Chiến lược phát triển nguồn lực tài chính 1 Mục tiêu phát triển nguồn lực tài chính

Một phần của tài liệu KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2006-2020 (Trang 26 - 27)

8.1. Mục tiêu phát triển nguồn lực tài chính

Chiến lược phát triển nguồn lực tài chính đóng vai trò quan trọng để xây dựng và phát triển Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn thu nhằm đảm bảo các mục tiêu gồm: (i) đủ kinh phí chi thường xuyên cho hoạt động của trường, trong đó không ngừng nâng cao thu nhập cho giảng viên và cán bộ, công chức; (ii) tăng cường chi cho các hoa ̣t đô ̣ng nâng cao chất lượng đào ta ̣o, NCKH và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ; và (iii) đáp ứng nhu cầu chi đầu tư phát triển. Các nguồn thu cần huy động:

- Học phí;

- Nguồn thu từ hoạt động NCKH, đào tạo ngắn hạn, sản xuất kinh doanh, dịch vụ; - Nguồn thu từ các dự án, trong đó có dự án giáo dục đại học mà trường đang tích cực tham gia;

- Ngân sách Nhà nước cấp, trong đó chủ yếu cho đầu tư phát triển;

- Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, đầu tư tài chính, lãi tiền gửi ngân hàng;

- Nguồn viện trợ từ các dự án hợp tác quốc tế;

- Nguồn huy động từ xã hội, gồm: vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của giảng viên - cán bộ công chức, vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, tài trợ từ các doanh nghiệp và đóng góp từ cựu sinh viên.

8.2. Chỉ tiêu phát triển nguồn lực tài chính

- Hàng năm, nguồn kinh phí chi thường xuyên tăng tối thiểu là 10%;

- Nguồn thu học phí tăng bình quân 10% mỗi năm, đạt tỉ lệ từ 70% đến 80% nguồn thu đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên;

- Nguồn thu từ các hoạt động NCKH, đào tạo ngắn hạn, hoạt động sản xuất kinh doanh, tư vấn, dịch vụ đóng góp từ 20%-30% tổng số nguồn thu tài chính;

- Đảm bảo được nguồn vốn chi đầu tư phát triển trên 1.500 tỷ trong giai đoạn 2006- 2020 để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới trường; vốn huy động từ xã hội chiếm tỷ lệ tối thiểu 10% tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản (Bảng 31 và 32).

8.3. Giải pháp phát triển nguồn lực tài chính

- Kiến nghị được phân cấp quản lý tài chính và tài sản theo hướng tăng cường quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm đối với trường đại học trọng điểm;

- Đa dạng hóa nguồn tài chính; khai thác triệt để các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất của trường;

- Đề xuất điều chỉnh khung học phí theo hướng xác định đầy đủ chi phí đào tạo, kết hợp triển khai một cách tích cực các chính sách liên quan tín dụng đào tạo, cấp học bổng, miễn giảm học phí;

- Liên kết với các doanh nghiệp trong đào tạo, đáp ứng nhu cầu của xã hội và doanh nghiệp;

- Tăng cường, mở rộng các hoạt động khoa học công nghệ, hoạt động dịch vụ; hình thành thêm một số tổ chức hoạt động kinh tế, dịch vụ để tăng cường nguồn thu cho hoạt động của trường. Phấn đấu để có nguồn thu ngày càng tăng từ hoạt động NCKH;

- Lập dự án giáo dục đại học, tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ từ Ngân hàng Thế giới nhằm nâng cao năng lực đào tạo và NCKH;

- Lập dự án đầu tư xây dựng mới trường; xây dựng chính sách thu hút vốn đầu tư, đảm bảo đáp ứng được nguồn kinh phí xây dựng mới trường. Đề xuất Chính phủ có cơ chế đặc biệt về cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản, về huy động vốn hợp tác đầu tư, xã hội hóa. Xây dựng các công trình ban đầu và hoạt động có hiệu quả để thu hút đầu tư các cá nhân, đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước;

- Triển khai Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Hoàn chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ theo nghị định 43, xác định rõ nguồn vốn dành cho xây dựng cơ bản. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đối với các đơn vị trực thuộc;

- Tìm kiếm các đối tác tổ chức các hoạt động liên doanh, liên kết, đầu tư tài chính nhằm tăng thêm nguồn thu;

- Đẩy mạnh liên kết và HTQT để tranh thủ các nguồn vốn từ bên ngoài;

- Đẩy mạnh việc phân cấp quản lý theo hướng tăng cường tính tự chủ và chịu trách nhiệm cho các đơn vị trong trường. Tiến hành khảo sát nhu cầu chi quản lý hành chính, để làm cơ sở khoán kinh phí cho các đơn vị, tiết kiệm tối đa chi phí quản lý hành chính.

Phần IV

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

Một phần của tài liệu KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2006-2020 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w