GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam (Trang 27 - 30)

Trong những năm vừa qua, việc bảo hộ nhãn hiệu trên thị trường Việt Nam đã đạt được một số thành công nhất định. Hoạt động đăng ký nhãn hiệu trên thị trường cũng diễn ra hết sức sôi động và đúng quy định của pháp luật cũng như các doanh nghiệp cũng dần có những nhận thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu. Từ thực trạng về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, để góp phần hoàn thiện hơn vấn đề bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, chúng tôi đưa ra một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, quy định phạm vi những dấu hiệu có khả năng được bảo hộ là

nhãn hiệu rộng hơn so với quy định của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành.

Không chỉ “các dấu hiệu nhìn thấy được” mà “các dấu hiệu không nhìn thấy được” cũng nên được bảo hộ là nhãn hiệu. Theo Điều 4.16 Luật sở hữu trí tuệ, “nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Như vậy, về nguyên tắc, bất kỳ dấu hiệu nào dù nhìn thấy

được hay không đều có thể đăng ký là nhãn hiệu. Một “mùi” hoặc “âm thanh” là các nhãn hiệu không thể nhận thức được bằng mắt thường, tuy nhiên chúng có thể được biểu hiện bằng hình ảnh nếu như có sự giải thích nội dung bằng một câu thuyết minh.

Mặt khác, theo Điều 15 Mục 2 Khoản 1 của Hiệp định TRIPS (Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ) quy định đối tượng có khả năng bảo hộ của nhãn hiệu hàng hoá là “bất kỳ một dấu hiệu, hoặc

tổ hợp dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác đều có thể làm nhãn hiệu hàng hoá,…”. Như vậy, theo Hiệp định TRIPS, khả năng được

đăng ký của nhãn hiệu hầu như là vô hạn. Do đó, việc quy định thêm “các dấu hiệu không nhìn thấy được” cũng có khả năng được đăng ký bảo hộ là nhãn hiệu hoàn toàn phù hợp với các công ước quốc tế về lĩnh vực này, đồng thời bảo vệ được quyền lợi chính đáng của chủ sở hữu nhãn hiệu.

Thứ hai, nên quy định về việc cấp văn bằng bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu

đối với “khẩu hiệu” (slogan).

Việc bảo hộ nhãn hiệu đối với khẩu hiệu (slogan) tạo động lực khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sáng tạo những cái mới, đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp hiện nay chỉ muốn dùng các khẩu hiệu độc đáo để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của mình với những hàng hoá khác thay vì sử dụng các dấu hiệu kết hợp. Mặt khác, hiện nay nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, nếu pháp luật ở các nước khác có quy định khẩu hiệu được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu mà pháp luật nước ta không quy định thì sẽ gây thiệt thòi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, khẩu hiệu nên được xem là một trong các dấu hiệu có thể được bảo hộ là nhãn hiệu.

Thứ ba, doanh nghiệp nên đi đăng kí nhãn hiệu song song với việc nộp

đơn nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình.

Thứ tư, thời gian cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu phải đảm bảo sự

tiết kiệm tối đa về thời gian. Việc quy định thời gian lên tới cả năm, thậm chí dài hơn như hiện nay là quá dài và không cần thiết, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là khi cơ hội đến lại không thể nắm bắt vì vướng mắc về thủ tục.

Thứ năm, cần phổ biến kiến thức pháp luật về sở hữu trí tuệ một cách rộng

rãi hơn nữa, giúp cho mọi cá nhân, tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp nắm rõ hơn về kiến thức pháp lý, có như vậy thì mới tránh được các rủi ro và mới tạo được chỗ đứng và nâng cao vị thế của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế.  Thứ sáu, cần đưa ra những sửa đổi thiết thực về mặt pháp luật cũng như cơ

- Ban hành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật riêng để điều chỉnh việc bảo hộ nhãn hiệu, nhất là các quy phạm thực thi. Đồng thời, sắp xếp lại và tăng cường năng lực của các cơ quan thực thi, từ tòa án đến các cơ quan bảo đảm thực thi nội địa, bổ sung những quy định chi tiết về các chế tài đủ mạnh để chống lại các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

- Bổ sung thẩm quyền của toà án trong việc xem xét đánh giá chứng cứ trong trường hợp các bên tham gia tố tụng không thiện chí trong việc cung cấp chứng cứ, đa dạng hoá các cơ chế giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu thông qua các cơ chế trung gian như thương lượng, hoà giải, tăng cường vai trò của Toà án nhân dân trong việc thực thi pháp luật bảo hộ nhãn hiệu nói riêng và pháp luật bảo hộ SHTT nói chung.

- Xây dựng một cơ chế đối thoại giữa Cục SHTT với các chủ thể kinh doanh bao gồm những chủ thể đăng ký nhãn hiệu và các chủ thể khiếu nại, xác định rõ mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực thi pháp luật bảo hộ nhãn hiệu nói riêng và bảo hộ SHTT nói chung.

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền. cần có một cơ quan chịu trách nhiệm chính về vấn đề bảo hộ nhãn hiệu, đó là cục sở hữu trí tuệ.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa, đặc biệt là sự phát triển của nền kinh tế thị trường và thương mại quốc tế, các nhãn hiệu đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Bên cạnh chức năng chính là phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các nhà sản xuất khác nhau trên thị trường, cung cấp thông tin cho người tiêu

dùng trong việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ. Ngày nay, nhãn hiệu còn là biểu tượng cho hình ảnh và danh tiếng của doanh nghiệp, là yếu tố quết định tính cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và là một tài sản kinh doanh có giá trị đặc biệt. Vì vậy việc nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đăng kí bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở thị trường trong nước cũng như ở thị trường nước ngoài là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiên nay.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam (Trang 27 - 30)