LAO ĐỘNG
• Sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước đòi hỏi phải có nguồn nhân lực không chỉ về chất lượng số lượng mà còn phải có một cơ cấu đồng bộ. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 ở Kiên Giang: tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên đã liên tục tăng từ 80,2% (năm 1989) lên 91,1% (năm 2009). Tuy nhiên, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn rất thấp. Trong tổng số người từ 15 tuổi trở lên được đào tạo có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp đến trên đại học chỉ đạt gần 5%, của vùng đồng bằng sông Cửu Long có khá hơn cũng chỉ đạt 6,6% và của cả nước là 13,3%..
• Hơn nữa, giữa thành thị và nông thôn còn có khoảng cách lớn về số người được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Đây thực sự là vấn đề đáng báo động đối với lực lượng lao động của cả nước nói chung và của Kiên Giang nói riêng trong công cuộc Công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay, vì lao động thì dồi dào mà trình độ có tay nghề lại quá thiếu
DÂN SỐ VÀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN LAO ĐỘNG LAO ĐỘNG
• Theo số liệu của Sở Lao động –Thương binh và xã hội, trong 4 năm qua toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho gần 115.800 lao động, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm xuống còn dưới 4%. Tuy nhiên, dân số tỉnh ta tham gia lực lượng lao động ngày càng tăng, gây sức ép đáng kể cho nền kinh tế trong việc tạo việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Mỗi năm có khoảng 40.000 người cần việc làm, nhu cầu và năng lực giải quyết việc làm trong tỉnh chỉ được khoảng 30% số này, số lao động còn lại là nguồn cung dồi dào cho nhu cầu sử dụng lao động tại các trung tâm kinh tế lớn cả trong nước và nước ngoài.
DÂN SỐ VÀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN LAO ĐỘNG LAO ĐỘNG
• Tuy nhiên, với thể trạng và trình độ chuyên môn kỹ thuật như hiện nay thì không thể đáp ứng cho các đối tác sử dụng lao động. Do đó, cần phải có chiến lược, chính sách về nâng cao chất lượng dân số như giảm số lượng trẻ em bị dị tật, tăng cường thể chất con
người… và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng để có thể đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng.
DÂN SỐ VÀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN LAO ĐỘNG LAO ĐỘNG