Hệ thống mạng kinh doanh điện tử của Công ty Vinamilk
Với Vinamilk, phát triển hệ thống công nghệ thông tin hiện đại là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh dài hạn của công ty. Hệ thống quản lý sản xuất và phân phối trước đây đã không thể đảm bảo cung cấp thông tin chính xác kịp thời phục vụ cho việc quản lý sản xuất và kinh doanh. Công ty đã xây dựng một hệ thống quản lý mới với 2 giải pháp là Oracle E-Business Suite và SAP CRM (Customer Relation Management – Quản lý quan hệ khách hàng) để giải quyết vấn đề này.
Hệ thống cho phép Vinamilk quản lý tất cả các số liệu từ các nhà phân phối trên các môi trường trực tuyến (hệ thống qua đường truyền Internet sử dụng chương trình SAP) hoặc ngoại tuyến (sử dụng phần mềm Solomon của Microsoft). Thông tin tập trung sẽ giúp Vinamilk đưa ra các quyết định kịp
các thông tin bán hàng của đại lý nhằm đáp ứng kịp thời, đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng ở cấp độ cao hơn.
Sau một thời gian thử nghiệm, từ tháng 1 năm 2007 Vinamilk đã chính thức đưa vào sử dụng Oracle E-Business Suite (EBS) phiên bản 11.5 và SAP CRM. Tháng 4 năm 2007, chương trình ERP cũng đã được chính thức vận hành. Với hệ thống quản trị doanh nghiệp tổng thể này, Vinamilk có thể quản lý được tình hình tài chính – kế toán, mua sắm, bán hàng, sản xuất và phân tích kết quả hoạt động của công ty với 16 đơn vị trực thuộc từ Hà Nội đến Cần Thơ. Đây là giải pháp ERP lớn nhất được triển khai ở Việt Nam. Hệ thống SAP được xây dựng trên nền tảng công nghệ SAP NetWeaver. Tại Vinamilk, NetWeaver tích hợp thông tin từ hệ thống ERP sử dụng:
- Oracle EBS – giải pháp giúp giải quyết việc kết nối với nhà cung ứng (supplier) và các quy trình khác trong nội bộ doanh nghiệp bao gồm các module chuẩn như: Tài chính (Finance), Quản lý đơn hàng (Order Management), Mua hàng (Procurement), Sản xuất (Manufacturing), v.v... - Microsoft Exchange: Hệ thống email.
- Solomon (đã được đổi tên lại là Microsoft Dynamics SL) sử dụng tại các nhà phân phối và ứng dụng trên PDA cho nhân viên bán hàng. Ba ứng dụng này được NetWeaver tích hợp thành hệ thống (Business Warehouse -BW) để phục vụ cho hệ thống báo cáo thông minh, giúp ban lãnh đạo có được thông
tin chính xác và trực tuyến về tình hình hoạt động kinh doanh trên toàn quốc.
Tại trung tâm dữ liệu ở trụ sở chính của Vinamilk có 4 máy chủ IBM cùng các máy chủ khác đang lưu trữ các giải pháp Oracle EBS, SAP CRM và Microsoft Exchange. Vinamilk đã xây dựng trung tâm này với hệ thống dự phòng đạt mức 7, mức dự phòng cao nhất theo tiêu chuẩn dự phòng quốc tế nhằm đảm bảo sự hoạt động liên tục của hệ thống.
Việc áp dụng CNTT nhằm hiện đại hóa kênh phân phối đã giúp Vinamilk hỗ trợ rất hiệu quả các nhân viên nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp và khả năng nắm bắt thông tin thị trường tốt nhất nhờ sử dụng các thông tin được chia sẻ trên toàn hệ thống. Thêm vào đó, Vinamilk cũng 105quản lý xuyên suốt các chính sách giá, khuyến mãi trong hệ thống phân phối, hướng tới môi trường kinh doanh đạt chuẩn quốc tế và tăng cường năng lực quản lý trong điều kiện hội nhập.
Công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ thông tin (Intecom)
Intecom thuộc Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện (VTC) là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp các dịch vụ nội dung số với các mảng hoạt động như VTC Game - game online, VTC Mobile - các dịch vụ thông qua điện thoại di động, VTC News - báo chí (VTC News, tạp chí truyền hình số
VTC), VTC Paygate - hạ tầng thanh toán điện tử cho các dịch vụ nội dung số trên mạng và di động, VTC Software - trung tâm phần mềm xây dựng và phát triển hệ thống phần mềm cho các dịch vụ số.
Tính đến thời điểm hiện tại, VTC Paygate có hơn 13 triệu tài khoản đăng ký. Trong đó, hơn 1,7 triệu tài khoản có phát sinh giao dịch nạp và hơn 1,2 triệu tài khoản còn số dư với nguồn hình thành Vcoin đa dạng bao gồm nạp trực tiếp, thẻ trả trước, chuyển khoản ngân hàng, thanh toán quốc tế, nhắn tin SMS, Tổng đài thoại 1900.
Giải pháp thanh toán điện tử VTC eBank bao gồm:
- Các kênh đầu vào: Thẻ trả trước VTC Online, tin nhắn mobile SMS, thoại 1900, tài khoản ngân hàng (ATM, m-banking, e-banking), tiền mặt (tại game centers, POSs), thẻ tín dụng quốc tế (creditcard, International PP card), tài khoản từ e-bank khác, chuyển khoản từ game khác.
- Các kênh sử dụng đầu ra: VTC game online, dịch vụ online (học, luyện thi trực tuyến, shop), nạp tài khoản mobile trả trước, mua mã PIN mobile, các giải pháp thanh toán: phí thuê bao truyền hình di động, điện thoại IP AloVTC, chuyển khoản cho các tài khoản e-bank, game khác VTC, v.v…
Mô hình thanh toán điện tử VTC eBank
- Các mô hình ứng dụng: kết nối nạp tiền, kết nối chuyển khoản 2 chiều, và kết nối làm cổng thanh toán trong bán hàng, thu phí dịch vụ, v.v…
- Quy mô ứng dụng: VTC eBank hiện có khả năng phục vụ tối đa 2 tỷ tài khoản, số giao dịch đồng thời hiện tại là hơn 32 nghìn.
Giải pháp công nghệ Paygate của Intecom hiện nay sử dụng công nghệ kiến trúc hướng dịch vụ (SOA). Bảo mật đường truyền và dữ liệu sử dụng giao thức HTTPS/SSL, chứng thực các giao dịch giữa các máy chủ kết nối sử dụng công nghệ chứng chỉ số RSA. Các chuẩn dữ liệu được sử dụng bao gồm chuẩn XML, chuẩn thông điệp giao dịch tài chính ISO 8583, các quy định chuẩn cấu trúc dữ liệu tự định nghĩa. Các giao thức kết nối
HTTP/HTTPS, RMI, Socket TCP/IP, SOAP, MSQUEUE, v.v… Về các giải pháp tích hợp với các tổ chức, doanh nghiệp ngành ngân hàng, tài chính, viễn thông, Intecom cùng các đối tác thống nhất các giao thức, bộ chỉ tiêu và thủ tục giao dịch dựa trên việc hiệu chỉnh và cải tiến các tiêu chuẩn quốc tế cho phù hợp với điều kiện ứng dụng tại Việt Nam. Sau hai năm áp dụng giải pháp VTC eBank kết quả kinh doanh của Intecom đã có những bước tiến đáng kể.
Bảng tăng trưởng doanh thu của VTC eBank qua các năm (Đơn vị: tỷ đồng)
Năm 2006 2007 2008
Doanh thu dịch vụ nội dung số 140 220 340 Doanh thu giao dịch thương mại 120 460
Trong một ngày, VTCeBank có hơn 30.000 giao dịch nạp tiền vào hệ thống và cũng hơn
30.000 doanh nghiệp giao dịch tiêu dùng Vcoin vào các dịch vụ. Hiện nay luôn có hơn
Trong năm 2009, trên nền tảng VTC Paygate và thẻ đa năng VTC Online, Intecom sẽ tiến
hành:
- Phát triển hệ thống thanh toán điện tử.
- Hình thành hệ thống thanh toán liên kết tập trung: kết nối ngân hàng, các điểm thanh
toán.
- Mở rộng quy mô, đưa các tiêu chuẩn vào áp dụng, trao đổi dữ liệu điện tử EDI để tự
động hóa quá trình đặt hàng/phân phối, thanh toán thẻ, v.v...
III, Kết Luận
Trao đổi dữ liệu điện tử. Đây là một công cụ thiết yếu trong các giao dịch doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) qua Internet. Một giải pháp cho phép truyền thông điện tử một cách an toàn, bao gồm các thông tin về quỹ thanh toán giữa người mua và người bán qua các mạng dữ liệu riêng. Giao thức trao đổi dữ liệu điện tử giữa các công ty qua mạng truyền thông như mạng giá trị gia tăng (VAN -value-added network) hoặc mạng Internet.
càng trở nên quan trọng. Bộ tiêu chuẩn phổ biến nhất của EDI là X12, do tổ chức ANSI thông qua. Internet cũng làm một cuộc cách mạng hoá nền thương mại điện tử doanh nghiệp đến doanh nghiệp. EDI thông qua Internet đã rẻ hơn rất nhiều so với VANs và những người sử dụng EDI ở qui mô lớn đã phát triển những hệ thống giao dịch trực tuyến của họ dựa trên web dựa trên những ngôn ngữ đánh dấu tương thích với Web thay cho những tài liệu EDI cứng nhắc.
Năm 2001, một phiên bản của XML được thiết kế cho thương mại điện tử, được gọi là ebXML, đã chính thức được chuẩn hoá và những người sử dụng ngày nay đang tiến hành kết hợp những yếu tố tốt nhất của EDI và ebXML để tạo ra một loại hình thương mại điện tử hoàn hảo hơn.
Ngày nay mô hình trên đã được ứng dụng rất rộng rãi, các doanh nghiệp Việt Nam cố gắng đưa hệ thống EDI vào trong doanh nghiệp mình để tận dụng tối đa những lợi ích của nó. Với đà phát triển của thương mại điện tử Việt Nam hiện nay có lẽ ngày đó không còn xa nữa.