Khung lý thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè xã la bằng, huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 88)

Biến phụ thuộc Biến độc lập

Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu - Tuổi - Giới - Dân tộc - Trình độ học vấn, - Năm canh tác chè Hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV - Đeo kính mắt - Sử dụng khẩu trang - Sử dụng găng tay - Sử dụng mũ nón - Mặc quần áo bảo

hộ lao động

- Tắm sau khi phun - Không ăn uống,

hút thuốc trong khi phun

Kiến thức ngƣời canh tác chè - Ảnh hưởng của HCBVTV

- Đường lây nhiễm HCBVTV

- Biện pháp dự phòng nhiễm HCBVTV

Thái độ của ngƣời canh tác chè - Yếu tố nguy cơ nhiễm HCBVTV - Hậu quả nhiễm HCBVTV

- Lợi ích thực hiện hành vi dự phong - Yếu tố rào cản khi thực hiện hành vi dự phòng

TT-GDSK

- Phương tiện truyền thông - Nội dung TT

- Năng lực cán bộ TT - Chính sách hỗ trợ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: người canh tác chè - Tiêu chuẩn lựa chọn:

 Những người canh tác chè tham gia một hoặc nhiều hoạt động canh tác chè sau đây: phun HCBVTV, hái chè, sao chè, làm cỏ chè.

 Thời gian canh tác chè từ 1 năm trở lên.

 Là chủ hộ gia đình đáp ứng tiêu chí lựa chọn.

2.2. Địa điểm nghiên cứu:

Xã La Bằng là một xã miền núi thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên nằm sát chân núi Tam Đảo. Dân số của xã là 3767 người trong đó có 40% là người dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Nùng, Dao và Tày). Toàn xã có 971 hộ gia đình. Tổng diện tích của xã là 12,2 km2

và được chia thành 10 xóm: La Nạc, Lau Sau, La Bằng, Đồng Tiến, La Cút, Rừng Vần, Kẹm, Tiến Thành, Đồng Đình, Non Vẹo. Xã La Bằng là một xã miền núi, điều kiện kinh tế chưa phát triển, thế mạnh của xã là kinh tế đồi rừng tập trung vào phát triển cây chè với diện tích trồng chè toàn xã là 328ha.

2.3. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 02 năm 2011 đến tháng 11 năm 2011

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả. Kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.

2.4.2. Thiết kế nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.4.3. Cỡ mẫu nghiên cứu

* Chọn cỡ mẫu điều tra cho nghiên cứu mô tả, tính cỡ mẫu [9] như sau:

2 2 2 / 1 . . e q p Z n 

Trong đó: n: cỡ mẫu nghiên cứu, chọn p = 0,54; theo nghiên cứu của

Nguyễn Tuấn Khanh [13] tỷ lệ người sử dụng găng tay trong quá trình canh tác chè là 54,0%

e = ngưỡng chính xác, ấn định e = 0,05; Z1 – α / 2 Hệ số tin cậy, Z(1 - /2) = 1,96,

với  = 0,05 tương ứng với độ tin cậy là 95% [9], [19]. Thay vào công thức tính được cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 382, lấy thêm 5% chống sai số, được 401, làm tròn 400. Thực tế nghiên cứu đã tiến hành với cỡ mẫu n = 400 hộ gia đình, tương ứng với 400 đối tượng là chủ hộ gia đình có canh tác chè được phỏng vấn.

* Cách chọn mẫu nghiên cứu mô tả

- Chọn xã nghiên cứu: chọn chủ đích, xã La Bằng huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên - Chọn đối tượng người canh tác chè cho mẫu nghiên cứu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn theo các bước sau:

Bước 1: lập danh sách tất cả những hộ gia đình có canh tác chè đạt đủ tiêu chuẩn (810 hộ).

Bước 2: tìm khoảng cách chọn (k): Lấy tổng số hộ gia đình canh tác chè trong danh sách chọn chia cho cỡ mẫu (k = 810/400 = 2,025), ta được khoảng cách k = 2.

Bước 3: chọn đối tượng nghiên cứu

 Chọn đối tượng thứ nhất: Chọn ngẫu nhiên một người canh tác chè (chủ hộ gia đình) nằm trong danh sách từ 01 đến khoảng cách chọn (k = 2) (lấy đối tượng có số thứ tự 1).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

 Chọn đối tượng thứ hai: là số thứ tự của đối tượng thứ nhất cộng với khoảng cách chọn (k = 2). Đối tượng thứ 2 là chủ hộ gia đình thứ 3 có tên trong danh sách.

 Chọn đối tượng tiếp theo: là số thứ tự của đối tượng kế trước cộng với khoảng cách chọn (k = 2). Làm như vậy đến khi chọn đủ 400 đối tượng (là cỡ mẫu nghiên cứu).

2.4.4. Biến số nghiên cứu

Biến số Định nghĩa Công cụ

Phƣơng pháp thu

thập

Tuổi Xác định từ lúc sinh đến thời điểm phỏng vấn

Bảng hỏi Phỏng vấn

Giới Là đặc điểm giới tính khi sinh của đối tượng nghiên cứu

Bảng hỏi Phỏng vấn Quan sát Dân tộc Là thuộc tính nhóm dân tộc của

đối tượng được phỏng vấn

Bảng hỏi Phỏng vấn

Trình độ học vấn Là số năm đi học của người được phỏng vấn

Bảng hỏi Phỏng vấn

Số năm canh tác chè

Số năm người dân tham gia canh tác chè đến thời điểm phỏng vấn

Bảng hỏi Phỏng vấn

Thời gian thu hoạch chè sau phun

Là thời gian tính từ lúc phun HCBVTV đến lúc thu hoạch chè

Bảng hỏi Phỏng vấn

Kiến thức Là kiến thức của người canh tác chè về: ảnh hưởng của HCBVTV; đường lây nhiễm HCBVTV và các biện pháp dự phòng nhiễm HCBVTV

Bảng hỏi Phỏng vấn Thảo luận nhóm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thái độ Là nhận thức của người canh tác chè về: nguy cơ tiếp xúc HCBVTV; hậu quả khi mắc bệnh; lợi ích khi thực hiện hành vi dự phòng và rào cản khi thực hiện hành vi dự phòng

Bảng hỏi Phỏng vấn Thảo luận nhóm

Truyền thông Là phương tiện truyền thông và nội dung truyền thông liên quan đến dự phòng nhiễm HCBVTV ở người canh tác chè Bảng hỏi Phỏng vấn Thảo luận nhóm Hành vi Là hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV của người canh tác chè, bao gồm: đeo kính mắt; sử dụng khẩu trang; sử dụng găng tay; mặc quần áo bảo hộ; sử dụng mũ nón; tắm sau khi canh tác chè và không ăn uống trong khi canh tác

Bảng hỏi Phỏng vấn Thảo luận nhóm

2.4.5. Chỉ số nghiên cứu

* Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:

 Tuổi

 Giới

 Dân tộc

 Trình độ học vấn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Mức độ kiến thức, thái độ và hành vi của người canh tác chè

 Tốt

 Khá

 Trung bình

* Mối liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV và các biến

 Giới  Dân tộc  Trình độ học vấn  Số năm canh tác chè  Kiến thức  Thái độ

 Truyền thông giáo dục sức khỏe

2.5. Công cụ thu thập số liệu

Có 2 loại công cụ thu thập số liệu: (i) công cụ thu thập số liệu định lượng và (ii) công cụ thu thập số liệu định tính.

2.5.1. Công cụ thu thập số liệu định lượng: có 5 phần chính như sau Phần I: Thông tin chung về người canh tác chè

Phần II: Kiến thức của người canh tác chè Phần II: Nhận thức của người canh tác chè Phần IV: Hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV Phần V: Truyền thông giáo dục sức khỏe

2.5.2. Công cụ thu thập số liệu định tính

Bảng hướng dẫn thảo luận nhóm đã được phát triển bởi nhóm nghiên cứu và đã được thẩm định bởi các chuyên gia có kinh nghiệm. Bảng hướng dẫn thảo luận nhóm giúp đánh giá người canh tác chè về:

- Kiến thức dự phòng nhiễm HCBVTV: các biểu hiện khi nhiễm, đường lây nhiễm và cần làm gì để phòng tránh nhiễm HCBVTV;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Thái độ dự phòng nhiễm HCBVTV: nhận thức về yếu tố nguy cơ, tác hại, lợi ích và rào cản cho việc thực hiện hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV

- Hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV

- Truyền thông giáo dục sức khỏe dự phòng nhiễm HCBVTV.

2.5.3. Tính giá trị và tính tin cậy của bộ công cụ

2.5.3.1. Tính giá trị

Bộ công cụ này đã được gửi tới những chuyên gia về sức khỏe nghề nghiệp để đánh giá. Các ý kiến phản hồi từ các chuyên gia sẽ được nhóm nghiên cứu tập hợp, xem xét và sửa chữa bộ công cụ cho phù hợp.

2.5.3.2. Tính tin cậy

Tính tin cậy được xác định bởi hệ số Alpha Cronbach Coefficient: theo lý thuyết, công cụ nghiên cứu được chấp nhận khi hệ số Alpha Cronbach Coefficients từ 0.7 trở lên [46]. Trong nghiên cứu này hệ số Alpha Cronbach Coefficients = 0,74; vì vậy, bộ công cụ này được áp dụng để tiến hành nghiên cứu.

2.6. Phƣơng pháp thu thập thông tin

- Thu thập thông tin theo 2 phương pháp

 Thu thông tin định lượng: phỏng vấn trực tiếp 400 người canh tác chè theo tiêu chuẩn đã lựa chọn

 Thu thông tin định tính: 03 cuộc thảo luận nhóm với người canh tác chè đã được tiến hành tại 3 xóm: Lau Sau, La Bằng và Đồng Tiến.

- Hạn chế sai số

 Chọn mẫu xác suất.

 Phiếu thu thập thông tin được các chuyên gia có kinh nghiệm xây dựng, có thử nghiệm trước khi áp dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.7. Phân tích và xử lý số liệu

2.7.1. Đo lường

Kiến thức

Để đo lường kiến thức của người canh tác chè đã sử dụng 15 câu hỏi (b1 – b15). Trong đó, các câu hỏi từ b1 – b4 đánh giá kiến thức của người canh tác chè về ảnh hưởng HCBVTV đến sức khỏe; các câu hỏi b5, b6 đánh giá kiến thức về đường lây nhiễm HCBVTV; kiến thức của người canh tác chè về các biện pháp dự phòng nhiễm HCBVTV được đánh giá bởi các câu hỏi từ b7 – b15. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm (câu nào có nhiều lựa chọn đúng thì mỗi lựa chọn đúng được một điểm), câu trả lời sai hoặc không trả lời được 0 điểm. Tính tổng điểm của 15 câu hỏi sau đó đánh giá kiến thức ở 3 mức độ theo phân loại của Bloom [44] như sau:

Phần trăm Giải thích < 60% (< 22) 60-79% (22 – 30) ≥ 80% (≥ 31) Trung bình Khá Tốt Thái độ

Tổng số có 12 câu hỏi (c1 – c12) dùng để đánh giá thái độ của người canh tác chè về dự phòng nhiễm HCBVTV trong đó: các câu hỏi c2, c3, c8 và c15 dùng để đánh giá nhận thức về yếu tố nguy cơ; các câu c1, c11 dùng để đánh giá nhận thức về hậu quả; các câu hỏi c4, c10 và c12 đánh giá nhận thức về lợi ích; và nhận thức về yếu tố gây cản trở trong việc thực hiện hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV được đánh giá bằng câu hỏi c5, c6, c7 và c9. Mỗi câu hỏi được đánh giá bởi thang điểm Likert (1, rất đồng ý; 2, đồng ý; 3, không rõ ràng; 4, không đồng ý; và 5, rất không đồng ý). Các câu hỏi được cho điểm như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trả lời Câu khẳng định Câu phủ định

Rất không đồng ý Không đồng ý Không rõ ràng Đồng ý Rất đồng ý 1 2 3 4 5 5 4 3 2 1

Tính tổng điểm của phần nhận thức được chia làm 3 mức độ như sau:

Phần trăm Giải thích < 60% (< 36 điểm) 60-79% (36 - 47 điểm) ≥ 80% (≥ 48 điểm) Trung bình Khá Tốt Hành vi

Hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV được đánh giá bởi 10 câu hỏi từ d1 – d10: các câu từ d1 – d3 đánh giá về hành vi phun HCBVTV ở người dân, xử lý và sử dụng bao bì chai lọ đựng HCBVTV sau khi phun; các câu hỏi từ d4 – d10 đánh giá về tần suất thực hiện các hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV như đeo kính mắt, sử dụng khẩu trang, sử dụng găng tay, sử dụng mũ nón, sử dụng quần áo bảo hộ lao động, tắm rửa sau khi canh tác chè và ăn uống hút thuốc trong khi canh tác chè. Mỗi câu hỏi được đánh giá bởi tần suất công việc mà người canh tác chè đã làm (1, không bao giờ làm; 2, hiếm khi làm; 3, không thường xuyên làm; và 4, thường xuyên làm). Các câu hỏi được cho điểm như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trả lời Điểm số

Không bao giờ làm 0

Hiếm khi làm 1

Không thường xuyên làm 2

Thường xuyên làm 3

Tổng số điểm thực hành được phân chia làm 3 mức độ như sau:

Phần trăm Giải thích < 60% (< 13 điểm) 60-79% (13 - 16 điểm) ≥ 80% (≥ 17 điểm) Trung bình Khá Tốt 2.7.2. Xử lý số liệu - Làm sạch số liệu:

 Sau khi thu thập, số liệu được làm sạch ngay tại cộng đồng.

 Kiểm định phân phối chuẩn các biến số: tuổi, giới, dân tộc, trình độ học vấn, số năm canh tác chè, kiến thức, thái độ và hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV.

- Số liệu được nhập bằng phần mềm quản lý số liệu Epidata 3.1 và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 theo các thuật toán thống kê [2]:

 Thống kê mô tả tần suất và phần trăm được xem xét để mô tả đặc điểm chung của người canh tác chè cũng như kiến thức, thái độ và hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV của họ.

 Chi-square test được sử dụng để xác định mối liên quan của đặc điểm chung, kiến thức, nhận thức, yếu tố truyền thông với hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV của người canh tác chè. Giá trị p < 0,05 được xác định là có mối liên quan.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.8. Đạo đức trong nghiên cứu

- Giải thích mục đích ý nghĩa của cuộc điều tra cho đối tượng khi cần thiết để tạo tinh thần hợp tác cùng làm việc.

- Điều tra trên những đối tượng đồng ý cộng tác, không ép buộc và trên tinh thần tôn trọng.

- Sau khi phỏng vấn điều tra sẽ được thông tin tuyên truyền thêm những kiến thức mà đối tượng còn chưa biết.

- Đảm bảo an toàn, bí mật các thông tin và chỉ công bố thông tin sau khi đã có sự thỏa thuận đôi bên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu

Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n= 400)

Biến số Số lƣợng % Tuổi (năm) < 20 9 2,2 20 – 29 63 15,8 30 – 39 107 26,8 40 – 49 104 26,0 50 – 59 87 21,7 ≥ 60 30 7,5

Ít nhất = 15 Cao nhất = 85 Trung bình = 41,92 Lệch chuẩn = 12,3

Giới Nam Nữ 199 201 49,8 50,2 Dân tộc Kinh 211 52,8 Nùng 151 37,8 Khác 38 9,4 Trình độ học vấn Mù chữ

Biết đọc biết viết Tiểu học Trung học cơ sở 4 29 201 118 1,0 7,3 50,2 29,5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trung học phổ thông trở lên 48 12,0

Nhận xét:

- Nhóm tuổi của đối tượng tham gia nghiên cứu từ 30 – 39 và 40 – 49 chiếm tỷ lệ 26,8% và 26,0%. Nhóm tuổi dưới 20 và trên 60 chiếm tỷ lệ thấp (2,2% và 7,5%). Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 41,92; người ít tuổi nhất là 15 tuổi, cao nhất là 85 tuổi.

- Tỷ lệ nam và nữ tương đương nhau (49,8% và 50,2%).

- Dân tộc Kinh chiếm phần lớn (52,8%), phần lớn người dân tộc thiểu số là người Nùng (37,8%).

- Đa phần đối tượng tham gia nghiên cứu có trình độ tiểu học (50,2%); 7,3% đối tượng chưa đạt trình độ tiểu học và 1% mù chữ, số đối tượng có trình độ trung học phổ thông trở lên chiếm tỷ lệ thấp (12,0%)

Bảng 3.2. Thời gian canh tác chè của đối tượng nghiên cứu (n = 400)

Thời gian Số lƣợng %

Thời gian canh tác

< 5 năm 21 5,2

5 – 10 năm 112 28,0

Một phần của tài liệu hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè xã la bằng, huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)