Lứa đẻ Giá trị ss (con)Số con Số con cai sữa (con)
Tỷ lệ cai
sữa (%) (kg)KLss KLcai sữa (kg) TGĐDL(ngày) (ngày)KCLĐ đẻ/nămSố lứa 1 (n = 28) Mean 1,29 1.11 81.71 3.10 14.06 118.33 274.04 a 1.34b SE 0,082 0.102 6.474 0.072 0.534 4.756 4.731 0.024 2 (n = 28) Mean 1,33 1.14 82.36 3.19 15.55 120.00 272.08 ab 1.35ab SE 0,083 0.101 6.476 0.073 0.535 4.757 4.732 0.023 3 (n = 28) Mean 1,42 1.20 84.14 3.27 15.32 99.00 251.25 b 1.46a SE 0,081 0.103 6.475 0.070 0.757 6.726 6.692 0.033 4 và 5 (n = 19) Mean 1,31 1.15 86.84 3.32 16.07 110.00 260.67 ab 1.42ab SE 1,101 0.124 7.862 0.085 1.514 13.451 13.383 0.067 P 0,085 0,568 0,901 0,097 0,307 0,071 0,039 0,031
Ghi chú: a, b, Giá trị trung bình trong cùng một cột không mang chữ cái hoặc mang chữ cái giống nhau thì không sai khác (P>0,05)
3.12. Kết quả khả năng cho thịt của cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) Rang)
3.12.1 Thành phần thân thịt của cừu lai F1(Dorper x Phan Rang)
Khối lượng giết mổ lúc 9 tháng tuổi có sự khác nhau giữa cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) 30,47kg so với cừu Phan Rang cùng tháng tuổi 26,4kg, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh cừu lai F1: (45,28-34,47%) cao hơn cừu Phan Rang (42,72-31,33%) (p<0,05) nhưng tỷ lệ da lông cho thấy cừu Phan Rang có tỷ lệ lại cao hơn cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang).
Bảng 3.19 Kết quả mổ khảo sát cừu lai F1(Dorper x Phan Rang) và cừu Phan Rang
Chỉ tiêu theo dõi
Cừu lai F1 (DoxPr) (n = 5 con) (Mean ± SE)
Cừu Phan Rang (n = 5 con)
(Mean ± SE) P
Khối lượng trung bình (kg) 30,47a ± 0,51 26,40b ± 0,50 0,000
Thịt xẻ (%) 45,28a ± 0,61 42,72b ± 0,62 0,002 Thịt tinh (%) 34,47a ± 0,31 31,33b ± 0,78 0,000 Đầu (%) 6,84a ± 0,11 6,72a ± 0,06 0,349 Chân (%) 3,41a ± 0,07 3,22a ± 0,03 0,134 Da lông (%) 7,34b ± 0,13 9,77a ± 0,32 0,000 Phủ tạng (%) 32,22b ± 0,90 33,31a ± 0,57 0,006 Xương (%) 11,52a ± 0,24 11,43a ± 0,29 0,482 Máu (%) 4,20a ± 0,16 4,20a ± 0,12 0,967
Kết quả ở bảng 3.20 các giá trị về thịt: Về độ dai của cơ bán nguyệt và tỷ lệ mất nước bảo quản lần lượt (N) 54,48; 31,57% so với cừu Phan Rang: 55,03N; 29,31% có sự khác nhau về mặt thông kê (p<0.05). Qua đó cho thấy thịt cừu lai F1 ((Dorper x Phan Rang). mền hơn thịt cừu Phan Rang được nuôi trong cùng điều kiện.
Bảng 3.20. Một số chỉ tiêu chất lượng thịt của cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang)
Tham số F1(Dorper x Phan Rang)(n=5) (Mean ± SE) Phan Rang (n=5(Mean ± SE) P
Cơ thăn
pH3 6.22 ± 0.04 6.12 ± 0.02 NS
pH24 5.73 ± 0.08 5.61 ± 0.05 NS
Độ dai (newton) 49.25 ± 1.52 45.06 ± 1.02 NS
Mất nước bảo quản % 2.11 ± 1.19 2.55 ± 0.24 NS
Mất nước chế biến % 29.98 ± 1.65 31.80 ± 0.26 NS
Cơ bán nguyệt
pH3 6.51 ± 0.09 6.30 ± 0.07
pH24 5.66 ± 0.05 5.74 ± 0.05 NS
Độ dai (newton) 54.48a ± 3.20 55.03b ± 2.32 *
Mất nước bảo quản% 1.80b ± 0.08 0.51a ± 0.16 *
Mất nước chế biến % 31.57b± 0.50 29.31a ± 0.49 * L*( độ sáng) 40.46 ± 0.58 42.46 ± 0.66 NS a*(độ đỏ) 19.24b ± 0.36 17.92a ± 0.23 * B*(độ vàng) 8.09 ± 0.10 7.86 ± 0.25 NS Ghi chú : * : P<0,05 ; NS : P≥0,05 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 Kết luận
1. Khối lượng cừu Phan Rang nuôi ở Ba Vì và Ninh Thuận có khối lượng đực và cái ở các mốc tuổi sơ sinh, 3, 6, 9 và 12 tháng tuổi tương ứng là 2,38 và 2,34 kg; 13,02 và 12,04 kg; 17,83 và 16,58 kg; 23,34 và 21,02 kg; 29,53 và 24,74 kg.
Sinh trưởng tuyệt đối của cừu Phan Rang cao nhất ở giai đoạn 0-3 tháng tuổi 118,88 g/ngày đối với cừu đực và 107,74g/ngày đối với cừu cái) sau đó giảm dần theo giai đoạn sinh trưởng. Cừu đực tăng khối lượng cao hơn cừu cái ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng.
Các chiều đo chính của cơ thể cũng tương tự như khối lượng cơ thể, tuân theo quy lật chung của sinh trưởng. Chỉ số thể hình thể hiện cừu Phan Rang là cừu hướng thịt.
2. Tuổi phối giống lần đầu của cừu là 287,6 ngày, tuổi đẻ lứa đầu là 459,4 ngày, khoảng cách hai lứa đẻ là 266,8 ngày, số lứa đẻ/năm là 1,4 lứa, số con đẻ ra/lứa là 1,2 con và tỷ lệ cai sữa là 88,9%.
Các tính trạng thời gian động dục lần đầu, thời gian phối giống lần đầu, thời gian động dục lại sau khi đẻ, số con cai sữa và tỷ lệ cai sữa có sự khác nhau giữa hai địa điểm nuôi (Ninh Thuận và Ba Vì). Mùa vụ phối giống và mùa vụ đẻ có ảnh hưởng rõ đến số con sơ sinh và thời gian động dục lại của cừu nuôi tại Ba Vì. Lứa đẻ đã ảnh hưởng đến số con sơ sinh, số con cai sữa, khối lượng cai sữa, thời gian động dục trở lại, khoảng cách lứa đẻ, và số lứa đẻ/năm. Năng suất sinh sản tốt hơn từ lứa đẻ thứ 2 trở đi và ổn định ở lứa đẻ thứ 4.
3. Cừu Phan Rang có khả năng sản xuất thịt tương đối tốt, tỷ lệ thân thịt khá cao, mổ thịt lúc 8 tháng và 11 tháng cho tỷ lệ thịt xẻ 42,3% và 42,6%, thịt tinh là 31,3% và 31,67%, chất lượng thịt tốt.
Sử dụng các khẩu phần có tỷ lệ thức ăn hỗn hợp để nuôi vỗ béo cừu ở 6 và 9 tháng tuổi đã làm tăng lượng thức ăn ăn vào, tăng khối lượng bình quân/ngày, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và tăng năng suất thịt. Khẩu phần 50% cỏ voi + 50% TAHH là khẩu phần cho tăng khối lượng bình quân cao nhất (181 và 169g/ngày), năng suất thịt cao nhất (tỷ lệ thịt xẻ 45,74 và 44,41% ; tỷ lệ thịt tinh 34,87 và 33,83% đối với cừu vỗ béo ở 6 và 9 tháng tuổi), hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất. Vỗ béo là một trong những giải pháp hữu hiệu nâng cao năng suất và chất lượng thịt cừu.
4. Cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) có khối lượng đực và cái ở các lứa tuổi sơ sinh, 3, 6, 9 và 12 tháng tuổi tương ứng là 3,30 và 2,83 kg; 16,88 và 14,98 kg; 24,95 và 21,45 kg; 30,93 và 26,29 kg; 34,48 và 30,28 kg tương ứng cho đực và cái, tăng gần 20% so với cừu Phan Rang.
Sinh trưởng tuyệt đối của cừu F1 cao nhất ở giai đoạn 0-3 tháng tuổi sau đó giảm dần qua các giai đoạn tháng tuổi. Cừu đực lai lớn hơn cừu cái nhưng chỉ có sự khác nhau ở giai đoạn 0-3 và 3-6 tháng tuổi. So với cừu Phan Rang, cừu lai F1 có tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh cao hơn (45,28 và 34,47% so với 42,72 và 31,33%), tỷ lệ da lông thấp hơn (7,34 so với 9.77%). Sử dụng cừu Dorper để lai tạo là giải pháp hữu hiệu cải thiện tầm vóc và khả năng sản xuất thịt của cừu Phan Rang.
4.2 Đề nghị
- Tiếp tục đầu tư nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật về chọn lọc, nhân giống thuần, lai giống, xác định tiêu chuẩn, khẩu phần ăn thích hợp đối với từng loại cừu nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi cừu.
- Cho áp dụng các kết quả nghiên cứu về vỗ béo và lai tạo trong sản xuất, xây dựng các mô hình nuôi vỗ béo cừu ở quy mô trang trại và gia đình nhằm nâng cao năng suất, chất lượng thịt và tăng thu nhập cho người chăn nuôi.