Khai thác địa nhiệt trên Thế giới

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG (Trang 79 - 80)

II. Năng lượng tái tạo:

6. Năng lượng địa nhiệt:

6.6. Khai thác địa nhiệt trên Thế giới

Hình: Trữ lượng điện địa nhiệt tồn cầu.

Đường đỏ là trữ lượng lắp đặt; đường xanh là sản lượng thực tế.

Điện địa nhiệt được sản xuất tại 24 quốc gia trên Thế giới bao gồm Hoa Kz, Iceland, Ý, Đức, Thổ Nhĩ

Kz, Pháp, Hà Lan, Litva, New Zealand, Mexico, El Salvador, Nicaragua, Costa Rica, Nga, Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Nhật Bản và Saint Kitts và Nevis. Trong năm 2005, các hợp đồng được ký kết để

nâng công suất phát điện thêm 0.5 GW ở Hoa Kz, trong khi cũng có các nhà máy đang trong giai đoạn xây dựng ở 11 quốc gia khác.Một số vị trí tiềm năng đã và đang được khai thác hoặc được đánh giá ở Nam Úc ở độ sâu vài km. Nếu tính cả việc sử dụng trực tiếp, năng lượng địa nhiệt được sử dụng trên 70 quốc gia.

CÔNG SUẤT LẮP ĐẶT CÁC NHÀ MÁT ĐIỆN ĐỊA NHIỆT NĂM 2007

Quốc gia Công suất (MW)

Mỹ 2.687

Philippine 1.969,7

79 Mexico 953 Ý 810,5 Nhật Bản 535,2 New Zealand 471,6 Iceland 421,2 El Salvador 204,2 Costa Rica 162,5 Kenya 128,8 Nicaragua 87,4 Nga 79 Papua-New Guinea 56 Guatemala 53

Bảng: Công suất địa nhiệt ở các quốc gia (2007)

6.7. Tại Việt Nam:

Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng địa nhiệt trung bình so với thế giới. Bên cạnh đó, nguồn năng lượng này ở nước ta cịn có ưu điểm là phân bố đều trên khắp lãnh thổ cả nước nên cho phép sử dụng rộng rãi ở hầu hết các địa phương như Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Trị…Thực tế cho thấy, nhà máy điện địa nhiệt có thể hoạt động liên tục suốt ngày đêm khơng phụ thuộc vào yếu tố khí hậu như năng lượng mặt trời, gió hoặc sóng biển... Nguồn năng lượng địa nhiệt trong lịng đất vơ cùng vô tận, bảo đảm cho nhà máy điện địa nhiệt hoạt động bền vững, lâu dài. Đồng thời, xây dựng nhà máy điện địa nhiệt cũng tốn rất ít diện tích. Các nhà máy điện nhiệt điện khơng đốt bất cứ một loại nhiên liệu nào nên sạch cho môi trường hơn mọi nhà máy điện khác.

Tuy nhiên, việc phát triển nguồn năng lượng này lại gặp khó khăn lớn là địi hỏi phải có những cơng nghệ hiện đại cùng với nguồn vốn đầu tư lớn, ước tính có thể lên tới 2,5 triệu Euro cho 1 MW công suất theo thiết kế, kỹ thuật xử l{ địa chất cũng rất phức tạp vì phải tìm kiếm đúng vùng địa nhiệt có nhiệt độ cao thì việc khai thác địa nhiệt mới hiệu quả.

Tỉnh Quảng Trị vừa cấp phép đầu tư cho dự án xây dựng nhà máy điện địa nhiệt đầu tiên tại Đakrông với công suất 25MW, mở đầu cho việc khai thác nguồn năng lượng mới trong tương lai gần.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)