Qua phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty Honda Motor trong những năm qua cho ta thấy nhu cầu về vốn của công ty là rất lớn nhưng vốn lưu động thường xuyên lại không đáp ứng đủ nhu cầu.
Do vậy mà dẫn tới Công ty phải huy động các nguồn vốn bên ngoài để trang trải cho nhu cầu về vốn lưu động. Mức vốn lưu động thiếu hụt gây nên tình trạng công nợ lớn. Để tránh tình trạng này khi xây dựng định mức vốn lưu động Công ty nên căn cứ vào tình hình cụ thể năm trước của Công ty xây dựng một định mức vốn lưu động phù hợp với thực trạng tài chính của doanh nghiệp không gây ra tình trạng thiếu vốn lưu động. Đồng thời phải xây dựng định mức vốn lưu động cho từng quý, từng tháng để có kế hoạch sản xuất phù hợp không gây lãng phí trong kỳ.
Trong khi vốn lưu động của Công ty vẫn bị thiếu thì công ty vẫn bị các đối tượng khác chiếm dụng, đây là điều không hợp lý. Vì vậy công tác thu hồi công nợ trong thời gian tới cần được tiến hành kiên quyết. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên xem xét lại công nợ đối với từng đối tượng khách hàng. Nếu khách hàng có uy tín thấp, doanh nghiệp muốn bán chịu cũng không nên quá rộng rãi để tránh rủi ro. Để có chính sách tín dụng thương mại hợp lý doanh nghiệp cần thẩm định kỹ mức độ rủi ro hay uy tín của
khách hàng. Cần đánh giá kỹ ảnh hưởng của chính sách bán chịu đối với lợi nhuận của doanh nghiệp.
Để đánh giá mức độ rủi ro có thể gặp trong việc bán chịu sản phẩm doanh nghiệp có thể xem xét trên các khía cạnh như mức độ uy tín của khách hàng, tình trạng tài chính tổng quát của công ty, giá trị của tài sản dùng để đảm bảo tín dụng. Nói chung đối với mỗi chính sách bán chịu doanh nghiệp cần đánh giá kỹ theo các thông số chủ yếu sau đây:
- Số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ được. - Giá bán sản phẩm.
- Các chi phí phát sinh thêm cho việc tăng các khoản nợ. - Các khoản giảm giá chấp nhận.
- Thời gian thu hồi nợ bình quân đối với các khoản nợ. - Dự đoán số nợ phải thu của khách hàng.
Các biện pháp giải quyết và hạn chế khoản phải thu khách hàng:
- Tạo hình ảnh tốt cho doanh nghiệp mình trong việc đáp ứng các nhu cầu cho khách hàng như: hàng chất lượng, giao đúng hẹn…từ đó khách hàng sẽ dễ dàng nảy sinh thiện chí trong giao dịch với doanh nghiệp mình.
- Giảm giá bán đối với khách hàng đặt mua với số lượng lớn, hoặc thanh toán sớm - Nhắc nhở, đốc thúc khách hàng về các khoản nợ của họ đối với doanh nghiệp của mình khi đến hạn.
- Thỏa thuận thanh toán bằng các nguyên vật liệu nếu doanh nghiệp không đủ tiền mặt để thanh toán nhưng lại có nguyên vật liệu lưu trữ trong kho, nó giúp cho doanh nghiệp nợ giải quyết được một phần vốn tồn kho và giúp cho doanh nghiệp mình tiết kiệm được một phần chi phí khi mua nguyên vật liệu ở ngoài với điều kiện là các doanh nghiệp dùng chung nguyên vật liệu.
- Nếu doanh nghiệp nợ mình quá nhiều mà không đủ khả năng thanh toán thì ta có thể sử dụng khoản nợ đó để góp vốn vào doanh nghiệp đó.
- Nên kiểm trả mức độ uy tín và khả năng thanh toán của doanh nghiệp họ trước khi tiến hành bán nợ.
- Đối với các khoản nợ khó đòi thì nên sử dụng các biện pháp như giảm và giãn nợ nếu khả năng thanh toán của doanh nghiệp gặp khó khăn, bán nợ cho các doanh nghiệp mua nợ, sử dụng công cụ pháp luật
- Đồng thời vốn lưu động trong khâu dự trữ cũng làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm đi. Khi xác định nhu cầu sản xuất trong thời gian đầu của năm sau Công ty nên xác định mức dự trữ sao cho phù hợp và giải phóng nhanh chóng số tài sản dự trữ nếu có thừa.
Như đã phân tích ở phần II tình hình hàng tồn kho của Công ty là rất lớn ( năm 2007 là 10,056,486 ngàn USD ; năm2008 là 12,112,526 ngàn USD và năm 2009 là 12,812,798 ngàn USD). Do đó, nó làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Năm 2007 ta thấy hiệu quả sử dụng vốn giảm đi. Nguyên nhân chính là do vốn lưu động dự trữ nhiều không có khả năng sinh lời. Cho nên, Công ty cũng cần phải rút kinh
nghiệm tính toán dự trữ tồn kho hợp lý vừa giảm chi phí lưu kho vừa tránh tình trạng số hàng tồn quá thời hạn sử dụng, gây thiệt hại lớn về vốn cho doanh nghiệp.
Để một cơ cấu hàng tồn kho hợp lý cần dựa vào một số căn cứ sau: Đối với tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu thường phụ thuộc vào: - Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ thường xuyên nguyên vật liệu. - Khả năng cung ứng nguyên vật liệu của thị trường.
- Chu kỳ giao hàng quy định trong hợp đồng giữa Công ty với người cung cấp nguyên vật liệu.
- Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp . - Giá cả các loại nguyên vật liệu được cung ứng.
- Đối với tồn kho thành phẩm và hàng hóa chờ tiêu thụ phụ thuộc:
+ Sự phối hợp giữa khâu mua hàng với khâu tiêu thụ, sản xuất với tiêu thụ. + Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp với khách hàng.
+ Khả năng xâm nhập và mở rộng thi trường tiêu thụ sản phẩm của công ty … Tóm lại, qua việc phân tích, đánh giá cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty có tiến triển tốt trong năm 2008, nhưng đến năm 2009 thì lại giảm sút nghiêm trọng. Công ty phải nắm bắt những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình để từng bước có những chính sách thích nghi phù hợp với chúng nhằm cơ hội phát triển cao hơn nữa. Và một điều quan trọng nhất khi xây dựng hay tổ chức thực hiện bất kỳ một giải pháp nào, một chương trình kế hoạch nào của Công ty thì điều cơ bản là phải tính toán cân đối sao cho chi phí bỏ ra phù hợp với điều kiện tài chính mang lại hiệu quả chính đáng.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt quyết liệt, muốn tồn tại và chủ động bảo đảm quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một cách liên tục, nhịp nhàng, doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định. Bên cạnh đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một đề tài mang tính thời sự cấp bách, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp.
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đang trong tình trạng thiếu vốn sản xuất vì vậy doanh nghiệp luôn tìm cách sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh là một vấn đề bao quát, rộng và khó về lý luận và thực tiễn. Do vậy, trong phạm vi chuyên đề này trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, đồ án đã hoàn thành những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
Trình bày những lý luận chung nhất về vốn kinh doanh, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, cấu trúc vốn và những tác động của nó. Đây chính là cơ sở lý luận cho những phân tích tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Giới thiệu sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty Honda Motor. Đánh giá tình hình hoạt động và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh chung của doanh nghiệp trong năm 2007-2009 chung.
Đi sâu vào phân tích vốn cố định, vốn lưu động của ty và biện pháp hoàn thiện cấu trúc vốn của doanh nghiệp trong năm 2007-2009.
Do kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên đồ án này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp chân thành của giảng viên, để đề tài của nhóm em được hoàn thiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Võ Văn Nhị (2007), Báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải.
2. Đặng Kim Cương (2008), Nguyên Lý Kế Toán Mỹ, nhà xuất bản Thống Kê. 3. www.tailieu.vn
4. www.sinhviennganhang.com.vn 5. www.finance.yahoo.com