BÀI 7. THÍ NGHIỆM TỔNG HỢP REFORMING

Một phần của tài liệu thí nghiệm chuyên nghành sản xuất các sản phẩm dầu mỏ (Trang 46 - 50)

HOẠT ĐỘNG 1: GIẢNG GIẢI NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ QUÁ TRÌNH REFORMING XÚC TÁC.

Giảng về mục đích của quá trình reforming trong công nghiệp Lọc hóa dầu, vị trí của tổ hợp này trong nhà máy.

Trình bày cơ sở lý thuyết: cơ chế phản ứng, những chuyển hóa của từng nhóm hydrocacbon trong điều kiện reforming.

Cách chọn nguyên liệu phù hợp mục đích của quá trình và những yêu cầu về thành phần hydrocacbon, các tạp chất…

Nêu các thế hệ xúc tác đã và đang đƣợc áp dụng cho Công nghệ reforming.

Phƣơng pháp điều chế loại xúc tác lƣỡng chức Pt.Al2O3.

Ảnh hƣởng các thông số vận hành (nhiệt độ, áp suất, tuần hoàn khí hydro, vận tốc thể tích) đến chất lƣợng sản phẩm thu đƣợc.

Chất lƣợng xăng reforming (reformat).

Gợi ý các khía cạnh và mức độ

Phải làm cho học viên nắm đƣợc những kiến thức cơ bản nhất về quá trình reforming.

Học viên phải hiểu và phân tích đúng ảnh hƣởng các thông số vận hành đến chất lƣợng sản phẩm.

Cách thức kiểm tra đánh giá

Đánh giá kiến thức của học viên qua:

Việc trả lời câu hỏi trên bài giảng, trong lúc thảo luận nhóm. Kết quả bài báo cáo tổng kết.

Kết quả giải bài tập và trả lời câu hỏi trong giáo trình.

HOẠT ĐỘNG 2: GIỚI THIỆU SƠ ĐỒ THÍ NGHIỆM REFORMING XÚC TÁC

Giảng cho học viên cách thiết lập mô hình thí nghiệm reforming trên cơ sở lý thuyết của quá trình.

Giảng về chức năng và nguyên lý hoạt động của các bộ phận trong sơ đồ.

Giảng giải cách điều khiển các thông số vận hành trên từng thiết bị cụ thể.

Phải cho học viên nắm vững nguyên lý hoạt động và sử dụng thành thạo các thiết bị.

Học viên phải đọc đƣợc giá trị thang đo và điều chỉnh đúng theo yêu cầu.

Học viên biết kiểm tra và xử lý những sự cố trong quá trình vận hành sơ đồ.

Cách thức kiểm tra đánh giá

Đánh giá hiểu biết của học viên qua: Thái độ tiếp thu bài giảng.

Thao tác sử dụng các thiết bị. Trả lời các câu hỏ

HOẠT ĐỘNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN LIỆU, XÚC TÁC VÀ CÁC THÔNG SỐ VẬN HÀNH

Giải thích cách lựa chọn nguyên liệu phù hợp với mục đích của quá trình reforming xúc tác trong thí nghiệm này.

Giới thiệu loại xúc tác đƣợc sử dụng cho sơ đồ, nêu một vài đặc trƣng cơ bản của xúc tác.

Nêu các thông số vận hành.

Gợi ý các khía cạnh và mức độ

Phải cho học viên hiểu cơ sở để lựa chọn nguyên liệu.

Các học viên đƣợc quan sát hình dạng ngoài và biết những đặc tính cơ bản của loại xúc tác dùng trong thí nghiệm.

Cho học viên biết các thông số vận hành trong thí nghiệm.

Cách thức kiểm tra đánh giá

Yêu cầu học viên giải thích sự lựa chọn nguyên liệu cho thí nghiệm. Cho học viên trả lời những câu hỏi về loại xúc tác sử dụng và các

thông số vận hành của sơ đồ reforming.

HOẠT ĐỘNG 4: CÁC BƢỚC CHUẨN BỊ TRƢỚC KHI VẬN HÀNH SƠ ĐỒ

Hƣớng dẫn học viên:

Phƣơng pháp nạp xúc tác vào lò phản ứng. Kiểm tra và khởi động các nguồn cấp khí. Cách nạp liệu nhờ bơm cao áp.

Gợi ý các khía cạnh và mức độ

Phải cho học viên biết đƣợc phƣơng pháp nạp xúc tác vào lò phản ứng, ý nghĩa của các thao tác.

Các học viên phải biết cách đóng mở bình nén khí an toàn, biết khởi động máy sinh khí hydro.

Học viên phải biết gắn bình chứa nguyên liệu vào bơm cao áp và điều chỉnh chính xác vận tốc nạp liệu trên thang đo của máy.

Học viên hiểu nguyên tắc kiểm tra độ kín của hệ và tự thao tác đúng kỹ thuật.

Cách thức kiểm tra đánh giá

Cho học viên thao tác, giáo viên quan sát và đánh giá. Hỏi học viên ý nghĩa của một vài thao tác nào đó. Yêu cầu học viên đọc giá trị trên thang đo của thiết bị.

HOẠT ĐỘNG 5: TIẾN HÀNH PHẢN ỨNG REFORMING TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Hƣớng dẫn học viên trình tự các bƣớc khởi động hệ thống. Tiến hành phản ứng theo các thông số vận hành đã chọn.

Hƣớng dẫn học viên cách đóng mở các van và chọn đƣờng dẫn theo đúng các bƣớc trong quy trình thí nghiệm.

Gợi ý các khía cạnh và mức độ

Phải làm cho từng học viên nắm vững thứ tự các bƣớc khởi động sơ đồ đúng quy trình.

Phải cho học viên thuần thục cách đóng mở các van và kiểm tra đƣờng ống dẫn đúng kỹ thuật.

Học viên biết tiến hành phản ứng đúng theo những thông số đã chọn. Học viên biết điều chỉnh các thiết bị trong giới hạn an toàn.

Cách thức kiểm tra đánh giá

Đánh giá kiến thức của học viên qua: Thao tác khởi động sơ đồ.

Điều chỉnh thông số vận hành đúng.

Thao tác đóng mở các van, kiểm tra đƣờng ống dẫn đúng kỹ thuật. Trả lời câu hỏi của giáo viên trong suốt quá trình thí nghiệm.

HOẠT ĐỘNG 6: KẾT THÚC PHẢN ỨNG. THU SẢN PHẨM CỦA QUÁ TRÌNH REFORMING.

Hƣớng dẫn học viên trình tự các thao tác khi thời gian phản ứng kết thúc. Phƣơng pháp thu sản phẩm lỏng và sản phẩm khí.

Đọc chính xác giá trị trên các thiết bị đo (áp suất của các xyclon, đồng hồ đo lƣu lƣợng khí sản phẩm, dung tích chứa reformat).

Gợi ý các khía cạnh và mức độ

Phải làm cho học viên nắm vững và thao tác thuần thục các công đoạn khi thời gian phản ứng kết thúc.

Học viên biết cách thu sản phẩm lỏng, sản phẩm khí đúng kỹ thuật, đảm bảo không thất thoát.

Học viên phải đọc đƣợc giá trị trên các thiết bị đo đầu ra.

Cách thức kiểm tra đánh giá:

Đánh giá kiến thức học viên qua: Trình tự thao tác.

Đọc chính xác kết quả của thiết bị đo. Trả lời câu hỏi của giáo viên.

HOẠT ĐỘNG 7: TÁI SINH XÚC TÁC

Giảng cho học viên cơ chế tạo cốc trong quá trình reforming và ảnh hƣởng của cốc đến hoạt tính xúc tác.

Hƣớng dẫn học viên các bƣớc tiến hành tái sinh xúc tác.

Gợi ý khía cạnh và mức độ

Phải cho học viên hiểu cơ chế tạo cốc trên bề mặt xúc tác trong quá trình reforming và ảnh hƣởng của nó đến hoạt tính xúc tác.

Học viên phải biết phƣơng pháp tái sinh dùng trong thí nghiệm này và trình tự các bƣớc thực hiện.

Cách thức kiểm tra đánh giá:

Đánh giá kiến thức học viên qua: Thao tác thực hành trên sơ đồ. Trả lời câu hỏi của giáo viên:

1. Sự cần thiết của qúa trình reforming xúc tác trong sản xuất xăng ? 2. Nguyên lý quá trình reforming xúc tác ?

3. Đặc trƣng xúc tác reforming ?

HOẠT ĐỘNG 8: PHÂN TÍCH SẢN PHẨM BẰNG MÁY SẮC KÝ KHÍ. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THU ĐƢỢC.

Phải làm cho học viên nắm vững nguyên tắc sắc ký khí.

Học viên cần nắm đƣợc thông số vận hành thiết bị sắc ký khí HP 6890 Plus

Gợi ý các khía cạnh và mức độ

Phải làm cho học viên nắm đƣợc phƣơng pháp phân tích bằng máy sắc ký khí.

Học viên phải nắm các thông số vận hành thiết bị sắc ký khí HP 6890 Plus

Học viên phải thuần sử dụng thuần thục phần mềm tính toán kết quả Học viên phải đọc chính xác và biết đánh giá kết quả thu đƣợc.

Cách thức kiểm tra đánh gi:

Hỏi học viên về nguyên lý hoạt động máy sắc ký khí. Cho học viên thao tác trên máy.

Từng học viên lên ghi và đánh giá kết quả phân tích.

HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA TOÀN BÀI:

Trong quá trình đào tạo đã có các dạng bài tập, kiểm tra đánh giá sau: Học viên làm ví dụ, làm bài tập đƣợc giao.

Bài thảo luận nhóm

Cần chú ý đến trọng số điểm của mỗi thể loại và nhận biết đƣợc sự cố gắng riêng biệt của mỗi học viên để từ đó cho điểm đƣợc chính xác.

Đối với những bài có kết quả cụ thể thì lƣu kết quả điểm. Còn những bài khác yêu cầu học viên hoàn thiện theo yêu cầu nhƣng không lấy điểm.

BÀI KIỂM TRA MẪU

Một phần của tài liệu thí nghiệm chuyên nghành sản xuất các sản phẩm dầu mỏ (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)