Hệ thống thiết kế nhằm làm lạnh và bảo quản rau quả, trứng ở nhiệt độ thấp, trạng thái lạnh (1 ÷ 10oC)
5.1. Chọn các thông số của chế độ làm việc
1. Chọn phương án làm lạnh gián tiếp với chất tải lạnh là không khí. 2. Chọn tác nhân làm lạnh là amoniăc (NH3)
3. Chọn các thông số làm việc:
a. Chọn nhiệt độ sôi của tác nhân trong buồng bay hơi với hệ thống làm việc trực tiếp.
to = tb - ∆to [4, tr 157]. tb: nhiệt độ trung bình bảo quản, oC ∆to: hiệu nhiệt độ yêu cầu, ∆to = 8÷13oC. Chọn ∆to = 11oC ⇒ to = 1-11 = -10oC b. Chọn nhiệt độ ngưng tụ của tác nhân làm lạnh:
Dàn ngưng tụ dùng nước để làm lạnh, chọn nhiệt độ ngưng của tác nhân và nước làm lạnh theo tiêu chuẩn sau:
+ Nhiệt độ của nước trước khi đưa vào thiết bị ngưng tụ tđ = 26oC. + Nhiệt độ của nước sau khi ra khỏi thiết bị ngưng tụ
tc = tđ + (4÷6oC) [4, tr 158]. tc = 26 + 5 = 31oC
+ Nhiệt độ của tác nhân khi ngưng tụ: tk = tc + (3 ÷ 5oC)
tk = 31 + 4 = 35oC + Nhiệt độ sau lạnh thêm:
tql = tđ + ∆tql ∆tql = (3÷5oC) tql = 26 + 3 = 29 oC + Nhiệt độ hơi hút: th = to + (5 ÷15oC) [4, tr 161]. = -10 + 5 = -5oC 5.2. Tính và chọn thiết bị chính 5.2.1. Tính và chọn máy nén
- Áp suất ngưng tụ pk của NH3 ở nhiệt độ tk là pk = 1,35 (Mpa) [4, tr 322]. - Áp suất bay hơi của NH3 ở nhiệt độ to là Po= 0,29 (Mpa)
Tỉ số nén δ: = = 01,,3529 =4,66 o k p p δ < 9
Như vậy ta chọn máy nén lạnh một cấp.