Máy chủ ứng dụng/ máy chủ đặc tính (AS/FS)

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp điện tử viễn thông tổng quan chuyển mạch mềm và giải pháp của các hãng (Trang 56 - 60)

Máy chủ đặc tính là một máy chủ ở mức ứng dụng, chứa một loạt các dịch vụ của doanh nghiệp. Chính vì vậy nó còn được gọi là máy chủ ứng dụng thương mại. Do hầu hết các máy chủ tự quản lý các dịch vụ và truyền thông qua mạng IP nên chúng không ràng buộc nhiều với chuyển mạch mềm về việc phân chia hay nhóm các thành phần ứng dụng.

Các dịch vụ bổ sung có thể trực thuộc Call Agent, hoặc cũng có thể thực hiện một cách độc lập. Những ứng dụng này giao tiếp với Call Agent thông qua các giao thức như: SIP, H.323,… Chúng thường độc lập với phần cứng nhưng lại yêu cầu truy nhập cơ sở dữ liệu đặc trưng.

Chức năng của máy chủ đặc tính

Xác định tính hợp lệ và hỗ trợ các thông số dịch vụ thông thường cho hệ thống đa chuyển mạch. Một vài ví dụ về các dịch vụ đặc tính :

Hệ thống tính cước - Call Agents sử dụng các bản ghi chi tiết cuộc gọi (CDR). Chương trình CDR có rất nhiều đặc tính, chẳng hạn khả năng ứng dụng tốc độ dựa trên loại đường truyền, thời điểm trong ngày… Dịch vụ này cho phép khách hàng truy nhập vào bản tin tính cước của họ thông qua cuộc gọi thoại hay yêu cầu trang Web.

H.323 Gatekeeper - dịch vụ này hỗ trợ định tuyến thông qua các miền khác nhau (các mạng khác nhau). Mỗi miền có thể đăng ký số điện thoại và số truy nhập trung kế với Gatekeeper thông qua giao thức H.323. Gatekeeper sẽ cung cấp dịch vụ định tuyến cuộc gọi (và chuyển dịch sang dạng số) cho mỗi đầu cuối H.323. Gatekeeper còn có thể điều khiển tính cước và quản lý băng thông cho chuyển mạch mềm.

VPN - Dịch vụ này sẽ thiết lập mạng riêng ảo cho khách hàng với các đặc tính sau :

- Băng thông xác định ( thông qua mạng thuê riêng tốc độ cao) - Đảm bảo QoS.

- Nhiều tính năng riêng theo tiêu chuẩn. - Kế hoạch quay số riêng.

- Bảo mật các mã thoại được truyền dẫn.

Đặc tính hệ thống

- Yêu cầu CPU tiện ích cao ( phụ thuộc vào các ứng dụng). - Bộ nhớ lớn với độ trễ thấp.

- CPU có khả năng mở rộng để đáp ứng cho việc nâng cấp dịch vụ và lưu lượng. - Đặt một vài cơ sở dữ liệu trong máy chủ.

- Dung lượng đĩa lớn, tùy thuộc vào đặc tính của ứng dụng. Chẳng hạn như dung lượng 100GB- 2TB cho ngân hàng thư thoại.

CHƯƠNG 4. CÁC GIAO THỨC TRONG CHUYỂN MẠCH MỀM

Trong mạng điện thoại công cộng hiện nay có hai hệ thống báo hiệu đang được sử dụng, đó là báo hiệu kênh liên kết và báo hiệu kênh chung SS7. Mạng thế hệ mới ngoài các dịch vụ truyền thống như thoại/fax còn cung cấp các dịch vụ dữ liệu, do đó đòi hỏi phải có các giao thức báo hiệu mới. Hệ thống chuyển mạch mềm có kiến trúc phân tán, các chức năng báo hiệu và xử lý báo hiệu, chuyển mạch, điều khiển cuộc gọi được thực hiện bởi các thiết bị nằm phân tán trong cấu hình mạng. Để có thể tạo ra các kết nối giữa các đầu cuối nhằm cung cấp dịch vụ, các thiết bị này phải trao đổi các thông tin báo hiệu với nhau. Cách thức trao đổi thông tin báo hiệu được quy định bởi các giao thức báo hiệu.

Các giao thức báo hiệu chính sử dụng trong các hệ thống chuyển mạch mềm là: • H.323

• SIP (Session Intiation Protocol) • SIGTRAN

• MGCP (Media Gateway Control Protocol) • MEGACO (Media Gateway Controller)

Các giao thức này có thể phân thành hai loại: - Giao thức ngang cấp: H323, SIP - Giao thức chủ tớ: MGCP, MEGACO

Vai trò của từng giao thức trên được minh hoạ trên hình vẽ sau:

SIP,H323 sip SIP MGCP MEGA CO MGCP MEGACO H323,SIP MGCP MEGACO RTP,RTCP RTP,RTCP S D H E W L E T T P A C K A R D S u r e S t o r eA u t o l o a d e r D L T 7 1 8 MGC MS AS TGW Sigtran MGCP MEGACO PSTN signaling,SS7 TDM S D MGC M¹ng IP SIPphone AG SG

Hình 4.2: Các giao thức cơ bản ứng dụng trong mạng ứng dụng softswitch

• Giao thức ngang cấp H.323, SIP được sử dụng để trao đổi thông tin báo hiệu giữa các MGC, giữa MGC và các Server.

• Giao thức chủ tớ MGPC, MEGACO là giao thức báo hiệu điều khiển giữa MGC và các Gateway (trong đó MGC điều khiển Gateway).

• Giao thức SIGTRAN là giao thức báo hiệu giữa MGC và Signalling Gateway. Các giao thức ngang cấp thực hiện chức năng mạng ở cấp cao hơn, quy đinh cách thức giao tiếp giữa các thực thể cùng cấp để cùng phối hợp thực hiện cuộc gọi hay các ứng dụng khác. Trong khí đó các giao thức chủ tớ là sản phẩm của việc phân bố không đồng đều trí tuệ mạng, phần lớn trí tuệ mạng được tập trung trong các thực thể chức năng

điều khiển (đóng vai trò là master), thực thể này sẽ giao tiếp (điều khiển) với thực thể khác qua giao thức chủ tớ nhằm cung cấp dịch vụ.

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp điện tử viễn thông tổng quan chuyển mạch mềm và giải pháp của các hãng (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w