Biện pháp 3: Vận dụng kế toán quản trị trong công tác quản lý:

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp thiết kế - tư vấn xây dựng thủy lợi 3 (Trang 106 - 110)

II. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí

3. Biện pháp 3: Vận dụng kế toán quản trị trong công tác quản lý:

3.1. Định giá dự thầu:

Là một Xí nghiệp trực thuộc Công ty Tư vấn Xây dựng Thuỷ lợi I, bên cạnh việc thực hiện các công trình mà công ty giao cho thì Xí nghiệp còn tiến hành nhận các công trình từ bên ngoài theo phương thức đấu thầu. Theo phương thức này, để trúng thầu một công trình nào đó thì Xí nghiệp phải đưa ra một mức giá sao cho vừa bù

đắp được các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện công trình nhưng đồng thời cũng mang lại cho Xí nghiệp một mức lợi nhuận hợp lý. Đến đây thì kế toán quản trị mới thực sự phát huy vai trò của mình, kế toán quản trị giúp cho nhà quản lý xác

định được một phạm vi giá linh hoạt. Trên cơ sởđó, nhà quản lý có thể đưa ra giá trúng thầu mà vẫn làm tăng thêm lợi nhuận của Xí nghiệp. Để xác định được phạm vi giá linh hoạt thì nhà quản lý phải căn cứ vào phiếu định giá sản phẩm. Dưới đây là mẫu phiếu định giá sản phẩm mà Xí nghiệp có thể tham khảo:

Bảng 4: Phiếu định giá sản phẩm

3.2. Ra quyết định kinh doanh:

Căn cứ vào thời gian hiệu lực, thời gian ảnh hưởng và thực hiện quyết định kinh doanh cũng như nguồn tài trợ cho các quyết định này, có thể chia quyết định kinh doanh làm hai loại:

- Quyết định kinh doanh ngắn hạn:

Đây chính là các quyết định kinh doanh mà thời gian hiệu lực, thời gian ảnh hưởng cũng như thời gian thực hiện thường dưới một năm và thông thường các quyết định này gắn liền với nguồn tài trợ ngắn hạn. Thuộc quyết định này gồm có: các quyết

PHIU ĐỊNH GIÁ SN PHM

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : XXX Chi phí nhân công trực tiếp : XXX Biến phí sản xuất chung : XXX Biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp: XXX

Biến phí đơn vị (chi phí nền) : XXX —> Giá nền

Phần tiền tăng thêm : XXX

Giá bán : XXX —> Giá đỉnh

Phạm vi giá linh hoạt

định về giá…Có thể nói, các quyết định ngắn hạn này chủ yếu là các quyết định chiến thuật trong kinh doanh.

Để có thể cung cấp thông tin cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn, thì nhà quản lý có thể sử dụng một số kỹ thuật của kế toán quản trị như:

Ø Vận dụng lý thuyết thông tin thích hợp.

Việc vận dụng lý thuyết thông tin thích hợp để ra các quyết định sản xuất kinh doanh có thể được xem là khâu quan trọng và có ý nghĩa bao trùm nhất. Vì việc nhận diện các thông tin thích hợp ngoài việc giảm thiểu được thời gian và chi phí cho việc thu thập và xử lý thông tin, còn có tác dụng hạn chế tình trạng quá tải về

thông tin dẫn đến việc đưa ra các quyết định sai lầm vì tình trạng bị nhiễu thông tin một khi nhà quản lý phải đứng trước một khối lượng thông tin rất lớn, phong phú và có những tác động ảnh hưởng khác nhau.

Để nhận diện thông tin thích hợp, nhà quản lý có thể tiến hành theo các bước sau: + Bước 1: Tập hợp tất cả các thông tin liên quan đến thu nhập, chi phí của

các phương án đang được xem xét.

+ Bước 2: Loại bỏ các khoản chi phí chìm, là những khoản chi phí đã chi ra trong quá khứ và không thể tránh được.

+ Bước 3: Loại bỏ các khoản thu nhập và chi phí giống nhau ở các phương án kinh doanh.

+ Bước 4: Phần thông tin còn lại sau khi đã được loại bỏở bước 2 và bước 3 là thông tin thích hợp làm nền tảng cho việc so sánh đánh giá để

ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu. Kết thúc bước này, kế toán quản trị sẽ cung cấp cho nhà quản lý một bảng tóm tắt thông tin thích hợp, là một căn cứđáng tin cậy trong việc ra quyết định kinh doanh.

Ø Tiếp cận các tình huống kinh doanh để ra quyết định ngắn hạn bằng một bản dự toán thu nhập theo hình thức số dưđảm phí.

Kết quả về chỉ tiêu số dư đảm phí là mối quan tâm chủ yếu của nhà quản lý cho việc quyết định kết cấu có lợi nhất giữa các nhân tố giá bán, chi phí bất biến, chi phí khả biến và doanh thu.

Vì vậy, việc sử dụng bản dự toán thu nhập theo hình thức số dư đảm phí, trong đó trình bày chi phí theo mô hình ứng xử của nó là một công cụ định lượng hữu hiệu đối với việc ra quyết định kinh doanh.

Đây là các quyết định chiến lược mà thời gian hiệu lực, thời gian ảnh hưởng cũng như thời gian thực hiện quyết định thường kéo dài trên một năm, đòi hỏi một lượng vốn khá lớn. Vì vậy, để ra quyết định tài chính đúng đắn, nhà quản lý thường dựa vào sự phân tích các dự toán vốn, thông qua việc sử dụng một số chỉ tiêu cơ

bản để thẩm định hiệu quả tài chính của dự án đầu tư như:

· Chỉ tiêu hiện giá thu nhập thuần (NPV: Net Present Value)

· Tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR: Internal Rate of Return)

· Kỳ hoàn vốn (PP: Pay Period)

· Chỉ số lợi nhuận (P/I: Profitability Index hay B/C: Benefit/Cost)

v Lập các báo cáo bộ phận:

Để phân tích hoạt động của các bộ phận khác nhau trong tổ chức, đánh giá thành quả của bộ phận và người quản lý ở từng bộ phận cũng như trên phạm vi của toàn doanh nghiệp, thì kế toán quản trị có thể giúp nhà quản lý giải quyết các vấn đề trên bằng việc lập ra các báo cáo bộ phận. Báo cáo bộ phận giúp cho nhà quản lý xác

định được các mặt còn tồn tại và các khả năng còn tiềm ẩn ở từng bộ phận trong tổ

chức, từđó đề ra các biện pháp khắc phục, các phương án hoạt động cũng như các quyết định kinh tế thích hợp. Tại Xí nghiệp Thiết kế – Tư vấn Xây dựng Thuỷ lợi 3, mỗi phòng thiết kế có thể lập cho mình một báo cáo bộ phận. Báo cáo này có thể

giúp cho các trưởng phòng biết được các khoản chi phí trực tiếp phát sinh ở phòng thiết kế do mình quản lý, từ đó đề ra được các biện pháp quản lý chi phí hiệu quả. Các báo cáo này thường

được lập theo cách ứng xử của chi phí vì cách này có tác dụng thiết thực, giúp cho việc phân tích, đánh giá các mặt hoạt động của từng phòng thiết kế và của toàn Xí nghiệp nói chung. Các báo cáo có thểđược lập như sau:

Bảng 5: Báo cáo bộ phận theo cách ứng xử của chi phí Các bộ phận Chỉ tiêu Toàn Xí nghiệp P.Thiết kế 1 P.Thiết kế 2 P.Thiết kế CN 1. Doanh thu: 2. Biến phí: - CP nguyên vật liệu trực tiếp - CP nhân công trực tiếp - Biến phí sản xuất chung - Biến phí quản lý doanh nghiệp 3. Số dưđảm phí: 4. Định phí chung: - Định phí sản xuất chung - Định phí quản lý doanh nghiệp 5. Lợi nhuận: 3.3. Quản lý chi phí:

Trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt, khi mà các biện pháp nhằm tăng lợi nhuận bằng cách gia tăng sản lượng, gia tăng giá bán là vô cùng khó khăn và rất ít khả thi, không muốn nói đôi khi chạy theo sự tăng trưởng qui mô là một việc làm

đầy mạo hiểm, vì nó có thể trở thành một con dao hai lưỡi, đe doạ đến sự “sống còn” của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, thì việc kiểm soát chi phí và tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất được xem là con đường duy nhất để nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp. Nhưng đây cũng là một bài toán khó đặt ra cho doanh nghiệp. Muốn thực hiện được điều này, đòi hỏi Xí nghiệp phải xây dựng được cho mình một định mức chi phí hợp lý. Trên cơ sở định mức chi phí được lập, kế toán tiến hành so sánh với chi phí thực tế phát sinh, phân tích sự biến động và làm rõ nguyên nhân gây ra sự biến động đó. Từđó, nhà quản lý có thểđề ra các biện pháp quản lý chi phí thích hợp và hiệu quả.

Bảng 6: Phân tích biến động chi phí thực tế so với chi phí kế hoạch Chênh lệch Khoản mục chi phí Kế hoạch Thực tế +/- % 1. Chi phí NVLTT 45.500.000 54.206.000 + 8.706.000 + 19,13 2. Chi phí NCTT 110.300.000 90.196.000 - 20.104.000 - 18,23 3. Chi phí SXC 300.000.000 289.624.000 - 10.376.000 - 3,46 Tổng giá thành 455.800.000 434.026.000 - 21.774.000 - 4,78

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp thiết kế - tư vấn xây dựng thủy lợi 3 (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)