Chiến lược phát triển trong tương lai

Một phần của tài liệu tiểu luận thị trường mục tiêu của samsung (Trang 30 - 35)

3. Thị trường mục tiêu và chiến lược phát triển của Samsung

3.2. Chiến lược phát triển trong tương lai

Nếu không đi trước thì phải đi nhanh hơn đối thủ, đó chính là triết lí kinh doanh mà Yun Jong-Yong rất tâm đắc trong sự nghiệp của mình. Và cũng chính nhờ vậy mà ông không những đã giúp Samsung thoát hiểm mà còn đưa tập đoàn đi hết từ thành công này đến thành công khác trong những năm gần đây. Trước sự cạnh tranh rất khốc liệt trên thị trường, Yun Jong-Yong quyết tâm đề ra mục tiêu hễ trên thị trường có sản phảm mới nào thì Samsung cũng phải sản xuất ra được thứ đó và đồng thời phải sản xuất thật nhanh, thật nhiều như có thể. Yun Jong-Yong đã áp dụng hoàn hảo chiến lược “hớt phần ngọn” mà ông còn gọi là thuyết “sashimi” theo tên một món gỏi cá nổi tiếng của Nhật. Theo đó, khi là một trong những nhà sản xuất đầu tiên thì Samsung sẽ hớt hết những khách hàng lắm tiền, chịu chơi, sẵn sàng mua ngay một sản phẩm mới hay một mẫu mã mới. Giai đoạn “hớt phần ngọn” này có thời gian “sống” rất ngắn nhưng tỉ suất lợi nhuận thương mai lại vô cùng cao. Có thể gấp 2, gấp 3 hay hơn thế cho giai đoạn sau khi phải cạnh tranh với nhiều đối thủ hơn, đồng thời đối tượng khách hàng cũng không phải là khách “sộp” như trước.

Có thể Samsung không phải là người nghĩ ra sản phẩm trước tiên nhưng Yun Jong-Yong muốn tập đoàn của ông phải là người nhanh chân tung ra thị trường sản phẩm đó với số lượng lớn. Ông còn chủ động xây dựng mạng lưới nhân viên chuyên khai thác thông tin về sản phẩm của đối thủ, một dạng như tình báo công nghiệp. Bản thân Yun Jong - Yong đã có lần trực tiếp đi khảo sát tìm hiểu mô hình quản trị, điều hành của General Electrics, tập đoàn lớn nhất thế giới của Mỹ, chuyên về đồ điện và điện tử gia dụng. Khi đã bắt chước hay hoàn thiện xong một sản phẩm mới, Yun Jong-Yong cho sản xuất đại trà ngay lập tức với số lượng lớn và trong thời gian thật nhanh. Có thể nói đây là một sự táo bạo đến liều lĩnh của Yun Jong-Yong nhưng đồng thời

cũng chính là bí quyết thành công quan trọng nhất của Samsung. Thực ra, kiểu kinh doanh “hớt phần ngọn” này đã được Yun Jong-Yong thực hiện ngay trong giai đoạn đầu nóng bỏng nhất của thời kỳ khủng hoảng tài chính. Khi đó tất cả các tập đoàn, công ty đều khát tiền mặt, mà hàng lại ế. Yun Jong- Yong đã rất quyết đoán, đi tiên phong trong việc hạ giá đột ngột các sản phẩm của mình. Chỉ vì nhanh hơn các đối thủ mà Yun Jong-Yong đã thu về 2 tỉ Euro tiền mặt giải nguy cho tập đoàn.

Lee Kun-hee - Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Samsung đã hoàn toàn đúng trong chính sách phát triển công ty. Ông từng nói: “Hãy thay đổi tất cả, trừ vợ và con bạn”. Ông còn nhấn mạnh: “Một thiên tài có thể nuôi sống hàng triệu người khác. Trong kỷ nguyên sắp tới, khi sáng tạo là động lực quan trọng nhất cho thành công doanh nghiệp, chúng tôi sẽ thu hút những người tài năng nhất. Giá trị kinh tế của một thiên tài là hơn 1 tỷ USD… Thế giới doanh nghiệp đang thay đổi sâu sắc. Thật khó đoán ngành nào sẽ phát triển và đem lại vận hội trong tương lai. Nhưng nếu sử dụng những người tinh hoa nhất, bạn sẽ giải quyết được bất cứ vấn đề gì của tương lai”.

Triết lý mà tập đoàn Samsung đặt ra là rất đơn giản: cống hiến tài năng và công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm và dịch vụ siêu việt, bằng cách đó đóng góp cho một xã hội toàn cầu tốt đẹp hơn. Mỗi ngày, họ đều mang triết lý này áp dụng vào cuộc sống. Các nhà lãnh đạo tích cực tìm kiếm những tài năng sáng giá nhất trên khắp thế giới, và cung cấp cho họ những nguồn lực cần thiết để thực hiện hết khả năng của mình. Kết quả là tất cả các sản phẩm của Samsung-từ các chip nhớ giúp cho doanh nghiệp lưu trữ thông tin quan trọng đến những chiếc điện thoại di động kết nối mọi người trên khắp các châu lục- khiến cuộc sống trở nên phong phú hơn, và đó chính là điều giúp tạo ra một xã hội toàn cầu tốt đẹp hơn.

Tầm nhìn của Công ty Điện tử Samsung trong thập kỷ mới đã được nêu rõ trong tuyên ngôn “Khơi nguồn cảm hứng, sáng tạo tương lai” .Tầm nhìn này được phản ánh trong cam kết của Công ty Điện tử Samsung trong việc khơi nguồn cảm hứng cho cộng đồng, dựa trên ba thế mạnh chính của mình là “Công nghệ mới” – “Sản phẩm mới” và “Giải pháp sáng tạo” và trong việc quảng bá những giá trị này của Samsung đến với ba nhân tố chính trong mối quan hệ cốt lõi của Samsung – Ngành công nghiệp – Đối tác và Nhân viên. Thông qua những nỗ lực này,

Samsung hy vọng sẽ tiếp tục xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn cũng như những kinh nghiệm sống phong phú hơn cho tất cả mọi người.

Samsung đã vạch ra một kế hoạch cụ thể để có thể đạt mức doanh thu 400 tỷ USD và trở thành một trong năm thương hiệu hàng đầu trên thế giới đến năm 2020. Để đạt mục đích này, Samsung đã xác định 3 phương pháp chiến lược trong việc quản lý, đó là “Sáng tạo”, “Quan hệ đối tác” và “Tài năng”. Samsung tin tưởng vào tương lai, trên nền tảng của những thành công đã đạt được, Samsung khẳng định sẽ tiếp tục khám phá những lĩnh vực mới như chăm sóc sức khỏe, y tế, dược phẩm và công nghệ sinh học. Samsung quyết tâm sẽ trở thành một công ty dẫn đầu đầy sáng tạo tại những thị trường mới và một doanh nghiệp hàng đầu trong tương lai.

PHỤ LỤC

1. Phụ lục 1: Báo cáo tài chính 2007(Won/Dollars/Euros)

Báo cáo tài chính năm 2007

SỐ LƯỢNG TÍNH THEO TỶ WON DOLLARS EUROS

Doanh thu thuần 161,847.4 174.2 127.2

Tổng tài sản 180,833.2 192.7 205.7

Tổng nợ 180,833.2 192.7 130.9

Tổng vốn cổ đông 103,332.3 110.1 74.8

(Số lượng tính theo tỷ) * Tỉ giá Won/USD trung bình hàng năm: 929.20/1, Won/Euro: 1,272.72/1 Tỉ giá Won/USD vào cuối ngày 31/12/2007: 938.20/1, Won/Euro: 1,381.26/1. Số liệu tài chính bao gồm các công ty chi nhánh Samsung, kết thúc năm tài chính vào

tháng 3/2008 như Samsung Life Insurance, Samsung Fire &Marine Insurance, Samsung Securities, Samsung Investment Trust Management.

2. Phụ lục 2: Các mặt hàng chính của Samsung Sản phẩm Thị phần

toàn cầu m/s Đối thủ cạnh tranh M/S Năm

DRAM 34.3% Hynix 21.6% Quý 1 2009

NAND Flash 40.4% Toshiba 28.1% 2008

Màn hình LCD cỡ lớn 26.2% LG Display 25.8% 2009 February Bảng PDP 30.5% LG Display 34.8% Quý 1 2008 Active-Matrix

OLED 90.0% LG Display - Quý 2 2008

Lithium-ion

battery 19% Sanyo 20% Quý 2 2009

Màn hình LCD 16.1% Dell 14.6% 2008 Ổ đĩa cứng 9.5% Seagate Technology 34.9% 2007 Máy in đa năng 16.4% HP 19.2% Quý 1 2009 Television sets (LCD, PDP, CRT) 23% LG Electronics 13.7 % Quý 3 2009 Revenue Share French door refrigerator (U.S. market only) 18.79% Whirlpool 23.83 % 2009 January

Điện thoại 21% Nokia 37.8% Quý 3 2009

Máy ảnh kĩ thuật số 9.1% Canon 19.2% 2007 Drillship 80% Daewoo Shipbuilding & Marine 20% 2000 - 2007

Engineering

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. http://www.samsung.com.vn

2. http://www.wikipedia.org

3. http://www.vietbao.com.vn

4. http://www.marketingchienluoc.com.vn

Một phần của tài liệu tiểu luận thị trường mục tiêu của samsung (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w