Phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ theo quý

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG (Trang 63 - 79)

Thu lãi cho vay cầm cố (CVCC) là hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất và doanh thu cũng thường xuyên nhất. Hoạt động thanh toán cũng là hoạt động hoạt

động có thu nhập thường xuyên trong năm vì nhu cầu chi trả của các doanh nghiệp và cá nhân phát sinh nhiều trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thu nhập của hoạt động thanh toán cũng tương đối lớn, đứng thứ hai sau hoạt động thu lãi cho vay cầm cố.

Ngược lại, thu nhập về hoạt động kinh doanh ngoại hối diễn ra thất thường và có chiều hướng gia tăng vào quý cuối năm. Các hoạt động dịch vụ khác tuy có thu nhập đều trong tất cả các quý, nhưng ở quý 4 của năm thu nhập thường cao hơn. Ta có bảng “Thu nhập dịch vụ theo quý” (Bảng 16).

Bảng 16: THU NHẬP DỊCH VỤ THEO QUÝ

ĐVT: 1000đ

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT quận Cái Răng.) Ghi chú: CVCC: Cho vay cầm cố.

KDNH: Kinh doanh ngoại hối. TNBT: Thu nhập bất thường. DV: Dịch vụ.

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Quý CVCC Thanh Toán KD NH TNBT từ DV CVCC Thanh Toán KH NH TNBT từ DV CVCC Thanh Toán KH NH TNBT từ DV Quý 1 11.500 23.500 0 1.500 19.300 10.000 0 670 15.000 12.000 0 810 Quý 2 32.000 25.000 0 1.000 33.200 12.000 615 900 30.000 21.000 0 580 Quý 3 11.000 20.000 0 2.000 25.000 16.000 288 3.000 24.800 17.000 1.000 650 Quý 4 20.500 1.500 23.500 500 24.000 17.000 597 3.200 31.000 83.000 1.500 1.100 Tổng 75.000 83.500 23.500 5.000 101.300 5.500 1.500 7.770 100.800 83.000 2.500 3.140

Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng

Trong hoạt động thanh toán, khoản mục thu phí kiều hối bằng Western Union cũng góp phần tạo nên sự tăng giảm của doanh thu trong hoạt động này. Thông thường hoạt động kiều hối và chuyển tiền từ nước ngoài phát sinh nhiều vào những tháng cuối năm, lúc có số khách hàng ở nước ngoài có nhu cầu chuyển tiền về nước vào dịp giáp tết để người thân mua sắm tiêu dùng. Ta có bảng tổng hợp sau:

Bảng 17: TỔNG HỢP KINH DOANH DỊCH VỤ THEO QUÝ

ĐVT: 1000đ Quý 2004 2005 2006 Quý 1 36.500 29.970 27.810 Quý 2 58.000 46.715 51.580 Quý 3 33.000 44.288 42.650 Quý 4 59.500 44.797 66.600 Tổng 187.000 165.770 188.640

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT quận Cái Răng)

Biểu đồ 10: SO SÁNH TÌNH HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ THEO QUÝ

Nhìn vào bảng tổng hợp về doanh thu dịch vụ của từng quý ta thấy có sự tăng

20000 30000 40000 50000 60000 70000

Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Quý

Số tiền (triệu đồng)

2004 2005 2006

Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng

của các năm thường có doanh thu nhỏ nhất do sau tết nguyên đán khách hàng ít có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Từ quý 2 trở đi tình hình lao động sản xuất kinh doanh đi vào ổn định nên khách hàng có nhu cầu sử dụng các loại dịch vụ trở lại. Tuy nhiên, nhìn vào biểu đồ cho ta thấy, hoạt động kinh doanh dịch vụ có thu nhập không đều ở

các thời điiểm khác nhau trong năm.

3.2.5. Đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh dịch vụ 3.2.5.1. Tỉ lệ % của các khoản mục thu nhập.

Bảng 18: TỈ LỆ PHẦN TRĂM TỪNG KHOẢN MỤC THU NHẬP

ĐVT: 1000đ

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Khoản mục

Số tiền Tỉ lệ % Số tiền Tỉ lệ % Số tiền Tỉ lệ %

Thu lãi CVCC 75.000 40,11 101.300 61,18 100.800 53,21 HĐTT 83.500 44,65 55.000 33,22 83.000 43,81 KDNH 23.500 12,57 1.500 0,91 2.500 1,32 TN BT DV 5.000 2,67 7.770 4,69 3.140 1,66

Tổng 187.000 100,00 165.570 100,00 189.540 100,00

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT quận Cái Răng) Chú thích: CVCC: Cho vay cầm cố.

HĐTT: Hoạt động thanh toán. KDNH: Kinh doanh ngoại hối.

TNBTDV: Thu nhập bất thường dịch vụ. Năm 2004 40.11 44.65 12.57 2.67 Thu lãi CVCC HĐTT KDNHối TN BT DV Năm 2005 61.18 33.22 0.91 4.69 Thu lãi CVCC HĐTT KDNHối TN BT DV

Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng Năm 2006 53.21 43.81 1.32 1.66 Thu lãi CVCC HĐTT KDNHối TN BT DV

Biểu đồ 11: SO SÁNH TỈ LỆ PHẦN TRĂM TỪNG KHOẢN MỤC DỊCH VỤ

Chú thích: CVCC: Cho vay cầm cố. HĐTT: Hoạt động thanh toán. KDNH: Kinh doanh ngoại hối.

TNBTDV: Thu nhập bất thường dịch vụ.

Tỉ lệ phần trăm của khoản mục thu lãi cho vay cầm cố và thu từ hoạt động thanh toán chiếm cao nhất trong các khoản mục thu nhập. Năm 2004, thu lãi cho vay cầm cố

chiếm 40%, thu từ hoạt động thanh toán chiếm 44,6%. Hoạt động thu nhập bất thường từ dịch vụ luôn chiếm tỉ lệ thấp trong các khoản mục thu nhập vì đây là thu nhập bất thường ngân hàng không chủđộng được.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối năm 2004 chiếm 12,4%, đến năm 2005 giảm

đáng kể chỉ còn 1,1% và năm 2006 cũng không tăng nhiều chỉ có 1,5%. Đây là hoạt

động cần phải xem xét lại.

3.2.5.2.Chỉ tiêu lợi nhận ròng / thu nhập (LNR/TN)

Bảng 19: CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN RÒNG / THU NHẬP

ĐVT: 1000đ Chỉ Tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Thu nhập (TN) 187.000 165.570 189.540 Lợi nhuận ròng (LNR) 174.000 160.250 179.840 LNR/TN (%) 93 96 95

Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng

Hoạt động kinh doanh dịch vụ mang lại lợi nhuận cao, chỉ số LNR/TN qua tất cả các năm đều cao. Năm 2004 chỉ số LNR/TN đạt 93%, năm 2005 tăng lên 96% đến năm 2006 tuy có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao là 95%. Điều này chứng tỏ hoạt

động kinh doanh dịch vụ có hiệu quả rất cao.

3.2.5.3. Chỉ tiêu Tổng chi phí/ tổng thu nhập (∑CP / ∑TN) . Bảng 20: TỔNG CHI PHÍ / TỔNG THU NHẬP ĐVT: triệu đồng Chỉ Tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Thu nhập (TN) 187,00 165,57 189,54 Chi phí (CP) 13,00 5,25 97,00 ∑CP / ∑TN (%) 6,95 3,17 5,10

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT quận Cái Răng)

Tỉ lệ ∑CP / ∑TN có xu hương giảm qua các năm, tỉ lệ này cũng tương đối nhỏ. Năm 2004 tỉ lệ ∑CP / ∑TN là 6,95%; đến năm 2005 giảm xuống còn 3,17%, năm 2006 tăng lên 5,1% nhưng vẫn thấp hơn năm 2004.

Tỉ lệ∑CP / ∑TN nhỏ là điều có lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì hoạt động này không cần phải trả lãi như nghiệp vụ huy động vốn hay trích hoa hồng thu nợ như nghiệp vụ cho vay.

3.2.5.4. So sánh kết quả hoạt động dịch vụ giữa chỉ tiêu đặt ra và doanh số thực thu.

Vào đầu mỗi kỳ kinh doanh, do NHNo&PTNT quận Cái Răng là chi nhánh cấp 2 nên hội sở đặt chỉ tiêu cho ngân hàng đạt mức doanh thu dịch vụ hàng năm là 8% trên tổng doanh thu của toàn bộ ngân hàng.

Việc đặt ra chỉ tiêu thu dịch vụ cho NHNo&PTNT là chưa hợp lý. Với một quận vừa mới bước đầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá như Cái Răng thì các dịch vụ

của ngân hàng hiện đại còn khá mới,khách hàng chưa nắm bắt được thông tin và chưa có nhu cầu sử dụng cao.

Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng

Bảng 21: SO SÁNH CHỈ TIÊU VÀ DOANH THU DỊCH VỤ

ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Năm Chỉ tiêu của hội sở (8% doanh thu) Doanh số thực thu Số tiền % 2004 1380,00 187,00 -1193,00 -86,4 2005 1274,24 165,57 -1108,67 -87 2006 1637,36 189,54 -1447,82 -88,4

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT quận Cái Răng)

Thu nhập của ngân hàng về khoản mục kinh doanh dịch vụ là quá thấp so với chỉ tiêu của hội sở đặt ra. Năm 2004 doanh thu thấp hơn 1193 triệu đồng tương ứng 86,4%; năm 2005 không đạt 1180,67 triệu đồng tương ứng 87%. Đến năm 2006, không đạt 1447,82 triệu đồng tương ứng 88,4%. Như vậy, doanh thu của ngân hàng tăng qua các năm nhưng doanh thu về kinh doanh dịch vụ vẫn không tăng theo kịp với tốc độ tăng trưởng của doanh thu toàn bộ ngân hàng, doanh số không đạt tăng lên qua các năm. Nguyên nhân là do những năm qua quận Cái Răng còn đang trong giai đoạn phát triển, kinh tế nông nghiệp vẫn còn chiếm tỉ lệ cao trong tổng thu nhập kinh tế của quận nên hoạt động dịch vụ của ngân hàng còn mang tính chất khởi đầu trong thời kì mới.

3.2.6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ 3.2.6.1. Nhân tố chủ quan 3.2.6.1. Nhân tố chủ quan

Ngân hàng còn hoạt động mang tính lệ thuộc vào ngân hàng cấp trên, nhiều hoạt

động kinh doanh mang tính chất thu hộ và chi hộ, ngân hàng không có những khoản thu nhập này. Các khoản phí thu dịch vụ do ngân hàng cấp trên cố định nên NHNo&PTNT quận Cái Răng khó linh hoạt với khách hàng. Mặt khác ngân hàng chỉ

chú trọng nhiều đến hoạt động cho vay và huy động vốn, hoạt động kinh doanh dịch vụ chỉ được xem là khoản thu nhập phụ của ngân hàng. Dịch vụ chưa được chú trọng

đúng mức là một trong những nguyên nhân làm cho thu nhập về dịch vụ không cao, trong báo cáo tài chính cuối năm để xác định mục tiêu và phương hướng kinh doanh cho năm sau, ngân hàng chỉ nói qua và đa dạng hoá và chú trọng doanh thu dịch vụ

Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng

Ngoài ra, ngân hàng chưa có điều kiện để tiếp cận nhiều hơn với hoạt động dịch vụ.Chẳng hạn như hoạt động kinh doanh ngoại tệ, nguồn ngoại tệ chủ yếu được giao dịch trong trung tâm thành phố, khách hàng của ngân hàng chỉ là các cá nhân có nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ sang tiền Việt Nam rất nhỏ, những khoản tiền lớn của doanh nghiệp thường được giao dịch ở các ngân hàng trung tâm thành phố. Trong lĩnh vực bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng, ngân hàng chưa có đủ năng lực

để bảo lãnh các hợp đồng và các gói thầu lớn vì ngân hàng chỉ là chi nhánh cấp hai. Hoạt động kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT Quận Cái Răng chưa được phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, các loại hình dịch vụ chưa được đa dạng và chưa nâng cao chất lượng dịch vụđối với từng loại khách hàng.

3.2.6.2. Nhân tố khách quan

Các nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ của ngân hàng bao gồm:

- Các ngân hàng hoạt động trong Thành Phố Cần Thơ có các loại hình dịch vụ

rất đa dạng: là nguyên nhân dẫn đến NHNo&PTNT Quận Cái Răng mất nhiều khách hàng. Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ, tính đa dạng và hấp dẫn luôn là yếu tốđể

thu hút khách hàng, các tầng lớp có thu nhập cao trong quận cũng có xu hướng chọn ngân hàng cao cấp hơn

- Hội sở đặt ra tỉ lệ thu nhập và phí thu không phù hợp: Quận Cái Răng là quận

đi lên từ sản xuất nông nghiệp, nhưng hội sở đặt ra cho NHNo&PTNT quận Cái Răng tỉ lệ kinh doanh dịch vụ 8% là không hợp lí. Các khoản phí phải thu ngân hàng cấp trên cũng đặt các mức phí cố định cho toàn hệ thống làm ngân hàng khó linh hoạt đến với từng loại khách hàng, giá mua ngoại tệ của ngân hàng hội sở mua lại của chi nhánh cấp 2 bằng với tỉ giá mua ban đầu của chi nhánh đó làm cho các chi nhánh ngân hàng không có lãi. Năng lực thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của các chi nhánh cũng tuỳ thuộc vào mức độ cấp vốn của ngân hàng cấp trên.

- Khách hàng trong quận chưa ý thức được nhu cầu sử dụng, người dân trong quận chưa quan tâm nhiều đến các loại hình dịch vụ của ngân hàng, chẳng hạn như

dịch vụ mua bảo hiểm, người dân không thấy được lợi ích của bảo hiểm nên không tự nguyện mua trừ khi có sự bắt buộc. Người dân thường kinh doanh nhỏ theo quy mô gia đình nên cũng không cần sựđảm bảo về tài chính của ngân hàng.

Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng

- Kinh tế của quận chưa chuyển đổi hoàn toàn, quận Cái Răng đang trong giai

đoạn phát triển, các dự án đầu tư đang trong giai đoạn đi vào hoạt động nên hoạt

động kinh doanh trên địa bàn quận cũng chưa được ổn định và chưa thể hiện rõ nét nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của dân cư trong quận.

Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng

Chương 4

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIN VÀ GII PHÁP NÂNG CAO

HIU QU HOT ĐỘNG DCH V CA NHNo&PTNT QUN CÁI RĂNG

4.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Thành phố Cần Thơ đang trong xu thế phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá. Hướng đến phát triển Thành phố Cần Thơ từ năm 2004 – 2010 tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, thương mại, nông nghiệp theo cơ cấu sau:

Bảng 22: ĐỊNH HƯỚNG CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ TỪ NĂM 2004 – 2010

Ngành Năm 2004 (%) Năm 2005 (%) Năm 2010 (%)

Thương mại - Dịch vụ 42,82 43,14 53,00 Công nghiệp 38,54 39,59 38,50 Nông nghiệp 19,34 17,37 8,50

Tổng 100,00 100,00 100,00

(Nguồn: Báo thông tin, NHNo&PTNT Việt Nam, Tháng 01 – 2006)

Tỷ trọng nông nghiệp giảm dần theo các năm do quá trình đô thị hoá của Thành phố Cần Thơ là thương mại dịch vụ chiếm cao nhất 53% vào năm 2010. Do đó, các loại dịch vụ của ngân hàng cũng nên thay đổi theo bao gồm cả hoạt động tín dụng, huy động vốn và các dịch vụ khác của ngân hàng. Dịch vụ của ngân hàng ngày đa dạng hơn, phát triển bền vững để phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng. Phát triển dịch vụ thanh toán và kinh doanh ngoại hối là điều kiện cần thiết để hướng đến xây dựng hệ thống dịch vụ của ngân hàng hiện đại. Khi kinh doanh thì bất kì doanh nghiệp nào cũng muốn có lợi nhuận, đối với NHNo&PTNT thì bên cạnh thu lợi nhuận còn có chức năng là nâng cao đời sống dân cư ngày càng tiện lợi. an toàn hơn. Khi kinh tế nông nghiệp không còn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của quận thì ngân hàng cũng phải chuyển hướng kinh doanh theo xu thế mới. Ngày nay ngân hàng không chỉ đơn thuần đóng vai trò hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp mà cần phải mở

Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng

4.2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ TẠI NHNo&PTNT QUẬN CÁI RĂNG DOANH DỊCH VỤ TẠI NHNo&PTNT QUẬN CÁI RĂNG

4.2.1 Thuận lợi

Ngân hàng có đội ngũ cán bộ giỏi, có kinh nghiệm, hầu hết các cán bộ trong ngân hàng đều sinh sống tại quận Cái Răng và Thành phố Cần Thơ, hiểu biết rõ về

tình hình dân cư của quận. Bắt đầu hoạt động từ năm 1988 đến nay, NHNo&PTNT quận Cái Răng đã rất quen thuộc đến người dân, ngân hàng cũng có vị trí tiếp giáp với quận Ninh Kiều, trung tâm của Thành phố Cần Thơ, đây là vị trí khá tốt để ngân hàng hoạt động.

Kinh tế quận Cái Răng đang chuyển dịch sang công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng nông nghiệp sẽ giảm dần trong thời gian tới. Đời sống dân cư cũng sẽ chuyển dần từ

sản xuất nông nghiệp sang tham gia vào các hoạt động kinh tế khác nên có nhu cầu sử

dụng các dịch vụ thông qua ngân hàng nhiều hơn như; chuyển tiền, trao đổi ngoại tệ

hay tham gia nhiều hơn các loại hình bảo hiểm. Hiện tại, vị trí của ngân hàng đang bị

che khuất do chưa mở rộng lộ giới, khi lộ giới được mở rộng ngân hàng sẽ kinh doanh tốt hơn và nằm sát ngay quốc lộ 1, thu hút thêm nhiều khách vãng lai.

4.2.2 Khó khăn

Quận Cái Răng là một quận mới hình thành và đang trong giai đoạn đầu tư của chính phủ, kinh tế phát triển chưa hoàn chỉnh. NHNo&PTNT quận Cái Răng phụ

thuộc nhiều vào ngân hàng cấp trên và khó linh hoạt trong kinh doanh vì chưa phân loại được khách hàng để phục vụ. Hoạt động kinh doanh dịch vụ cũng chưa được đầu tưđúng mức.

Các ngân hàng khác đang kinh doanh trên địa bàn thành phố Cần Thơ và có xu hướng mở rộng mạng lưới tại quận Cái Răng. Mặt khác, các ngân hàng này chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ nhiều hơn, khách hàng của họ nhằm đến là tầng lớp dân cư có thu nhập cao và các doanh nghiệp trên địa bàn quận. Như vậy, người dân có dịp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG (Trang 63 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)