Tổng kết chương

Một phần của tài liệu Luận văn Ths NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN CỬA VAN CỐNG XUÂN HÒA ĐỂ TĂNG CƯỜNG NƯỚC TƯỚI CHO DỰ ÁN THỦY LỢI GÒ CÔNG TỈNH TIỀN GIANG (Trang 85 - 87)

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

3.6 Tổng kết chương

Cống Xuân Hòa là công trình đầu mối của dự án Ngọt hóa Gò Công, đảm nhận vai trò lấy nước chính cung cấp cho toàn vùng dự án. Hàng năm cống lấy được nước ngọt trong khoảng thời gian 10 tháng. Khoảng thời gian 2 tháng cống đóng ngăn mặn đã gây ra không ít khó khăn. Dưới cái nắng gắt của hạn hán, mực nước nội đồng giảm thấp, lượng bốc hơi nhanh khiến hàm lượng mặn trong nước dần tăng cao, thiếu nước tưới trong khi vụ Đông Xuân đang chuẩn bị vào mùa thu hoạch, có nhu cầu cao về nước tưới.

Để kịp thời cứu lúa, việc tranh thủ “thời gian vàng” trong ngày khi độ mặn trên sông Tiền chưa lên cao để lấy nước tích cực trữ trong nội đồng phục vụ tưới là một yêu cầu thực tiễn cấp bách. Tuy nhiên đó cũng là một thách thức lớn khi việc tranh thủ lấy nước còn nhiều bất cập. Trong bối cảnh cánh cửa van hiện tại hoạt động tự động đóng mở, khả năng lấy thêm mặn vào trong đồng là khá lớn khi không thể chủ động đóng cửa về mà còn phải phụ thuộc vào con nước. Do đó việc cải tiến cánh cửa tự động theo hình thức “cửa mẹ đóng mở tự động, cửa con đóng mở cưỡng bức” là một biện pháp hữu hiệu để gạn triều, tăng cường khả năng lấy nước ngọt cho vùng dự án.

Việc nghiên cứu cánh cửa con đóng mở cưỡng bức dựa trên cơ sở khoa học của dòng chảy qua lỗ, đã chỉ ra được khả năng gạn triều lấy nước ngọt thông qua việc phân tích chất lượng nước và quan trắc mực nước. Với việc tính toán lượng nước có thể lấy bổ sung, giải pháp cải tiến đã bước đầu cho thấy được tính hiệu quả của việc kết hợp giữa tự động và cưỡng bức trong cửa van cống Xuân Hòa.

Cùng với hệ thống quan trắc tự động SCADA, người quản lý luôn cập nhập được dữ liệu mực nước trước và sau cống Xuân Hòa, cũng như độ mặn trên sông cùng các chỉ tiêu chất lượng nước khác ngay tức thời. Từ đó có thể ra quyết định mở cửa cống lấy nước hay đóng cửa ngăn mặn một cách chủ động và nhanh chóng hơn, không phải phụ thuộc theo từng con triều như trước đây. Việc đóng mở cửa con cưỡng bức cũng có thể được tự động hóa thông qua các trạm điều khiển từ xa. Điều này cùng với việc cải tiến cánh cửa cống có ý nghĩa lớn hơn trong việc hiện

đại hóa công trình, tăng hiệu quả vận hành của cánh cửa cống, góp phần cung cấp thêm nguồn nước sạch và ổn định, giúp người dân yên tâm hơn vào sản xuất, nâng cao chất lượng và sản lượng cho vùng dự án.

Từ việc nghiên cứu cải tiến cánh cửa van tự động của cống Xuân Hòa, đề tài sẽ làm cơ sở cho việc nghiên cứu thiết kế cải tiến cửa van tự động của các công trình điều tiết nguồn nước khác có chế độ vận hành tương tự trong vùng ven biển ĐBSCL.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Luận văn Ths NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN CỬA VAN CỐNG XUÂN HÒA ĐỂ TĂNG CƯỜNG NƯỚC TƯỚI CHO DỰ ÁN THỦY LỢI GÒ CÔNG TỈNH TIỀN GIANG (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w