Phương pháp tiến hành:

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự biến đổi chiều dày giác mạc sau phẫu thuật phaco (Trang 29 - 31)

Đối tượng và phương pháp NGHIÊN CứU

2.2.5. Phương pháp tiến hành:

+ Chuẩn bị BN:hỏi bệnh ,tuổi,thời gian bị bệnh,chế độ điều trị.

+Khám lâm sàng: thăm khám trước mổ, lựa chọn bệnh nhân đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu.

+ Xét nghiệm cơ bản trước mổ.

+ Thử chức năng mắt trước mổ:thị lực,nhãn áp.

+ Kháng sinh, chống viêm tại chỗ, tra giãn đồng tử 15 phút/lần ì3 lần, uống thuốc hạ nhãn áp trước mổ.

+ Đánh giá nội mô giác mạc trước mổ bằng máy đếm nội mô Konan SP-8800.

+ Đánh giá chiều dày giác mạc trước mổ bằng máy siêu âm . + Đánh giá mức độ cứng và hình thái đục TTT.

+ Phẫu thuật:

* Tán nhuyễn TTT bằng siêu âm (phacoemulsification), đặt TTT nhân tạo:

Được tiến hành qua đường rạch trực tiếp giác mạc rìa phía thái dương, dài 3,2 mm. Bơm chất nhầy vào tiền phòng, sử dụng kỹ thuật xé bao bằng pince theo đường vòng liên tục (capsulorhexis). Tách nhân bằng nước. Tiến hành tán nhuyễn nhân TTT bằng kỹ thuật Quickchop, sử dụng mức năng lượng là P = 50%, áp lực hút là V = 200 mmHg, lưu lượng dòng chảy trong thì tán nhuyễn nhân là 25 ml/phút, dùng đầu hút để rửa hút sạch chất nhân. Sau đó bơm chất nhầy vào tiền phòng và đặt TTT nhân tạo (loại mềm, chất liệu Acrylic) trong túi bao, dùng đầu hút rửa hút sạch chất nhầy trong tiền phòng. Tất cả đều được tính và ghi lại thời gian sử dụng năng lượng để tán nhuyễn nhân.

+ Sau phẫu thuật: Kháng sinh, chống viêm tại chỗ và toàn thân. + Đánh giá chiều dày giác mạc sau mổ bằng máy siêu âm .

+ Đánh giá nội mô giác mạc sau mổ bằng sinh hiển vi và máy đếm nội mô ở 3 vùng: mép mổ, trung tâm, vùng đối diện.

+Phẫu thuật đều do phẫu thuật viên có kinh nghiệm thực hiện, sử dụng cùng một loại chất nhầy (Hydroxypropylmethylcellulose 2%) và dịch rửa hút (Ringer lactat),đo chiều dày giác mạc được thực hiện bởi cùng 1 nhân viên.

+ Lập phiếu theo dõi trước mổ, sau mổ 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng.

- Các tiêu chuẩn đánh giá:

+ Tình trạng giác mạc qua khám đèn khe : Sơ bộ đánh giá mức độ trong suốt của GM.

+ Mức độ cứng và hình thái đục TTT:

Trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi chia mức độ cứng của nhân TTT làm 2 loại dựa vào màu sắc và hình thái đục [14], [15], [1616], [48]:

* Độ cứng cao: bao gồm những TTT đục nhân ở mức độ 3 theo phân loại của WHO Cataract Grading Group 2002 hoặc mức độ 3 – 4 theo Jaffe, nghĩa là nhân có màu hổ phách hoặc nâu đen.

* Độ cứng thấp: bao gồm những loại còn lại, là những TTT đục nhân ở mức độ 0, 1, 2 theo phân loại của WHO Cataract Grading Group 2002 hoặc mức độ 1, 2 theo Jaffe, nghĩa là nhân có màu vàng xanh hoặc vàng, và các hình thái đục vỏ, đục dưới bao sau, các loại đục TTT bệnh lý.

+ Đánh giá nội mô giác mạc trước và sau mổ bằng máy đếm ở các vùng trung tâm, vùng mép mổ và vùng đối diện:

* Mật độ tế bào (CD).

* Kích thước trung bình của tế bào (AVE). * Tỷ lệ tế bào sáu cạnh(6A).

* Hệ số biến thiên về diện tích tế bào (CV).

* Tỷ lệ phần trăm tế bào bị mất sau phẫu thuật (CL): được tính theo công thức:

CL (%) = ( CDtrước mổ-CDsau mổ)/ CDtrước mổ ì 100

+ Thời gian sử dụng năng lượng tán nhuyễn nhân TTT ở những ca mổ phaco.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự biến đổi chiều dày giác mạc sau phẫu thuật phaco (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w