Phương pháp này được thực hiện bằng cách cho thêm non - ionic vào trong dung dịch protein. Người ta thường sử dụng Dextrans, Acetone, Ethanolvà
Polyethylenglycols. Khi thêm vào, số lượng các phân tử nước có thể tương tác được với protein giảm xuống. µi = µi 0 + RT (ln mi + fii mi + fij + mj) Trong đó µi 0
: điện thế hóa học chuẩn của phần tử i. µi: điện thế hóa học của phần tử i. R: hằng số khí. T: nhiệt độ tuyệt đối. mi, mj: nồng độ molar của phần tử i và j. fii: hệ số tương tác của phần tử i. fij: hệ số tương tác giữa phần tử i và j.
Khi protein tồn tại ở nồng độ cao hay pH môi trường vượt ra ngoài điểm đẳng điện mới xảy ra quá trình tương tác giữa các cấu tử trong protein.
Muốm thêm loại non – ionic polymer nào vào trong dung dịch protein tùy thuộc vào trọng lượng phân tử của protein đó. Cũng tương tự như tủa protein bằng phương pháp điểm đẳng điện . Tại 1 giá trị pH nào đó (sau khi thêm non – ionic polymer) thì khả năng hòa tan của protein cũng giảm xuống. Các dung môi khác ít sử dụng vì khó thao tác và có thể gây biến tính protein.
Chú ý:
- Nhiệt độ thấp làm tăng hiệu quả tủa và giảm sự biến tính protein. - Nồng độ ion: 0.05 – 0.2.
- Đối với chất tan có trọng lượng phân tử càng cao thì lượng dung môi cần cho quá trình tủa càng ít . Theo Scopes (1982), khi bắt đầu tủa protein bằng Acetone, nên tuân theo công thức sau:
[(v/v) %] = 1.8 - 0.12 ln [MW] Trong đó:
(v/v)% là thể tích dung môi cần cho quá trình tủa – tính theo % MW: trọng lượng phân tử của chất tan
Nếu trong hỗn hợp có sự hiện diện của hai protein, tính tan của protein này sẽ giảm vì sự hiện diện của protein kia.
Thuận lợi của phương pháp tủa bằng cách sử dụng non – ionic polymers là protein sản phẩm bền và có thể sử dụng ở nhiệt độ phòng.