Giảm tập trung chú ý:

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở lứa tuổi từ 19 đến 29 điều trị nội trú tại bệnh viện tâm thần (Trang 31 - 107)

- Giảm lòng tự trọng, không tự tin vào bản thân

- Bi quan về tương lai .

- Các triệu chứng cơ thể của thời kì toàn phát: Mất ham thích những hoạt động thường ngày là triệu chứng hay gặp nhất, Tiếp đến là thiếu, mất phản ứng cảm xúc với môi trường xung quanh.Rối loạn về ăn uống: giảm, mất cảm giác ngon miệng, sút cân,Giảm hoặc mất hưng phấn tình dục [53], [54], [55].

- Trầm cảm và tự sát:

Ở lứa tuổi từ 19 - 29, trầm cảm không chỉ biểu hiện qua rối loạn cảm xúc (khóc lóc, mất hứng thú, chán nản) mà nó còn có thể biểu hiện qua những hành vi bất thường (ức chế, mệt mỏi khi hoạt động, mất hứng thú với các trò giải trí, xung động, có hành vi hung bạo…) hay những rối loạn cơ thể (đau đầu, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống…).[10], [53].

Một trong những nguyên nhân của trầm cảm ở tuổi 19 - 29 là do ở tuổi này thường dễ cảm thấy thất bại khi không đạt được lý tưởng của cái tôi quá cao. Rối loạn trầm cảm ở lứa tuổi này nếu không được nhận biết và can thiệp kịp thời dễ dẫn tới những ý tưởng tự sát và những hành vi nguy hiểm như: đe dọa, xung đột, đánh cuộc hoặc phó thác vào số phận. Những hành vi này thường thể hiện sự lo âu, sợ hãi sâu sắc và để chống lại sự lo sợ

đó, người bệnh thường có những hành vi dưới nhiều phương diện khác nhau như.[10], [53], [55].

+ Chơi thể thao quá mức.

+ Quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su hoặc các biện pháp tránh thai gây nên nguy cơ mang thai ngoài ý muốn và nguy cơ lây nhiễm HIV hoặc các bệnh truyền nhiễm khác lây qua đường tình dục.

+ Nghiện (ma tuý, rượu, Internet, cờ bạc): Lứa tuổi từ 19 – 29, khi bị trầm cảm, thường có hành vi muốn tìm cách chống lại sự buồn chán, bế tắc và khó chịu, đồng thời muốn tạo ra sự thích thú thoải mái. Nên dẫn đến nghiện. Nghiện là những hành vi nguy cơ đáng lo ngại nhất ở lứa tuổi này: nó ảnh hưởng sâu sắc tới cấu trúc tâm lý sau này ở tuổi trưởng thành[55].

2.6. Các thang đánh giá trầm cảm

Có nhiều thang đánh giá trầm cảm đang được sử dụng như thang phát hiện trầm cảm Beck, thang đánh giá trầm cảm của Hamilton, thang đánh giá trầm cảm của Raskin, thang đánh giá trầm cảm Montgomery Asberge (MADRS). Trong số này có hai thang thông dụng thường được sử dụng ở Việt Nam là thang Beck, thang Zung để đánh giá lo âu (riêng thang Beck và thang zung sẽ được đề cập chi tiết trong phần Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu).

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

ơ

2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu

- Nghiên cứu được tiến hành tại: + Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia + Bệnh viện Tâm thần Hà nội

+ Bệnh viện Tâm thần Trung ương I

- Thời gian nghiên cứu từ tháng 09/2013 đến tháng 01/2014.

2.2. Đối tượng nghiên cứu

2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhânnghiên cứu

Nghiên cứu của chúng tôi bao gồm tất cả các bệnh nhân từ 19 đến 29 tuổi, đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm theo ICD-10 (1992)[12] nằm điều trị nội trú tại VSKTT Quốc gia, BVTT Hà Nội và BVTT Trung ương I từ tháng 09/2013 – 01/2014. Bao gồm các chẩn đoán sau:

* Giai đoạn trầmcảm: gồm 3 mức độ

Trầm cảm nhẹ:

Trầm cảm vừa:

Trầm cảm nặng:

+ Trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần + Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần

*Trầm cảm tái diễn: mục F33 chương F3.Bao gồm các chẩn đoán sau:

 Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện tại giai đoạn nhẹ

 Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện tại giai đoạn vừa

 Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện tại giai đoạn nặng không có các triệu chứng loạn thần.

 Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện tại giai đoạn nặng có các triệu chứng loạn thần.

* RLCXLC hiện tại giai đoạn trầm cảm:gồm các chẩn đoán sau:

 Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm nhẹ hoặc vừa (F31.3).

 Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng không có các triệu chứng loạn thần (F31.4).

 Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng có các triệu chứng loạn thần (F31.5).

* Thời gian nghiên cứu: chúng tôi tiến hành thu thập bệnh nhân từ tháng 09/2013 đến tháng 01/2014.

* Cácbệnh nhân trên đều tự nguyện tham gia vào nhóm nghiên cứu và được sự đồng ý của gia đình bệnh nhân.

2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân

Không đưa vào nghiên cứu những trường hợp sau:

- Bệnh nhân không đồng ý tham gia vào nhóm nghiên cứu - Trầm cảm sau phân liệt.

- Rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm.

- Các bệnh nhân không đáp ứng đủ tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm theo ICD-10.

- Loại trừ những bệnh nhân trầm cảm do căn nguyên thực tổn và nghiện chất. - Bệnh nhân chậm phát triển tâm thần.

- Trầm cảm do thuốc: Một số thuốc có thể gây rối loạn trầm cảm như corticoid, α-Methyldopa ….

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu

- Sử dụng nghiên cứu mô tả cắt ngang, quan sát, mô tả các triệu chứng trầm cảm phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

2.3.2.Cỡ mẫu nghiên cứu

n = 2 2 2 / 1 ) . ( ) 1 ( ε α p p p Z − − Trong đó:

n : là cỡ mẫu nghiên cứu.

p : là tỷ lệ bệnh nhân ởđộ tuổi trưởng thành có rối loạn trầm cảm biểu hiện bằng 3 triệu chứng đặc trưng là: Khí sắc trầm, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng theo nghiên cứu trước đó >90% (2005) [64].

α : ước tính trong nghiên cứu = 0,05 ứng với độ tin cậy là 95%. Z2

1-α/2 : là hệ số tin cậy = 1,96 (với α = 0,05).

ε: khoảng sai lệch mong muốn giữa mẫu và quần thể. Ước tính = 0,95 Do vậy n tối thiểu = 43

Như vậy cỡ mẫu tối thiểu cần thiết cho nghiên cứu này là 43 bệnh nhân. Nghiên cứu của chúng tôi gồm các bệnh nhân tuổi từ 19 – 29, được chẩn đoán là: Giai đoạn trầm cảm, rối loạn trầm cảm tái diễn và rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm, điều trị nội trú tại VSKTT Quốc gia và BVTT Hà Nội từ 09/2013 – 01/2014, tối thiểu phải có từ 45 bệnh nhân trở lên.

2.3.3. Công cụ thu thập thông tin để chẩn đoán và đánh giá

- Bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD - 10F) mục chẩn đoán rối loạn trầm cảm.

- Sử dụng bệnh án nghiên cứu theo mẫu thiết kế chi tiết. - Dùng test Beck để đánh giá mức độ trầm cảm:

Đây là thang đánh giá để khảo sát các RLTC (Beck Depression Inventory - BDI). Thang đánh giá này do A.T. Beck và cộng sự giới thiệu năm 1974 từ những quan sát lâm sàng bệnh nhân trầm cảm, được Tổ chức Y tế Thế

giới (WHO) thừa nhận để đánh giá trạng thái trầm cảm và hiệu quả của các phương pháp điều trị.

Trắc nghiệm có 21 mục, bao gồm 95 mục nhỏ thể hiện trạng thái cảm xúc của đối tượng với 4 mức độ được ghi điểm từ 0 đến 3. Tổng số điểm: 21 x 3 = 63.

Phân tích kết quả: ≤ 13 điểm : Không có trầm cảm 14 - 19 điểm : Trầm cảm nhẹ

20 - 29 điểm : Trầm cảm vừa ≥ 30 điểm : Trầm cảm nặng

- Dùng test Zung để đánh giá lo âu: Trắc nghiệm có 20 mục, thể hiện tình trạng lo âu của đối tượng với 4 mức độ, được ghi điểm từ 1 đến 4. Tổng điểm là 20 x 4 = 80.

Phân tích kết quả: Từ ≥ 50% tổng số điểm, tức là ≥ 40 điểm: có lo âu

≤ 50% tổng số điểm: Không có lo âu.

2.3.4. Các phương pháp thu thập thông tin 2.3.4.1. Phương pháp lâm sàng

° Quan sát đối tượng nghiên cứu về nét mặt, khí sắc, dáng vẻ bên ngoài, điệu bộ, cách ăn mặc, thái độ ứng xử, hành vi, cách giao tiếp.

° Tiếp xúc: phỏng vấn trực tiếp người bệnh, người thân trong gia đình.

- Tiếp xúc với người bệnh để thăm khám lâm sàng, khai thác bệnh sử, các biểu hiện lâm sàng, các vấn đề liên quan đến bệnh, hướng dẫn làm các trắc nghiệm tâm lý.

- Tiếp xúc với người chăm sóc (bố, mẹ, anh chị em, bạn bè thân …) để khai thác về các biểu hiện bệnh, tiền sử và các vấn đềvề gia đình, các vấn đề ở trường học, các biến cố liên quan đến người bệnh và các biểu hiện lâm sàng…..

° Thăm khám thực thể:

- Khám toàn diện các triệu chứng cơ thể, các triệu chứng thần kinh, khám nội khoa đánh giá chức năng các cơ quan.

- Khám tâm thần: Đặc biệt chú ý các rối loạn cảm xúc, tư duy, hành vi ....Trong thời gian nằm điều trị nội trú bệnh nhân được thăm khám mỗi ngày để đánh giá các triệu chứng của bệnh.

°Tham khảo và trao đổi với các bác sỹ khác trong khoa và cán bộ tâm lý về các vấn đề của người bệnh.

2.3.4.2. Phương pháp cận lâm sàng

Sử dụng các trắc nghiệm tâm lý phục vụ cho chẩn đoán bệnh, đánh giá sự tiến triển của bệnh bao gồm:

- Trắc nghiệm Beck: Để đánh giá trầm cảm và các mức độ trầm cảm

- Thang đánh giá lo âu Zung để đánh giá rối loạn lo âu

2.3.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu

- Các biến số độc lập: Tuổi, giới, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, tiền sử, hoàn cảnh kinh tế...

- Các biến số phụ thuộc: các đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm.

2.3.5.1.Biến số khảo sát về đặc điểm chung của bệnh nhân

- Đặc điểm về tuổi

- Đặc điểm về giới: Nam, nữ

- Tình trạng hôn nhân: có gia đình, độc thân, ly hôn, ly thân, goá bụa. - Trình độ học vấn: Đại học - cao đẳng, trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học.

- Đặc điểm về nghề nghiệp: cán bộ công chức, công nhân, nông dân, tự do, sinh viên.

- Tiền sử gia đình: có người bị tâm thần (RLTC, RLCXLC, Tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần khác).

- Đặc điểm về tuổi khởi phát, tuổi tại thời điểm nghiên cứu.

- Thời gian mắc bệnh (từ lúc khởi phát đến thời điểm nghiên cứu): tính bằng năm.

2.3.5.2. Các biến số khảo sát về đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở lứa tuổi 19 – 29

- Lý do đến khám bệnh

- Thời gian từ khi bắt đầu cấc triệu chứng bệnh đến khi biểu hiện bệnh rõ ràng.

- Tính chất khởi phát bệnh cấp tính hay từ từ.

- Các chẩn đoán ở tuyến trước

- Các triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn sớm của bệnh.

Đặc điểm lâm sàng giai đoạn toàn phát;

- Các thể trầm cảm - Các triệu chứng đặc trưng - Các triệu chứng phổ biến - Các triệu chứng cơ thể - Các triệu chứng khác. - Các triệu chứng loạn thần

- Đặc điểm rối loạn giấc ngủ

- Đặc điểm rối loạn hành vi

Đánh giá các biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn toàn phát: Các triệu chứng của trầm cảm (các triệu chứng chủ yếu, các triệu chứng phổ biến, đặc điểm các triệu chứng cơ thể của trầm cảm).

Đặc điểm cận lâm sàng

- Kết quả trắc nghiệm Beck

- Kết quả trắc nghiệm Zung

2.3.5.3. Các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở độ tuổi từ 19 – 29

Các yếu tố chung cho mọi lứa tuổi:

- Tiền sử người mẹ trong quá trình mang thai

- Tiền sử phát triển và bệnh tật, khả năng thích nghi

- Tính cách

- Tiền sử gia đình; Bệnh nặng, mạn tính, bệnh tâm thần

- Tình trạng kinh tế và các mối quan hệ trong gia đình của người bệnh

- Tìm hiểu hoàn cảnh sống; chăm sóc, ngược đãi, phân biệt đối xử, lạm dụng

Các yếu tố liên quan của lứa tuổi nghiên cứu:

- Tìm hiểu các mối quan hệ của người bệnh: Quan hệ với các thành viên trong gia đình, quan hệ với bạn bè thầy cô giáo, quan hệ với đồng nghiệp.

- Các yếu tố liên quan đến nhà trường: áp lực học tập, áp lực liên quan đến các kỳ thi.

- Các yếu tố xã hội: không có việc làm, mất việc làm, thu nhập không ổn định, tính chất công việc căng thẳng…..

- Tìm hiểu một số vấn đề khác; lạm dụng chất gây nghiện, ham mê Internet, các biến cố xảy ra đối với người bệnh (chuyển trường, thất tình ….)

2.4. Phương pháp xử lý số liệu

- Dùng phương pháp thống kê toán học theo chương trình SPSS 16.0 theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới.

- Kết quả thu thập được lập thành bảng, biểu đồ để minh họa.

2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Thông báo rõ mục đích nghiên cứu với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân và chỉ đưa vào danh sách nghiên cứu khi được sự đồng ý của họ.

- Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu và có quyền rút khỏi nghiên cứu không cần phải giải thích lý do.

- Các thông tin do đối tượng nghiên cứu cung cấp được đảm bảo giữ bí mật. - Đây là nghiên cứu mô tả, không can thiệp nên mọi chỉ định dùng thuốc đều do bác sỹ điều trị quyết định theo tình trạng của người bệnh.

- Những kết quả nghiên cứu, ý kiến đề xuất, giải pháp can thiệp được sử dụng vào mục đích nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho lứa tuổi từ 19 – 29.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm giới tính, hôn nhân, trình độ văn hoá, nghề nghiệp

Bảng 3.1: Phân bố giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ văn hoá, nghề nghiệp của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Đặc điểm n % Giới Nam 22 48,9 Nữ 23 51,1 Tình trạng hôn nhân Chưa kết hôn 25 55,6 Đã kết hôn 20 44,4

Ly hôn, ly thân, góa 0 0

Trình độ học vấn Đại học, cao đẳng 24 53,3 Trung học phổ thông 18 40,0 Trung học cơ sở 2 4,0 Tiểu học 1 2,2 Khác 0 0 Nghề nghiệp Cán bộ, công chức 4 8,9

Công nhân lao động 3 6,7

Học sinh, sinh viên 15 33,3

Làm ruộng 10 22,2

Nhận xét:

- Trong số 45 bệnh nhân có 22 bệnh nhân nam (48,9%) và 23 bệnh nhân nữ (51,1%), tỷ lệ nữ/nam là 1/1,05.

Tỷ lệ này chứng tỏ nữ và nam mắc bệnh tương đương nhau.

- Tỷ lệ bệnh nhân chưa có gia đình là: 25 bệnh nhân (55,6%), số bệnh nhân đã kết hôn là 20 (44,4%).

- Nghề nghiệp của nhóm nghiên cứu: bệnh nhân là học sinh – sinh viên có 15 bệnh nhân chiếm tỷ lệ cao nhât (33,3%), tiếp đến là chưa có việc làm có 13 bệnh nhân (32,5%), làm ruộng có 10 bệnh nhân (22,2%), chỉ có 7 bệnh nhân là công nhân và viên chức (15,6%).

- Trình độ học vấn:Gặp nhiều nhất là trình độ Đại học – Cao đẳng: 24 bệnh nhân (53,3%); THPT: Có 18 bệnh nhân (40,0%); THCS: có 2 bệnh nhân (4,0%) và chỉ có 1 bệnh nhân ở trình độ tiểu học

3.1.2. Đặc điểm về tiền sử gia đình có người bị bệnh tâm thần

Bảng 3.2: Đặc điểm về tiền sử gia đình có người bị bệnh tâm thần

Tiền sử gia đình n %

Cha hoặc mẹ ruột 2 4,4

Anh chị em ruột 0 0

Họ hàng 0 0

Tổng 2 4,4

Trong 45 bệnh nhân nghiên cứu chỉ có 4,4% bệnh nhân có tiền sử gia đình liên quan đến rối loạn tâm thần và đều là bố đẻ bị rối loạn tâm thần. Các rối loạn tâm thần đều ở mức độ nhẹ, không điều trị.tại bệnh viện.

3.1.3. Đặc điểm phân bố tuổi phát bệnh lần đầu

Bảng 3.3: Phân bố theo nhóm tuổi phát bệnh lần đầu

Nhóm tuổi Nam Nữ Tổng n % n % n % < 19 3 13,6 1 4,3 4 8,9 19 - 29 19 42,2 22 48,9 41 91,1 Tuổi TB: 24,43 ± 3,49 22,32 ± 3,69 22,40 ± 3,70 p = 0,057 Nhận xét:

- Tuổi trung bình: nam giới là: 24,43 ± 3,49 ; nữ giới là: 22,32 ± 3,69;

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở lứa tuổi từ 19 đến 29 điều trị nội trú tại bệnh viện tâm thần (Trang 31 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w