Cơ sở dữ liệu và phương pháp sử dụng

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xi măng bút sơn (Trang 64 - 141)

Chứng từ gốc Sổ Nhật ký chung Sổ nhật ký đặc biệt Sổ cái Bảng tổng hợp, chi tiết Bảng cân đối phát sinh

Báo cáo tài chính

Tài liệu sử dụng trong phân tích tình hình tài chính của Công ty chủ yếu là các BCTC đã có xác nhận của Công ty Kiểm toán độc lập và chủ yếu tập trung vào các báo cáo sau :

- Bảng cân đối kế toán năm 2008, 2009, 2010 (Phụ lục 1).

- Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 (Phụ lục 2). - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2008, 2009, 2010 (Phụ lục 3). - Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2010 (Phụ lục 4).

Ngoài tài liệu được sử dụng trên tác giả sử dụng các tài liệu kế toán khác trong phân tích tình hình tài chính của Công ty là các sổ chi tiết, tổng hợp các tài khoản kế toán và sử dụng một số tài liệu khác để thu thập các thông tin có liên quan như các tài liệu phục vụ đại hội cổ đông các năm 2010, năm 2011.

Ngoài ra tác giả còn sử dụng thêm thông tin trong Báo cáo tài chính của một số đơn vị kinh doanh loại hình tương tự. Cụ thể là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010 của Công ty CPXM Bỉm Sơn và của Công ty CPXM Hoàng Mai.

Tác giả sử dụng phương pháp trong phân tích tình hình tài chính ở Công ty chủ yếu là: Phương pháp so sánh, phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích, phương pháp loại trừ, phương pháp liên hệ cân đối và một số các phương pháp khác như phương pháp đồ thị...

2.2.2. Phân tích cấu trúc tài chính

2.2.2.1. Phân tích biến động về quy mô và cơ cấu tài sản

Phân tích sự biến động về quy mô tài sản: Để đánh giá sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản (tài sản ngắn hạn, tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu…) Tác giả đã tiến hành so sánh số liệu cuối năm 2010 và sự biến động so với cuối các năm 2008, 2009 tại bảng 2.1.

Số liệu cuối năm 2010 so với cuối năm 2008, 2009 được so sánh giá trị tuyệt đối, tương đối, so sánh ngang, so sánh dọc để từ đó đưa ra nhận xét về sự biến động quy mô tài sản đến cuối năm 2010.

số TÀI SẢN Cuối năm Cuối năm 2010 so với năm

2008 2009 2010 2008 2009

Số tiền Tỷ trọng Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ Số tiền Tỷ lệ trọngTỷ Số tiền Tỷ lệ trọngTỷ

100 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 2.267.581 54% 2.240.828 48% 782.316 14% (1.485.265) -65% -35% (1.458.512) -65% -31% 110 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 126.106 3% 93.031 2% 128.906 2% 2.800 2% 0,1% 35.875 39% 1%

111 1. Tiền 126.106 3% 93.031 2% 128.906 2% 2.800 2% 0,1% 35.875 39% 0%

120 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - 10.080 0,2% - - 0,0% (10.080) -100% 0%

121 1. Đầu tư tài chính ngắn hạn - 10.080 0,2% - (10.080) -100% 0,0%

130 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 222.032 5% 76.070 2% 209.592 4% (12.440) -6% -0,3% 133.522 176% 3%

131 1. Phải thu khách hàng 51.853 1% 9.246 0,2% 157.629 3% 105.776 204% 2,5% 148.383 1605% 0,0%

132 2. Trả trước cho người bán 164.084 4% 59.025 1% 47.321 1% (116.763) -71% -2,8% (11.704) -20% 0,0%

135 5. Các khoản phải thu khác 6.776 0,2% 9.601 0,2% 6.445 0,1% (331) -5% 0,01%- (3.156) -33% 0,0%

139 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) (681) -0,02% (1.802) -0,04% (1.803) -0,03% (1.122) 165% 0,03%- (1) 0% 0,0%

140 IV. Hàng tồn kho 1.896.836 45% 2.044.069 44% 426.004 8% (1.470.832) -78% -

35,1% (1.618.065) -79% -35%

141 1. Hàng tồn kho 1.896.836 45% 2.044.069 44% 426.004 8% (1.470.832) -78% 35,1%- (1.618.065) -79% 0,0%

150 V. Tài sản ngắn hạn khác 22.607 1% 17.578 0,4% 17.814 0,3% 236 1% 0,0%

158 4. Tài sản ngắn hạn khác 636 0,015% 385 0,01% 933 0,02% 297 47% 0,01% 548 142% 0,0%

200 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 1.918.902 46% 2.401.436 52% 4.783.401 86% 2.864.499 149% 68,4% 2.381.965 99% 51%

210 I. Các khoản phải thu dài hạn 68 0,002% - 0% - 0% (68) 100%- 0,0% - 0%

220 II. Tài sản cố định 1.883.221 45% 2.370.076 51% 4.715.636 85% 2.832.415 150% 67,7% 2.345.560 99% 51%

221 1. Tài sản cố định hữu hình 1.169.867 28% 1.028.380 22% 4.617.104 83% 3.447.237 295% 82,3% 3.588.724 349% 0,0% 222 - Nguyên giá 2.652.826 63% 2.669.214 57% 6.371.168 114% 3.718.342 140% 88,8% 3.701.954 139% 0,0% 223 - Giá trị hao mòn lũy kế (1.482.959) -35% (1.640.834) -35% (1.754.064) -32% (271.105) 18% -6,5% (113.230) 7% 0,0%

224 2. Tài sản cố định thuê tài chính 867 0,02% - - (867) 100%- 0,02%- -

222 - Nguyên giá 1.239 0,03% - - (1.239) 100%- 0,03%- -

223 - Giá trị hao mòn lũy kế (372) -0,01% - - 372

-

100% 0,01% -

227 3. Tài sản cố định vô hình 69.556 2% 65.457 1% 61.415 1% (8.141) -12% 0,19%- (4.042) -6% 0,0%

228 - Nguyên giá 80.386 2% 80.386 2% 80.386 1% - 0% -

229 - Giá trị hao mòn lũy kế (10.830) -0,3% (14.929) -0,3% (18.971) -0,3% (8.141) 75% -0,2% (4.042) 27% 0,0% 230 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 642.931 15% 1.276.239 27% 37.117 1% (605.814) -94%

-

14,5% (1.239.122) -97% 0,0%

240 III. Bất động sản đầu tư - - - - -

250 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 59 0,001% 59 0,001% 59 0,001% - -

258 3. Đầu tư dài hạn khác 59 0,001% 59 0,001% 59 0,001% -

260 V. Tài sản dài hạn khác 35.554 1% 31.301 1% 67.706 1% 32.152 90% 0,8% 36.405 116% 1%

261 1. Chi phí trả trước dài hạn 35.554 0,8% 31.301 1% 67.706 1% 32.152 90% 0,8% 36.405 116% 0,0%

so với cuối năm 2009. Có thể thấy quy mô hoạt động của Công ty đang được mở rộng. Đồng thời quy mô tài sản được dịch chuyển dần từ tài sản ngắn hạn sang tài sản dài hạn.

Biểu đồ 2.1: Quy mô Tổng tài sản [6], [7], [8]

Cuối năm 2010 tài sản ngắn hạn của Công ty trên 782 tỷ giảm 1.485 tỷ tương đương 65% so với cuối năm 2008 và giảm 1.458 tỷ tương đương 65% so với cuối năm 2009. Đối với TSHD của Công ty thì ngược lại là cuối năm 2010 đạt trên 4.783 tỷ đồng chiếm 86% tổng tài sản, tăng 2.864 tỷ đồng tương đương 149% so với cuối năm 2008, tăng gần 2.382 tỷ đồng tương đương 99% so với cuối năm 2009. Đây là kết quả của dự án đầu tư dây chuyền II của Công ty đã hoàn thành và được bàn giao chính thức đưa vào sản xuất ngày 01/12/2010 đưa công suất thiết kế của Công ty từ 1,4 lên 3 triệu tấn xi măng/năm.

So sánh chỉ tiêu tổng tài sản của Công ty chiếm 19% trong tổng tài sản toàn ngành Xi măng chứng tỏ quy mô tài sản của Công ty là rất lớn.

Biểu đồ 2.2: So sánh quy mô tổng tài sản của Công ty với quy mô tổng tài sản toàn ngành Xi măng năm 2010 [11]

Phân tích sự biến động về cơ cấu tài sản:

Theo số liệu bảng phân tích 2.1 và biểu đồ 2.3 cho ta thấy trong cơ cấu tổng TS của Công ty chiếm tỷ trọng chủ yếu vấn là TSCĐ, hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn, tiền và các khoản tương đương tiền.

- Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng trong tổng tài sản nhỏ, các năm 2008, 2009,2010 chiếm tỷ trọng lần lượt là 3%, 2%, 2% điều này chứng tỏ mức độ duy trì tương đối ổn định và không cao, Công ty sử dụng tối đa tiền và các khoản tương đương đương tiền cho hoạt động SXKD.

- Các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty không cao và cũng được duy trì ổn định số liệu cuối các năm 2008, 2009,2010 chiếm tỷ trọng lần lượt là 5%, 2%, 4% cho thấy mức độ bị chiếm dụng vốn của Công ty là thấp và luôn được kiểm soát.

- Hàng tồn kho của Công ty có sự thay đổi một cách nhanh chóng với cuối năm 2008 và cuối năm 2009 đang chiếm tỷ trọng lần lượt là 45% và 44% trong tổng tài sản thì năm 2010 chiếm tỷ trọng là 8% trong tổng tài sản. Xét về tổng thể thì tỷ trọng của hàng tồn kho cuối các năm 2008, 2009 là quá cao, rõ ràng khi tỷ trọng hàng tồn kho chiếm cao trong tổng tài sản chứng tỏ số vốn lưu động của Công ty đang bị ứ đọng trong kho. Xét về tình hình cụ thể tồn kho cuối năm 2010 tồn kho của Công ty chủ yếu là nguyên nhiên vật liệu đầu vào như đá vôi, bi nghiền, than, dầu, vỏ bao...Đến cuối năm 2008, 2009 số liệu hàng tồn kho của Công ty ngoài các nguyên nhiên vật liệu đầu vào thì chiếm 80% là clinker. Clenker là một trong những sản phẩm đầu ra của Công ty nhưng do trong năm 2008, 2009 thiết bị sản xuất clinker dây chuyền I của Công ty bị hỏng có thời điểm phải tạm ngừng sản xuất, trên thị trường lượng tiêu thụ clinker cao Công ty đã nhập kho mặt hàng clinker của các Công ty khác để kinh doanh tiêu thụ tại thị trường của Công ty. Mặt khác cũng do công tác lập kế hoạch, dự toán sử dụng vật tư, vật liệu của Công ty chưa sát với thực tế nên dẫn đến tình trạng tồn kho quá cao, vấn đề này đã được Ban lãnh đạo Công ty kiểm điểm và điều chỉnh trong năm 2010.

- Tài sản cố định trong 3 năm của Công ty đều chiếm tỷ trọng trong tổng tài sản cao, lần lượt là 45%, 51% vào các năm 2008, 2009. Đặc biệt là cuối năm 2010

chiếm 85% tỷ trọng tổng tài sản tăng 150% so với cuối năm 2008 và tăng 99% so với cuối năm 2009. Điều này chứng tỏ cơ sở vật chất được tăng cường, quy mô sản xuất của Công ty được mở rộng cả về chiều sâu và chiều rộng. Đối với doanh nghiệp sản xuất như Công ty CP Xi măng Bút Sơn thì việc tăng máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất là việc quyết định sống còn vì kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng sản phẩm và khả năng tiêu thụ, phân phối sản phẩm của Công ty. Nếu không có lượng máy móc thiết bị chất lượng tốt, quy mô lớn thì không thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của khách hàng với địa bàn kinh doanh rộng lớn của Công ty.

Tỷ lệ của khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn của Công ty so với tổng tài sản là quá nhỏ (0,001% với khoản dầu tư tài chính dài hạn khác) không được thể hiện trong biểu đồ phân tích và đặc biệt là không có sự thay đổi giữa các năm 2008, 2009 và 2010. Kết hợp số liệu sổ theo dõi các khoản đầu tư tài chính của Công ty chứng tỏ Công ty không sử dụng vốn cho hoạt động đầu tư tài chính. Trong điều kiện Công ty đã được cổ phần hóa, nền kinh tế của đất nước đã được hội nhập thì việc đầu tư tài chính chính là cơ hội cần thiết giúp Công ty sử dụng vốn có hiệu quả đồng thời huy động được các nguồn lực kinh tế khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tốt hơn. Do đó, với thực trạng đầu tư tài chính thì Công ty cần xem xét và quan tâm hơn.

Số liệu cuối năm 2010 tài sản ngắn hạn của Công ty giảm nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố hàng tồn kho cụ thể cuối năm 2010 hàng tồn kho của Công ty là 426 tỷ đồng giảm 1.470 tỷ đồng tương ứng với tỷ trọng là 35% trong tổng tài sản năm 2008; giảm 1.618 tỷ đồng tương ứng với tỷ trọng 35% trong tổng tài sản năm 2009. Tài sản dài hạn cuối năm 2010 của Công ty tăng chủ yếu là do yếu tố tài sản cố định của Công ty tăng, cụ thể cuối năm 2010 tài sản cố định của Công ty là 4.715 tỷ đồng tăng 2.832 tỷ đồng tương ứng với chiếm tỷ trọng 68% so với tổng tài sản cuối năm 2008; tăng 2.382 tỷ đồng tương ứng với chiếm tỷ trọng 51% so với tổng tài sản cuối năm 2009.

Phân tích sự biến động về quy mô nguồn vốn: Để phân tích sự biến động về quy mô nguồn vốn, tác giả đã tiến hành so sánh Tổng nguồn vốn cũng như từng khoản mục (Nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu...)của Công ty để thấy được quy mô tăng giảm, mức độ tăng giảm nguồn vốn của Công ty với số liệu cuối năm 2010 so với các cuối năm 2008, 2009 tại bảng 2.2.

Tương ứng với sự gia tăng của tổng tài sản là sự gia tăng của tổng nguồn vốn cuối năm 2010. Tổng nguồn vốn của Công ty cuối năm 2010 tăng lên so với cuối năm 2008, 2009 trong đó đều có sự gia tăng của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

Vốn chủ sở hữu của Công ty cuối năm 2010 là 1.295 tỷ đồng tăng 182 tỷ đồng tương đương với 16% so với cuối năm 2008; tăng 285 tỷ đồng tương đương 28% so với cuối năm 2009.

Nợ phải trả của Công ty cuối năm 2010 là 4.270 tỷ đồng tăng 1.196 tỷ đồng tương đương 39% so với cuối năm 2008; tăng 637 tỷ đồng tương đương 18% so với cuối năm 2009. Như vậy về giá trị tuyệt đối cũng như tỷ lệ tương đối nợ phải trả của Công ty đều tăng so với năm trước và tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của nguồn VCSH chứng tỏ mức độ phụ thuộc vào bên ngoài của Công ty cũng gia tăng.

số TÀI SẢN Cuối năm Cuối năm 2010 so với năm

2008 2009 2010 2008 2009

Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ Số tiền Tỷ lệ trọngTỷ Số tiền Tỷ lệ trọngTỷ

300 A. NỢ PHẢI TRẢ 3.073.857 73% 3.632.614 78% 4.270.330 77% 1.196.473 39% 29% 637.716 18% 14% 310 I. Nợ ngắn hạn 873.611 21% 829.037 18% 1.675.960 30% 802.349 92% 19% 846.923 102% 18% 311 1. Vay và nợ ngắn hạn 517.756 12% 372.608 8% 882.300 16% 364.544 70% 9% 509.692 137% 11% 312 2. Phải trả người bán 235.518 6% 318.676 7% 327.596 6% 92.078 39% 2% 8.920 3% 0,2%

313 3. Người mua trả tiền trước 263 0,01% 1.064 0,02% 668 0,01% 405 154% 0,01%

(396) -37% 0,0% 314 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 12.512 0,3% 8.489 0,2% 24.222 0,4% 11.710 94% 0,3% 15.733 185% 0,3%

315 5. Phải trả người lao động 21.020 1% 32.885 1% 31.369 1% 10.349 49% 0,2%

(1.516) -5% 0%

316 6. Chi phí phải trả 74.744 2% 85.788 2% 98.280 2% 23.536 31% 1% 12.492 15% 0,3%

319 9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 1.818 0,04% 3.978 0,1% 302.523 5% 300.705 16540% 7% 298.545 7505% 6%

323 11. Quỹ khen thưởng phúc lợi 9.980 0,2% 5.549 0,1% 9.002 0,2% (978) -10% -0,02%

3.453 62% 0,1% 330 II. Nợ dài hạn 2.200.246 53% 2.803.577 60% 2.594.370 47% 394.124 18% 9% (209.207) -7% -5% 334 4. Vay và nợ dài hạn 2.200.180 53% 2.803.288 60% 2.593.880 47% 393.700 18% 9% (209.408) -7% -5%

336 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 66 0,002% 289 0,01% 490 0,01% 424 642% 0%

201 70% 0%

400 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.112.626 27% 1.009.650 22% 1.295.387 23% 182.761 16% 4% 285.737 28% 6% 410 I. Vốn chủ sở hữu 1.112.626 27% 1.009.123 22% 1.294.966 23% 182.340 16% 4% 285.843 28% 6%

411 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 908.802 22% 908.802 20% 1.090.562 20% 181.760 20% 4%

181.760 20% 4%

412 2. Thặng dư vốn cổ phần 8.801 0% 8.801 0,2% 45.085 0,8% 36.284 412% 1% 36.284 412% 1%

416 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 38.049 1% (109.678) -2% (2.276) 0,04%- (40.325) -106% -1% 107.402 -98% 2%

417 7. Quỹ đầu tư phát triển 48.923 1% 65.914 1% 84.740 2% 35.817 73% 1%

18.826 29% 0,4%

418 8. Quỹ dự phòng tài chính 7.518 0,2% 7.518 0,2% 7.518 0,1% - -

419 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 32 0,001% - - (32) -100% 0%

-

420 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 100.501 2% 127.766 3% 69.337 1% (31.164) -31% -1% (58.429) -46% -1%

430 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác - 0% 527 0,01% 421 0% 421 0% (106) -20% 0%

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xi măng bút sơn (Trang 64 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w