứ 2 có thể sử dụng chu tuyến trong của đối tượng hình học.

Hình 6.17. Hình ảnh một phiếu điều tra

Một phương pháp để tách đối tượng là dùng lược đồ sáng (Histogram). Phương pháp này đòi hỏi các đối tượng trên một dòng và các dòng chứa các hình phải tách rời nhau một khoảng đủ lớn. Điều này tạo điều kiện cho việc tìm ra dòng phân cách giữa các dòng hình và giữa các hình trên cùng một dòng. Song trên thực tế việc tìm đường phân cách giữa chúng theo nghĩa thông thường là rất khó do hình nhoè hai hình có thể dính lại với nhau bởi nhiễu. Hơn nữa, chính một số dạng mẫu dấu điều tra lại được thiết kế dính liền nhau giống như biểu bảng (Hình 6.17). Mục này trình bày phương pháp tách các đối tượng hình học mềm dẻo hơn bằng việc phát hiện các đối tượng hình học một cách tự động nhờ sử dụng chu tuyến trong và một số kiểu xấp xỉ đa giác bởi các hình cơ sở.

Một phần của tài liệu Giáo trình xử lý ảnh số ĐH Thái Nguyên (Trang 108 - 109)