Bảng 3.26. Đánh giá kết quả chuẩn bị dụng cụ xử lý rác, rơm rạ, phân gia súc, gia cầm bằng chế phẩm EMIC-YTB tại 3 xã Bảng 3.27. Đánh giá kết quả thực hành kỹ thuật làm đống ủ tại 3 xã EMIC-YTB tại 3 xã

Một phần của tài liệu nhận thức, thái độ, thực hành của người dân và sự huy động cộng đồng trong xử lý rác, rơm rạ bằng chế phẩm emic-ytb tại 3 xã, tiền hải, thái bình năm 2011 (Trang 49 - 91)

Chuẩn bị dụng cụ, chọn vị trí làm đống ủ Phương Công (n=49) Tây Ninh (n=48) Vũ Lăng (n=53) SL (%) SL (%) SL (%) Không đạt 5 10,2 3 6,3 1 1,9 Đạt yêu cầu 21 42,9 17 35,4 13 24,5 Tốt 23 46,9 28 58,3 39 73,6

Bảng 3.26 cho thấy người dân tham gia thực hành tạo đống ủ rơm rạ bằng chế phẩm EMIC-YTB đã thực hành chuẩn bị dụng cụ pha chế phẩm EMIC-YTB, bình phun chế phẩm, bừa cào, nilon, bạt che để tạo đống ủ sinh học tại 3 xã Phương Công, Tây Ninh và Vũ Lăng đều đạt yêu cầu và làm tốt. Trong đó người dân tại Vũ Lăng làm tốt đạt 73,6%.

Bảng 3.27. Đánh giá kết quả thực hành kỹ thuật làm đống ủ tại 3 xã

Pha EMIC-YTB, sắp xếp, đảo trộn định kỳ, tưới nước, phủ bạt Phương Công (n=49) Tây Ninh (n=48) Vũ Lăng (n=53) SL (%) SL (%) SL (%) Không đạt 1 2,0 0 0,0 1 1,9 Đạt yêu cầu 14 28,6 11 22,9 8 15,1 Tốt 34 69,4 37 77,1 44 83,0

Bảng 3.27 cho thấy người dân thực hành kỹ thuật làm đống ủ rơm rạ bằng chế phẩm EMIC-YTB đã thực hành pha chế phẩm EMIC-YTB, sắp xếp rác, rơm rạ, phun chế phẩm và đảo trộn định kỳ, tưới nước và phủ bạt đúng yêu cầu. Trong đó tỷ lệ thực hành tốt tại 3 xã Phương Công, Tây Ninh và Vũ Lăng đều đạt từ 69,4% đến 83,0%.

Bảng 3.28. Đánh giá về chất lượng xử lý rác, rơm rạ bằng chế phẩm EMIC-YTB tại 3 xã

Sự hoai mục, tơi xốp của phân vi sinh, màu, mùi, độ ẩm… Phương Công (n=49) Tây Ninh (n=48) Vũ Lăng (n=53) SL (%) SL (%) SL (%) Không đạt 3 6,1 4 8,3 3 5,7 Đạt yêu cầu 9 18,4 7 14,6 5 9,4 Tốt 37 75,5 37 77,1 45 84,9

Đánh giá chất lượng xử lý rác, rơm rạ bằng chế phẩm EMIC-YTB tại 3 xã Phương Công, Tây Ninh và Vũ Lăng tại bảng 3.28 cho thấy chất lượng đống ủ phân vi sinh đạt kết quả cao với đánh giá tốt từ 75,5% đến 84,9%.

Mô hình xử lý rác, rơm rạ bằng chế phẩm sinh học EMIC-YTB làm phân bón vi sinh tại huyện Tiền Hải

Triển khai việc huy động cộng đồng tham gia xử lý rác, rơm rạ bằng chế phẩm sinh học làm phân bón vi sinh tại huyện Tiền Hải được thực hiện theo mô hình dưới đây:

Xây dựng mô hình điểm tại xã Vũ Lăng, huyện Tiền Hải:

- Hợp đồng trách nhiệm với UBND xã: Hợp đồng trách nhiệm thể hiện sự ủng hộ tham gia của các cấp chính quyền xã, các tổ chức hội, đoàn thể xã quyết tâm thực hiện vệ sinh môi trường rác thải và xử lý rơm rạ.

- Tập huấn cán bộ chuyên trách VSMT: Cán bộ chuyên trách nắm chắc được qui trình kỹ thuật, các lợi ích của việc xử lý rác và đảm nhiệm các công việc cụ thể trong truyền thông và hướng dẫn người dân thực hiện.

- Tập huấn với người dân, hướng dẫn kỹ thuật thực hiện làm đống ủ phân vi sinh: Đảm bảo người dân nắm vững kỹ thuật, hiểu được các ưu điểm của xử lý rác, rơm rạ bằng chế phẩm sinh học EMIC-YTB kết hợp với xử lý phân gia súc để làm phân bón vi sinh.

- Theo dõi qui trình đảo trộn và bảo quản đống ủ, đánh giá chất lượng đống ủ: Qui trình thực hiện đống ủ đơn giản và dễ thực hiện nhưng cần đảo trộn và tưới nước để đạt chất lượng cao nhất.

- Đánh giá tổng kết xây dựng mô hình thực hiện 150 đống ủ phân bón vi sinh: Qua tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ chế phẩm EMIC-YTB, truyền thông về vệ sinh môi trường rác thải, rơm rạ để thấy rõ ưu điểm và nhược điểm của mô hình, huy động cộng đồng thực hiện làm 150 đống ủ mẫu có chất lượng.

- Tổ chức hội nghị đầu bờ về xử lý rác, rơm rạ bằng chế phẩm sinh học EMIC-YTB làm phân bón vi sinh tại xã Vũ Lăng: Đối tượng tham gia hội nghị là cán bộ lãnh đạo UBND huyện Tiền Hải, Trường Đại học Y Thái Bình, Sở Y tế Thái Bình, lãnh đạo UBND xã và cán bộ chuyên trách VSMT của 38 xã của huyện Tiền hải, cùng với đại diện 20 người dân trực tiếp làm đống ủ phân bón vi sinh.

Tại hội nghị đầu bờ được triển khai tại xã Vũ Lăng, huyện Tiền Hải sau khi nghe báo cáo kỹ thuật và xem các tờ Poster tuyên truyền hoạt động xử lý rác, rơm rạ của chuyên gia kỹ thuật và nhóm nghiên cứu thực hiện đã thu thập được ý kiến của lãnh đạo Sở Y tế Thái Bình cho rằng “Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn và đặc biệt với nguồn rơm rạ là rất có tính thực tiễn, đảm bảo vệ sinh môi trường tại các hộ gia đình và nhất là việc giảm đốt rơm rạ sẽ làm môi trường không khí trong sạch, giảm khói bụi trong các vụ mùa gặt, giảm các bệnh tật liên quan đến ô nhiễm không khí, hiệu quả của mô hình khá rõ, cần triển khai mở rộng ra các xã và các huyện trong tỉnh”.

Ý kiến của lãnh đạo Trường Đại học Y Thái Bình cũng nhận định như sau “Việc xử lý rác thải sinh hoạt và rơm rạ, dây dưa, dây bí trong nông thôn còn hạn chế, chủ yếu qua việc thu gom rác rồi chôn lấp tại bãi rác phát sinh nhiều ruồi nhặng, chuột…việc đốt rơm rạ, dây dưa, dây bí… ảnh hưởng đến môi trường không khí, Trường Đại học Y Thái Bình nghiên cứu và sản xuất

chế phẩm EMIC-YTB xử lý các nguồn rác thải này là có hiệu quả, mô hình xử lý rác, rơm rạ cần có sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể và cần tiếp tục thực hiện tại nhiều địa bàn trong tỉnh và ngoài tỉnh”.

Trong hội nghị này người dân thực hiện làm đống ủ vi sinh tại xã Vũ Lăng cũng cho các ý kiến rất chân thành: “Tôi nhận thấy ủ rơm rạ cũng đơn giản như làm nấm, mộc nhĩ ! qui trình đơn giản, dễ làm, tôi rất ngạc nhiên là rơm rạ được ủ chỉ sau 7 - 10 ngày là đã mục rồi và điều tôi thích nhất là phân lợn, phân gà được ủ cùng với rác và rơm rạ không còn mùi hôi thối nữa. Tôi dự định sẽ sử dụng thành phẩm phân bón này để bón cho cây màu trong vườn và cây bí được trồng trong vụ tới”.

Sau giai đoạn phát triển mô hình huy động của cộng đồng trong việc xây dựng mô hình xử lý rác, rơm rạ bằng chế phẩm sinh học làm phân bón vi sinh tại xã Vũ Lăng đã được nhân rộng ra 10 xã thuộc huyện Tiền Hải, bước đầu nhóm nghiên cứu đã thực hiện triển khai mô hình với các bước đã thực hiện tại Vũ Lăng, kết quả tại mỗi xã đăng ký thực hiện đã xử lý rác thải sinh hoạt và rơm rạ 30 đống ủ/xã x 10 xã.

Báo cáo tổng kết mô hình xử lý rác sinh hoạt, rơm rạ cấp Huyện. Huy

động cộng đồng tham gia và triển

khai nhân rộng Xã Phương Công Xã Tây Ninh Xã Vũ Lăng Hợp đồng trách nhiệm với UBND xã Tập huấn cán bộ chuyên trách VSMT, các tổ chức đoàn hội của xã

Tập huấn với người dân, hướng dẫn kỹ

thuật

Theo dõi qui trình đảo trộn và bảo quản đống

Đánh giá chất lượng đống ủ

- Hội thảo đầu bờ - Hội thảo rút kinh nghiệm, nêu biện pháp thực hiện

Đánh giá nhận thức, thái độ thực hành

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Mấy năm gần đây, rơm rạ không còn là chất đốt chủ yếu ở nông thôn do các nhiên liệu khác thay thế như: điện, khí gas, than…thay thế; máy cày được thay thế cho con trâu, con bò trên đồng ruộng. Vì vậy, sau mùa gặt rơm rạ không còn được thu gom vận chuyển về nhà như trước đây mà được đốt ngay tại ruộng, hiện tượng này ngày càng phổ biến ở các vùng nông thôn tỉnh Thái Bình.

Đốt rơm, rạ chẳng những lãng phí nguồn nhiên nguyên liệu mà còn gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông (do khói làm cho tầm quan sát bị hạn chế) đồng thời gây tác hại lớn đối với sức khỏe con người. Trẻ em, người già và người có bệnh hô hấp, bệnh mạn tính, dễ bị ảnh hưởng nhất.

Ngoài vấn đề trên, rác thải sinh hoạt cũng là một vấn đề nổi cộm hiện nay. Việc xử lý rác bằng các chế phẩm sinh học nhằm giảm thiểu tác hại của rác thải đối với sức khỏe người dân, môi trường sống là việc cần phải làm ngay.

Việc xử lý rác, rơm rạ bằng chế phẩm sinh học EMIC-YTB đã được triển khai tại 3 xã Phương Công, Tây Ninh, Vũ Lăng huyện Tiền Hải từ tháng 3 năm 2011 đã đạt được một số kết quả khả quan. Chế phẩm này có đặc tính ưu việt là an toàn với môi trường và con người, không tạo ra các chủng vi sinh vật mới gây bệnh. Kích thích cây trồng sinh trưởng phát triển đồng thời đảm bảo sự cân bằng sinh thái. Thành phần và quá trình hoạt động của các vi khuẩn sinh vật trong chế phẩm EMIC. Trong chế phẩm EMIC-YTB có khoảng 80 loài vi khuẩn cả kỵ khí và hiếm khí thuộc 10 chi khác nhau. Chúng bao gồm các vi khuẩn quang hợp (tổng hợp ra chất hữu cơ từ CO2 và H20), vi khuẩn cố định Nitơ (sử dụng chất hữu cơ của vi khuẩn quang hợp để chuyển

N2 trong không khí thành các chất Nitơ), xạ khuẩn (sản sinh chất kháng sinh ức chế vi khuẩn sinh vật gây bệnh và phân giải chất hữu cơ), vi khuẩn lactic (chuyển hóa thức ăn khó tiêu thành thức ăn dễ tiêu), nấm men (sản sinh vitamin và các axit amin). Các vi khuẩn sinh vật trong chế phẩm EMIC tạo ra một hệ sinh thái, hỗ trợ lẫn nhau, cùng sinh trưởng và phát triển [18].

Nhằm đánh giá hiệu quả chương trình này chúng tôi tổ chức nghiên cứu bằng pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng được điều tra nghiên cứu là 456 người chủ hộ gia đình hoặc là lao động chính của gia đình có tuổi từ 24 đến 60 tuổi.

Nghiên cứu được tiến hành tại 03 xã của huyện Tiền Hải là các xã nội đồng đại diện đồng đều cho 3 khu vực của huyện.

Biểu đồ 3.1 cho ta thấy có sự chênh lệch đáng kể trong phân bố giới tính của đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là nam giới chiếm phần lớn (74,1%) cao gấp 3 lần nữ giới, (25,9%), kết quả này là do phần lớn nam giới là chủ hộ gia đình và là lao động chính trong gia đình.

Kết quả của chúng tôi khác với kết quả nghiên cứu của Mai Thế Hưng về thực trạng, nhận thức, thái độ, thực hành của người dân về việc thu gom, xử lý rác thải tại 2 phường thuộc thành phố Thái Bình năm 2010 (nam 44%, nữ 56%). Có sự khác nhau này là do nghiên cứu của Mai Thế Hưng triển khai trên địa bàn 2 phường thuộc Thành phố nên mức sống và nhu cầu sinh hoạt cũng khác với đối tượng trên địa bàn nghiên cứu của chúng tôi [16].

Kết quả của bảng 3.1 cho ta thấy độ tuổi của đối tượng nghiên cứu là từ 24 tuổi trở lên trong đó tập trung nhiều nhất ở nhóm tuổi từ 51 đến 60 tuổi (31,6%). Đối tượng nghiên cứu trong nhóm tuổi từ 24 đến 30 tuổi là nhóm tuổi còn trẻ thường đi làm ăn xa do ở nông thôn công việc chủ yếu làm theo mùa vụ và cũng không hợp với lứa tuổi trẻ ngày nay nên nhóm tuổi này chiếm tỷ lệ ít nhất (3,5%).

Biểu đồ 3.2 cho ta thấy đối tượng trình độ học vấn là THCS ở cả 3 xã có tỷ lệ cao nhất, tại Phương Công là (62,9%); Tây Ninh là (73,8%); Vũ Lăng là (73,7%). Đối tượng có trình độ tiểu học chiếm từ 8,1% đến 10,9%; trình độ THPT chiếm từ 13,5% - 26,5%; trình độ trên THPT chiếm tỷ lệ rất nhỏ từ 1,3% - 4%.

Học vấn của đối tượng có liên quan mất thiết đến nhận thức, thái độ, thực hành của người dân trong việc xử lý rác, rơm rạ tại địa phương. Qua kết quả của biểu đồ trên cho ta thấy trình độ học vấn của đối tượng trong nghiên cứu này là tương đố thấp. Biểu đồ 3.3 chứng tỏ nghề nghiệp chính của người dân tập chung nhiều ở ngành nghề lao động chân tay và được thể hiện rõ nét về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu. Tỷ lệ người dân có nghề làm ruộng tại Phương Công là (81,1%); Tây Ninh (74,6%); Vũ Lăng (75,6%). Tỷ lệ người dân có nghề làm công nhân tại Phương Công là (5,3%), Tây Ninh (8,6%); Vũ Lăng (13,5%). Địa bàn nghiên cứu của chúng tôi phần lớn là trồng lúa và có rất ít nghề phụ cũng như các nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn do đó tỷ lệ đối tượng nghiên cứu là công nhân chiếm tỷ lệ thấp và chủ yếu là nghề phụ xây. Đối tượng làm nghề buôn bán và hưu trí cũng chiếm tỷ lệ thấp (2% - 10,9%).

Do nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu chủ yếu là làm ruộng và không có ngành nghề phụ khác. Chính vì vậy thu nhập của các hộ gia đình trong diện nghiên cứu phần lớn là thấp. Tỷ lệ số hộ gia đình có thu nhập dưới 500.000đ/tháng là (59,9%); tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập từ 500.000đ- 1.000.000đ/tháng là 32,7%; tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập trên 1.500.000đ/tháng chỉ chiếm từ 1,3% đến 4,5% (Bảng 3.3). Như vậy so với thu nhập bình quân đầu người của người dân huyện Tiền Hải năm 2010 là thấp (Theo báo cáo của của UBND xã Tây Ninh năm 2010 là 17.300.000/người/năm).

Người dân nông thôn Việt Nam trước kia phần lớn sử dụng rơm rạ để đun nấu, làm phân chuồng... nên sau vụ thu hoạch, rơm rạ sẽ được tích trữ và sử dụng làm chất đốt hoặc bổ xung vào phân chuồng làm phân bón. Tuy nhiên

hiện nay với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật cùng với mức sống của người dân ngày càng được nâng lên (sử dụng ga, điện, than...), việc sử dụng phân chuồng hiện nay cũng không còn do việc cung cấp phân bón đã được công nghiệp hóa (hiện nay có rất nhiều nhà máy phân bón với dây truyền hiện đại đã cung ứng nhu cầu của người dân). Bởi vậy nhu cầu sử dụng rơm rạ để làm chất đốt của người dân hiện nay là rất ít, trong khi đó số lượng rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch là rất nhiều dẫn đến tình trạng người dân xử lý số rơm rạ này bằng cách đốt tập trung [2], [7].

Bảng 3.4 cho thấy ngoài số rơm rạ nêu trên các hộ gia đình còn thải ra môi trường nguồn rác thải sinh hoạt trung bình 1 - 2 kg/ngày chiếm tỷ lệ (67,5); trong đó Phương Công (68,2%); Tây Ninh (71,8%); Vũ Lăng (62,8%). Số lượng rác thải thải ra từ 2 - 5 kg/ngày chiếm tỷ lệ (30,5%); trong đó Phương Công (29,1%); Tây Ninh (26,2%); Vũ Lăng (35,9%). Số lượng rác thải trên 5 kg một ngày chiếm tỷ lệ nhỏ (2%).

Kết quả bảng 3.5 và biểu đồ 3.4 cho thấy thành phần rác thải chủ yếu của hộ gia đình là thức ăn thừa, cuộng rau... chiếm tỷ lệ cao (75,4%). Các thành phần rác thải khác như phân gia súc, gia cần, đất, gạch xỉ than; rơm rạ, dây dưa, bí, đậu chiếm tỷ lệ từ (17,8% đến 27,4%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ nhóm rác thải là thức ăn thừa, rau phù hợp với kết quả nghiên cứu của Mai Thế Hưng (77,6%).

Xã Phương Công, Tây Ninh, Vũ Lăng là xã thuần nông; tỷ lệ đất nông nghiệp chiếm 91,6%; trong đó người dân làm nghề trồng lúa là chính. Bởi vậy số lượng rơm rạ có trong 1 vụ trồng lúa của 1 hộ gia đình cũng chiếm một số lượng lớn. Bảng 3.6 cho thấy số lượng rác thải từ 2 - 5 tấn chiếm tỷ lệ (58,8%) trong đó Phương Công (62,9%); Tây Ninh (60,4%); Vũ Lăng (53,2%); số lượng rơm rạ trên 5 tấn chiếm tỷ lệ (12,9%); số lượng rơm rạ từ 1 - 2 tấn chiếm tỷ lệ (20,8%). Hộ gia đình có lượng rơm rạ dưới 1 tấn chỉ chiếm (1,5%).

Rác thải sinh hoạt được sinh ra trong quá trình ăn, ở, sinh hoạt, lao động sản xuất của con người và là một trong những nguyên nhân phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, phát sinh ra bệnh tật. Việc giải quyết tốt vấn đề rác thải phụ thuộc rất nhiều các yếu tố trong đó quan trọng nhất là ý

Một phần của tài liệu nhận thức, thái độ, thực hành của người dân và sự huy động cộng đồng trong xử lý rác, rơm rạ bằng chế phẩm emic-ytb tại 3 xã, tiền hải, thái bình năm 2011 (Trang 49 - 91)

w